Chưa đầy 30 tuổi nhưng khả năng cao bị bệnh gút, nếu bạn cứ tiếp tục 3 thói quen “bức tử” cơ thể
Bệnh gút ngày càng trẻ hóa và có tỷ lệ tăng cao vào mùa hè là do bắt nguồn từ nhiều thói quen không lành mạnh.
Vào những ngày nắng nóng, khi nhiệt độ tăng mạnh cũng là lúc nhiều người thích ăn các món ăn đậm gia vị như thịt nướng, kèm theo đó là một chai bia mát lạnh. Mặc dù cảm giác ăn uống kiểu này rất sảng khoái nhưng lại rất dễ gây ra nhiều bệnh.
Trang Kknews đưa tin, Tiểu Hoa (30 tuổi) ở Trung Quốc liên tục ăn hải sản nướng và uống bia lạnh trong suốt một tuần. Đột nhiên, vào lúc nửa đêm, cô cảm thấy các đốt ngón tay, ngón chân sưng và đau dữ dội. Sau khi nhập viện, cô được chẩn đoán mắc bệnh gút.
Tiểu Hoa bị bệnh gút khi còn rất trẻ.
3 thủ phạm khiến tỷ lệ mắc bệnh gút tăng cao
Gút là căn bệnh hình thành do sự các tinh thể urat trong các mô cơ thể, thường xảy ra trong hoặc xung quanh khớp, dẫn tới viêm khớp gây ra đau đớn dữ dội. Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh gút là do sự dư thừa axit uric trong máu. Trong khi đó, axit uric được tạo ra từ quá trình phân hủy purin, được tìm thấy trong một số loại thực phẩm đặc biệt.
1. Uống quá nhiều đồ lạnh
Mùa hè là thời điểm nhiều người thích tiêu thụ các thức uống mát lạnh như bia, nước ngọt đi kèm với thịt nướng. Mặc dù việc ăn uống này rất ngon miệng, nhưng tiêu thụ thường xuyên như vậy sẽ làm tăng gánh nặng trao đổi chất ở thận, từ đó gây ra suy giảm chức năng trao đổi chất của cơ thể, khiến việc bài tiết axit uric ở thận kém đi. Khi hàm lượng axit uric trong cơ thể tăng lên, rất dễ gây ra bệnh gút.
2. Tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa hàm lượng purine cao
Chất lượng cuộc sống của người dân không ngừng tăng cao khiến tiêu chuẩn ăn uống cũng được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, có một số thực phẩm đặc biệt chứa hàm lượng purine cao, có thể khiến nồng độ axit uric trong máu tăng như là thịt đỏ, nội tạng động vật, cá có hàm lượng chất béo cao ( cá mòi, cá trích), súp lơ, nấm…
Tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa purine sẽ gây ra bệnh gút.
Những thực phẩm này nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, tiêu hóa, bài tiết của thận, làm rối loạn chức năng phân hủy axit uric, gây ra bệnh gút.
3. Thay đổi nhiệt độ đột ngột
Khi nhiệt độ bên ngoài cao, cơ thể đang mất đi một lượng nước bởi mồ hôi, nếu đột ngột chuyển vào môi trường lạnh như điều hòa sẽ dễ khiến cho máu dễ tạo ra các tinh thể kết tủa trong khớp, gây ra bệnh gút. Đây là một trong những lý do khiến ngón chân dễ bị gút nhất, vì nhiệt độ ở ngón chân thấp hơn nhiều vùng khác trên cơ thể. Ngoài ra, bàn tay cũng là nơi có nhiệt độ thấp nhưng lại ít có khả năng bị gút hơn.
Video đang HOT
Làm thế nào để đối phó với bệnh gút hiệu quả?
Để phòng ngừa bệnh gút, người trẻ nên chủ động phòng tránh thông qua một số cách sau:
Hạn chế việc tiêu thụ bia lạnh và đồ nướng vào mùa hè để phòng tránh bệnh gút.
1. Ăn uống lành mạnh
Để đối phó với bệnh gút một cách hiệu quả, bạn cần kiểm soát chế độ ăn uống của mình. Trước tiên, hãy giảm lượng thức ăn giàu chất béo và purine cao. Một chế độ ăn lành mạnh, ít muối, ít dầu, ít đường, nhiều trái cây và rau quả tươi sẽ giúp ổn định axit uric của cơ thể. Đặc biệt cần hạn chế tiêu thụ rượu bia, đồ uống có cồn.
