Chưa đến 2 tuần, dịch Covid-19 lan ra 44 tỉnh, thành Thái Lan
Tỉnh trưởng tỉnh Samut Sakhon, điểm nóng trong đợt bùng phát dịch tại Thái Lan, là một trong những ca nhiễm mới nhất. Đến nay, dịch đã lan ra 44 tỉnh, thành ở nước này.
Thái Lan đang trải qua những ngày căng thẳng nhất từ sau khi dịch Covid-19 bùng phát vào giữa tháng này.
Cho đến nay, 44 tỉnh thành (so với tổng số 76 đơn vị hành chính cấp tỉnh của Thái) báo cáo các ca nhiễm mới, theo báo Khaosod .
Trước đó, báo Bangkok Post ngày 25/12 cho biết dịch bệnh xuất hiện ở 31 tỉnh thành. Điều này cho thấy mức độ lây lan nhanh chóng của dịch chỉ trong khoảng thời gian ngắn.
“Nếu chúng ta không làm gì, biểu đồ (ca bệnh) sẽ tăng vọt vào giữa tháng tới”, ông Taweesin Visanuyothinr, người phát ngôn Trung tâm Quản lý Tình hình Covid-19, nói.
Tỉnh trưởng tỉnh Samut Sakhon, ông Veerasak Vijitsaengsri (bên trái, đeo kính) là ca mắc Covid-19 mới nhất vừa được phát hiện. Ông đứng cạnh Bộ trưởng Y tế Cộng đồng Anutin Charnvirakul trong một hoạt động hôm 27/12. Ảnh: Khaosod.
Video đang HOT
Tâm điểm của đợt bùng phát dịch lần này là tỉnh Samut Sakhon. Từ ngày 17/12 đến nay, tỉnh này ghi nhận hơn 1.548 ca nhiễm mới. Hiện tại, tổng số ca nhiễm của cả Thái Lan là 6.285, theo số liệu mới nhất của Đại học John Hopkins.
Trong ngày 28/12, Trung tâm Quản lý Tình hình Covid-19 Thái Lan cho biết 144 ca mắc mới được phát hiện, phần lớn là lây nhiễm trong cộng đồng.
Bộ trưởng Y tế Cộng đồng Thái Lan Anutin Charnvirakul hôm 28/12 cho biết ông Veerasak Vijitsaengsri, tỉnh trưởng tỉnh Samut Sakhon, đã được xác nhận dương tính với Covid-19, theo báo Khaosod.
Bản thân ông Anutin cũng vài lần tiếp xúc gần với vị tỉnh trưởng những ngày gần đây. Đợt bùng phát dịch xuất phát từ một chợ tôm ở tỉnh Samut Sakhon. Số ca mắc mới được phát hiện mỗi ngày.
Ông Veerasak là quan chức cấp cao nhất của Thái Lan nhiễm virus corona tính đến nay.
“Khi tỉnh trưởng bị nhiễm, tôi cũng có nguy cơ”, ông Anutin nói. Ông có kết quả xét nghiệm âm tính hôm 28/12.
Giới chức y tế xác định được ít nhất hai cụm lây nhiễm trong đợt bùng phát đang diễn ra. Đó là chợ tôm ở Samut Sakhon và ổ cờ bạc ở Rayong.
Lao động nhập cư đứng trước chợ tôm đã bị đóng cửa ở Samut Sakhon. Ảnh: Reuters.
Bắt đầu từ ngày 28/12, nhiều địa điểm ở trung tâm Rayong được lệnh đóng cửa cho đến khi có thông báo mới.
Các đối tượng trong phạm vi lệnh này là quán rượu, trường học, trung tâm chăm sóc trẻ em và người già, tiệm massage, phòng gym, cơ sở làm đẹp, hồ bơi, bảo tàng, trung tâm thương mại và cửa hàng bách hóa.
Thái Lan dọa kiện mạng xã hội
Thái Lan yêu cầu các mạng xã hội xóa những bài đăng chỉ trích chế độ quân chủ, nếu không sẽ đối mặt hành động pháp lý.
Bộ trưởng Kinh tế Kỹ thuật số Thái Lan Buddhipongse Punnakanta hôm qua lệnh cho các cơ quan chức năng xác định các thông tin "không phù hợp" và chọn ra 114 bài viết chủ yếu được đăng trên các mạng xã hội như Facebook, Twitter và YouTube, có thể vi phạm Đạo luật Tội phạm Máy tính.
"Tất cả bằng chứng sẽ được thu thập và nộp cho tòa án vào ngày mai", ông Buddhipongse đăng Facebook tối 12/8. "Một khi tòa án ra lệnh, phán quyết sẽ được chuyển đến ba nền tảng mạng xã hội nói trên. Nếu trong vòng 15 ngày, các tài khoản không bị đóng hoặc các bài đăng không bị xóa, chúng tôi sẽ ngay lập tức thực hiện các hành động pháp lý".
Facebook, Twitter và Google (chủ sở hữu YouTube) chưa bình luận về cảnh báo của chính phủ Thái Lan.
Quốc vương Thái Lan Maha Vajiralongkorn và Hoàng hậu Suthida. Ảnh: Reuters.
Chuyên gia Anon Chawalawan thuộc tổ chức tư vấn pháp lý iLaw cho biết chính phủ Thái Lan từng tìm kiếm sự hợp tác với Facebook để xóa các bài đăng bị cho là xúc phạm chế độ quân chủ. Tuy nhiên, hành động pháp lý trước đây thường nhắm vào người dùng hơn là nền tảng mạng xã hội.
"Facebook là nhà cung cấp dịch vụ nên họ có thể xem xét các yêu cầu của chính phủ phù hợp với các nguyên tắc quốc tế về nội dung bị coi là thù hằn hoặc kích động bạo lực", Anon nói. "Có thể do nội dung chính trị hiện tại ở cấp độ cao hơn nên chính phủ đe dọa hành động pháp lý chống lại các công ty mạng xã hội, dù có thể có hậu quả liên quan đến các quy định về doanh nghiệp quốc tế".
Theo luật, tiền phạt khi vi phạm luật này tối đa là 200.000 baht (6.440 USD) và tiền phạt hàng ngày không quá 5.000 baht (161 USD) cho mỗi bài đăng, ông cho hay.
Thái Lan ban hành luật khi quân, cấm xúc phạm hoặc nói xấu nhà vua, hoàng gia. Người vi phạm có thể bị phạt tù tới 15 năm.
Động thái của chính phủ Thái Lan diễn ra khi hàng nghìn sinh viên Thái Lan biểu tình đòi Thủ tướng Prayuth Chan-ocha từ chức và kêu gọi cải cách chế độ quân chủ. Đây là đoàn biểu tình thứ ba phá vỡ điều cấm kỵ hàng thập kỷ qua ở nước này khi thách thức vai trò và quyền lực của hoàng gia.
Thái Lan cho phép mở cửa các trường học, cảnh báo làn sóng lây nhiễm thứ hai Sau 78 ngày không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới nào trong cộng đồng và ngày thứ hai hoàn toàn không ghi nhận bất kỳ trường hợp nào nhiễm bệnh . Ngày 11/8, Văn phòng Ủy ban Giáo dục cơ bản (OBEC) của Thái Lan đã gửi thư cho tất cả cơ sở giáo dục trên cả nước, thông báo về việc có...