Chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không có thực sự hiệu quả?
Không ít người mách nhau dùng lá trầu không chữa đau mắt đỏ, vậy chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không có thực sự hiệu quả?
Dịch đau mắt đỏ đang bùng phát trên cả nước, vì thế mà không ít người truyền tai nhau phương pháp dùng lá trầu không để rửa mắt. Vậy nhưng có nên dùng lá trầu không để trị đau mắt đỏ không?
Chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không có thực sự hiệu quả?
Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời ThS.BS Nguyễn Quang Dương – Phụ trách khoa Ung bướu Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết, lá trầu không còn được gọi là trầu cay, trầu lương, thổ lâu đằng.
Cây trầu không thuộc họ hồ tiêu và có tên khoa học là Piper betle L, thân leo và có cành hình trụ, rễ cây bén ở các mấu, lá trầu không mọc so le, hình tim tròn đôi khi không cân xứng.
Cây trầu không ưa ẩm môi trường bazơ và ánh sáng nên phát triển mạnh vào mùa mưa ẩm khoảng từ tháng 5 đến tháng 8.
Trong 100g lá trầu không có thành phần như năng lượng: 44 kcal, nước: 85,6g, protein: 3,1g, lipid: 0,8g, muối khoáng: 2,3g, chất xơ: 2,3g, cacbohydrat: 6,1g, canxi: 0,5g, sắt: 0,007g, vitamin A: 2,5mg.
Chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không có thực sự hiệu quả?
Ngoài ra, lá trầu còn chứa một số dưỡng chất như vitamin nhóm B, acid ascorbic, carotene, tinh dầu.
Video đang HOT
Không ít người truyền tai nhau mẹo chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng biện pháp này.
Bài viết của ThS.BS. Nguyễn Quang Dương – khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết, dù sử dụng lá trầu không để rửa mắt, xông mắt nhằm hỗ trợ điều trị bệnh đau mắt là rất tốt, nhưng cần sử dụng đúng cách. Nước rửa, nước xông phải đảm bảo vệ sinh, vô khuẩn, nhiệt độ phải an toàn đối với mắt.
Thực tế nhiều ca tai biến khi sử dụng các phương pháp này không đúng do quá trình pha chế nước rửa mắt không đảm bảo vệ sinh, khiến mắt bị đau lại thêm nhiễm khuẩn.
Khi xông mắt bằng nước lá trầu không, do không điều chỉnh được hơi nóng của nước xông khiến giác mạc bị bỏng, thậm chí nhiều ca còn suýt mù mắt do tai biến khi rửa mắt, xông mắt bằng nước lá trầu không.
Cách phòng ngừa dịch đau mắt đỏ
Trao đổi với Báo điện tử VTV News, BSCKII Nguyễn Thị Bạch Tuyết, chuyên khoa Mắt thuộc Khoa Liên chuyên khoa của Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, đau mắt đỏ là bệnh dễ lây lan nhưng có thể phòng ngừa.
Theo bác sĩ Tuyết, bệnh viêm kết mạc ở trẻ thường xảy ra vào thời điểm chuyển giao mùa, do thay đổi thời tiết, virus và vi khuẩn gây bệnh. Đây là bệnh dễ lây lan, đường lây chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của mắt, mũi, miệng (sử dụng chung đồ cá nhân với người bệnh, qua khăn rửa mặt, quần áo, nước trong bể bơi…).
Nguyên nhân gây viêm kết mạc thường do virus. Trong đó khoảng 80% là Adenovirus, ngoài ra còn có thể do virus Herpes, thủy đậu, Poxvirus. Bác sĩ Tuyết khuyên các bậc cha mẹ có thể phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ bằng cách như sau:
- Hạn chế dụi tay vào mắt, mũi, miệng. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn tay.
- Sử dụng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) để rửa mắt khi đi bên ngoài về.
- Khi có dấu hiệu của bệnh cần đến cơ sở y tế để sớm được thăm khám.
Với người mắc bệnh:
- Tránh tiếp xúc trực tiếp, gần gũi với mọi người xung quanh, đeo khẩu trang khi nói chuyện và hạn chế đến nơi đông người.
- Luôn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhất là hai bàn tay, dùng riêng khăn, chậu rửa, kính mắt, vỏ gối.
- Khi khỏi bệnh, phải rửa sạch kính của mình bằng xà phòng để tránh tái nhiễm lại.
Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có giải đáp cho băn khoăn “Chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không có thực sự hiệu quả?”. Các chuyên gia khuyến cáo khi có bệnh không nên áp dụng phương pháp điều trị truyền miệng nào. Hãy đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chữa trị.
Không nên tự điều trị bệnh đau mắt đỏ
Số người mắc bệnh đau mắt đỏ đang có chiều hướng gia tăng. Đáng lo ngại, nhiều người tự ý mua thuốc điều trị tại nhà, tự dùng thuốc kháng sinh hoặc chữa bằng các "mẹo" dân gian khiến tình trạng bệnh càng thêm phức tạp.
Kháng sinh trị đau mắt đỏ chỉ được sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ.
Không chữa đau mắt bằng "mẹo"
Bệnh đau mắt đỏ thường do virus gây ra (adenovirus, enterovirus, coxsackie...), bệnh lây truyền do tiếp xúc trực tiếp với nước mắt và các chất tiết ra từ mắt người bệnh có mang virus gây bệnh.