2. Sử dụng thuốc hợp lý
Một khi được chẩn đoán mắc bệnh gút, bạn không được phép tự ý mua thuốc về uống mà cần phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Nếu uống thuốc một cách tùy tiện sẽ gây ra những tác dụng phụ khiến tình trạng bệnh nặng thêm.
3. Uống nhiều nước
Bổ sung cơ thể đầy đủ nước có thể làm giảm nguy cơ bị bệnh gút tấn công và giảm các cơn đau ở các khớp. Đồng thời, uống nhiều nước cũng sẽ giúp cơ thể bài tiết lượng axit uric dư thừa. Cần lưu ý rằng nên bổ sung nước lọc thay vì các loại thức uống chứa ga hoặc cồn khác.
4. Duy trì cân nặng phù hợp
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng béo phì cũng là một trong những yếu tố nguy cơ đối với bệnh gút. Vì vậy, việc duy trì cân nặng phù hợp sẽ giúp làm giảm lượng axit uric trong máu, tăng sức chịu đựng của các khớp hơn.
Để con đầu óc minh mẫn đi thi, bố mẹ cần chú ý những thực phẩm bổ não nào?
Những thực phẩm dễ kiếm như trái cây, trứng, cá, các loại hạt... là nguồn dinh dưỡng thiết yếu để giữ trí não luôn khỏe mạnh, minh mẫn.
Khi bộ não phải tập trung làm việc lâu, tình trạng căng thẳng, mệt mỏi tất yếu sẽ xảy ra mà không có loại thuốc nào có thể chữa trị được.
Để trí não hoạt động minh mẫn, khỏe mạnh, cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
Tuy nhiên, nếu có chế độ dinh dưỡng hợp lý, sức khỏe não bộ sẽ được cải thiện, thúc đẩy sự tập trung và kéo dài tình trạng minh mẫn lâu hơn.
Dưới đây là những thực phẩm bổ dưỡng rất tốt cho não:
Cá có dầu
Những loại cá béo/cá dầu như cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi hoặc cá cơm... có chứa lượng omega-3 rất cao, thứ mà bộ não cần hàng ngày. Chất này giúp xây dựng các màng bao quanh mỗi tế bào trong cơ thể, bao gồm cả các tế bào não. Do đó, có thể giúp cải thiện cấu trúc của các tế bào não (tế bào thần kinh).
Các nghiên cứu cho thấy DHA có thể giúp tăng cường trí nhớ và kỹ năng nhận thức. Đặc tính chống viêm của omega-3 cũng hỗ trợ những người bị tăng động giảm tập trung - ADHD.
Theo báo cáo của Viện Y tế Quốc gia Mỹ, phụ nữ trưởng thành cần khoảng 1,1g omega-3/ngày. 3 ounces (khoảng 28g) cá hồi hoang dã chứa khoảng 1,24g DHA và 0,35g EPA (2 loại omega-3 có trong hải sản).
Các loại hạt
Các loại hạt như hạt điều, hạnh nhân, óc chó, hạt dẻ, đậu phộng, đậu nành... là một nguồn cung cấp chất béo và protein thực vật có lợi cho cơ thể. Ăn nhiều các loại hạt có thể tốt cho não, vì những thực phẩm này có chứa axit béo omega-3 và chất chống oxy hóa.
Đặc biệt quả óc chó ngoài khả năng chống viêm rất tốt, nó còn là nguồn dinh dưỡng có lợi duy nhất của axit alpha linolenic (ALA). Điều này có nghĩa loại quả này giúp cho máu lưu thông tốt, từ đó cho phép phân phối oxy đến não một cách hiệu quả.
Các loại hạt cũng là nguồn chứa nhiều vitamin E chống ô xy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi stress oxy hóa gây ra bởi các gốc tự do. Khi một người già đi, não của họ có thể tiếp xúc với dạng stress oxy hóa này và do đó vitamin E có thể hỗ trợ sức khỏe não bộ ở tuổi già. Một đánh giá năm 2014 cũng cho thấy, vitamin E cũng có thể góp phần cải thiện nhận thức và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Rau màu xanh đậm
Các loại rau xanh đậm như rau cải xoăn, cải bó xôi, rau ngót, cải xoong... là những thực phẩm bổ não tuyệt vời. Chúng đầy vitamin, khoáng chất, chất xơ và các chất dinh dưỡng chống lại bệnh tật, rất cần cho hệ thần kinh khỏe mạnh.