Biểu hiện rõ nhất của bệnh đau mắt đỏ là mắt đổ ghèn và lòng trắng mắt dần chuyển sang màu đỏ. Bệnh nhân sẽ có cảm giác cộm, khó chịu, vì thế hay dụi mắt, khi ngủ dậy ghèn thường dính chặt vào 2 mi mắt. Ghèn có thể màu vàng hoặc màu xanh lá cây. Một số trường hợp viêm kết mạc có giả mạc (lớp màng trắng trong suốt nằm dưới mi) thường lâu khỏi hơn các trường hợp khác.
Đáng lo ngại là hiện vẫn còn nhiều người tự điều trị đau mắt đỏ theo cách truyền miệng như xông các loại lá trầu không, lá dâu tằm, đắp hành củ, thậm chí nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ em bị đau mắt đỏ... Không ít em nhỏ đã bị ảnh hưởng thị lực vì phụ huynh sử dụng các cách chữa "mẹo" thiếu khoa học.
Ths.BS Trần Thị Mai Trinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cho biết: "Đau mắt đỏ là bệnh lý có khả năng lây lan nhanh chóng với nguy cơ bùng phát dịch cao, nhất là trong thời điểm vào năm học mới, không ít trẻ em đi học bị lây đau mắt đỏ rồi khiến cả gia đình cũng bị lây. Do vậy, chủ động nắm vững các cách chăm sóc trẻ đau mắt đỏ khoa học sẽ giúp bố mẹ có phương hướng xử lý phù hợp khi trẻ mắc bệnh, giúp bệnh nhanh khỏi và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng".
Đối với trẻ nhỏ bị đau mắt đỏ, cha mẹ có thể nhỏ nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) cho trẻ. Đây là loại nước nhỏ mắt phổ biến, thường được bác sĩ chỉ định khi chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh và có thể được sử dụng kèm với một số loại nước nhỏ mắt khác.
Để tránh lây lan và giúp bệnh đau mắt nhanh khỏi, cha mẹ cần vệ sinh sạch sẽ nơi ở, giặt sạch và phơi khô mọi vật dụng của bé như chăn ga gối, khăn mặt... Bố mẹ nên duy trì chế độ ăn uống đầy đủ, khoa học để bổ sung đủ năng lượng và dưỡng chất cho trẻ, khuyến khích trẻ uống nhiều nước hơn để giúp cơ thể đào thải tác nhân gây bệnh ra ngoài và bù lại lượng nước đã mất do các triệu chứng của bệnh gây ra. Đau mắt đỏ khiến mắt của trẻ bị tổn thương, trẻ cần tránh xem tivi, điện thoại hay các thiết bị điện tử khác.
Người chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ chăm sóc cần chú ý thực hiện các biện pháp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh. Nên nhỏ mắt cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ để ngăn quá trình nhiễm trùng không trở nên nghiêm trọng và không lây lan đến các cơ quan khác trong mắt.
Nên đi khám để được điều trị đúng cách
Bác sĩ kê đơn thuốc theo tình trạng thực tế của người bệnh nên mỗi đơn thuốc sẽ đáp ứng điều trị với từng người bệnh khác nhau. Do đó, người bệnh cần đi khám để được kê đúng thuốc điều trị, trong quá trình điều trị cần được theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa mắt. Tuyệt đối không dùng đơn thuốc cũ hoặc đơn thuốc của người này để điều trị cho người kia.
Đối với các bệnh về mắt, việc chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh mà tự ý mua thuốc kháng sinh về tự điều trị là rất nguy hiểm. Các loại thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh chỉ được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu nghi bội nhiễm vi khuẩn (đau nhức, giảm thị lực, sợ ánh sáng...), phòng ngừa nhiễm trùng sau bóc giả mạc. Đây là thuốc kê đơn nên chỉ dùng theo đơn của bác sĩ.
Do đó, nếu tự ý dùng thuốc kháng sinh để trị bệnh đau mắt đỏ khi chưa có chẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa thì có thể khiến bệnh không khỏi mà còn gặp tác dụng phụ của thuốc.
Một số tác dụng phụ của thuốc kháng sinh như khô mắt, mỏi mắt, tăng áp lực nội nhãn (cườm nước). Không những thế, việc tự ý dùng kháng sinh, lạm dụng kháng sinh còn có thể làm tăng nguy cơ nhờn thuốc, khiến vi khuẩn kháng kháng sinh.
Các chuyên gia khuyến cáo, người mắc bệnh đau mắt đỏ tuyệt đối không tự ý sử dụng các thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid. Việc tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid không những không có tác dụng mà còn làm tổn thương nặng hơn, kéo dài thời gian bệnh và khả năng lây lan của bệnh, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Chợ Đồn: 113 trường hợp khám, điều trị đau mắt đỏ Theo thống kê của Trung tâm Y tế huyện Chợ Đồn, từ đầu tháng 9 đến nay đã có 113 trường hợp đến khám và điều trị bệnh đau mắt đỏ. Công tác phòng chống dịch hiện đang được đẩy mạnh trên toàn huyện. Bệnh nhân đau mắt đến khám tại Trung tâm Y tế huyện Chợ Đồn. Đau mắt đỏ, hay còn...