Sô cô la đen
Sô cô la đen chứa hàm lượng cacao nhiều hơn những loại sô cô la khác. Trong cacao có chứa flavonoid, một loại chất chống oxy hóa. Não rất dễ bị stress ô xy hóa, điều này góp phần làm suy giảm nhận thức liên quan đến tuổi tác và các bệnh về não. Vì vậy, chất chống oxy hóa đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe của não.
Một số nghiên cứu trước đây cho thấy thành phần flavonoid của sô cô la có thể đảo ngược các vấn đề về trí nhớ ở ốc sên. Và nghiên cứu mới nhất năm 2018 ở người cũng cho thấy, sô cô la đen có tác dụng hỗ trợ tăng cường trí não. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp hình ảnh để xem xét hoạt động trong não sau khi những người tham gia ăn sô cô la với ít nhất 70% cacao và cho biết, sô cô la đen có thể cải thiện độ dẻo dai của não, điều này rất quan trọng cho việc học và cũng có thể cung cấp các lợi ích khác liên quan đến não.
Dầu ô liu và dầu hạt lanh
Các nhà nghiên cứu về thần kinh đã phát hiện ra rằng dầu ô liu và hạt lanh được đánh giá cao nhất trong não của bạn. Những loại dầu này chứa nhiều chất dinh dưỡng chống lão hóa như omega-3 và vitamin E. Dầu ô liu cũng rất giàu chất béo không bão hòa đơn, một loại chất béo tốt cho tim cũng như cho não.
Quả mọng
Giống như sô cô la đen, nhiều loại quả mọng có chứa chất chống oxy hóa flavonoid. Chất chống oxy hóa giúp giảm viêm và stress oxy hóa. Các chất chống oxy hóa trong quả mọng bao gồm anthocyanin, axit caffeic, catechin và quercetin.
Một đánh giá năm 2014 của các nhà khoa học đã lưu ý rằng các hợp chất chống oxy hóa trong quả mọng có nhiều tác động tích cực đến não, bao gồm: Cải thiện giao tiếp giữa các tế bào não, giảm viêm, tăng độ dẻo, giúp các tế bào não hình thành các kết nối mới, tăng cường học tập và trí nhớ, giảm hoặc trì hoãn các bệnh thoái hóa thần kinh liên quan đến tuổi và suy giảm nhận thức.
Các loại quả mọng giàu chất chống oxy hóa tốt cho não gồm: Dâu tây, dâu đen, quả việt quất, quả dâu tằm...
Nước
Nước vô cùng quan trọng đối với sức khỏe não bộ. Nên bắt đầu ngày mới bằng một ly nước và kết thúc một ngày với một tách trà thảo dược.
Theo nhà các nhà khoa học, nước lấp đầy khoảng trống giữa các tế bào, giúp tạo protein và hấp thụ chất dinh dưỡng, cũng như loại bỏ các chất thải. Chỉ giảm lượng nước từ 2 đến 4% cũng đã khiến não mất cân bằng, gây ra các phản ứng chậm trễ, đau đầu, thay đổi tâm trạng và nghiêm trọng hơn thế nữa.
Lượng DHA trong nước (ngoại trừ nước tinh khiết) khá dồi dào nên việc uống đủ số lượng nước là có thể cung cấp phần lớn nhu cầu về chất này của cơ thể.
Trứng
Trứng được nhiều người thưởng thức cho bữa sáng, trứng có thể là một thực phẩm bổ não hiệu quả, vì đây là nguồn tốt của các vitamin nhóm B như: Vitamin B6, vitamin B12, acid folic (vitamin B9)... Nghiên cứu gần đây cho thấy, những vitamin này có thể ngăn ngừa co rút não và trì hoãn sự suy giảm nhận thức.
Quả bơ
Bơ chứa nhiều chất béo không bão hòa có lợi cho sức khỏe. Ăn chất béo không bão hòa đơn có thể làm giảm huyết áp, trong khi đó huyết áp cao có sự liên kết với suy giảm nhận thức. Do đó, bằng cách giảm huyết áp, chất béo không bão hòa trong bơ có thể làm giảm nguy cơ suy giảm nhận thức.
6 loại thực phẩm tuyệt vời giúp giảm đau khớp Thấp khớp là tình trạng do rối loạn tự miễn mà cơ thể tự tấn công làm viêm quá mức các khớp, theo Natural News. Rượu ớt có thể điều trị viêm khớp rất hiệu quả mà không gây tác dụng phụ - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Bệnh thấp khớp tấn công niêm mạc khớp và gây sưng đau làm dày lớp này...