Chữa đau bụng kinh bằng ngải cứu đơn giản và hiệu quả cho chị em
Chữa đau bụng kinh bằng ngải cứu có lẽ là một trong những mẹo dân gian khắc phục tình trạng này phổ biến nhất.
Sử dụng lá ngải cứu trị đau bụng kinh có nhiều cách, tuy nhiên không phải chị em nào cũng hiểu rõ. Vậy đó gồm những cách nào và khi thực hiện chị em cần lưu ý những gì để có được hiệu quả cao nhất?
Công dụng chữa đau bụng của ngải cứu
Ngải cứu là một trong những vị thuốc nam được sử dụng rất nhiều trong chữa bệnh. Loại cây này được trồng nhiều ở vùng thôn quê Việt Nam, đây còn là một thực phẩm thơm ngon được nhiều người ưa thích.
Ngải cứu là vị thuốc nam quen thuộc trong Đông y
Theo Đông y, ngải cứu có tính ấm, vị đắng, có công dụng ôn kinh, cầm máu, chữa ho, đau đầu… Đặc biệt ngải cứu có khả năng điều hòa kinh nguyệt, ngăn ngừa tình trạng ứ trệ, thúc đẩy sự tuần hoàn và lưu thông máu hiệu quả giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.
Chính vì thế mà từ lâu ông bà ta đã sử dụng ngải cứu để khắc phục tình trạng đau bụng kinh một cách tự nhiên.
Một số mẹo chữa đau bụng kinh bằng ngải cứu hiệu quả
Trên thực tế có rất nhiều cách khắc phục đau bụng kinh bằng ngải cứu để chị em áp dụng. Có thể uống nước ngải cứu tươi hoặc chế biến thành món ăn. Dưới đây là những mẹo mà chị em có thể tham khảo:
Video đang HOT
1. Uống nước ngải cứu
Uống nước ngải cứu tươi là một cách đơn giản để chị em xoa dịu cơn đau bụng kinh khó chịu.
Cách 1: Khoảng 1 tuần trước khi có kinh, mỗi ngày chị em lấy khoảng 6-12 gam ngải cứu sắc với nước, hoặc hãm với nước sôi tương tự như hãm trà. Sau đó chia thành 3 lần uống trong ngày.
Cách 2: Chị em có thể uống dưới dạng bột (khoảng 5-10g) hoặc dạng cao đặc (khoảng 1-4g).
Cách 3: Chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu, rửa sạch, giã hoặc xay nhỏ, lọc lấy nước cốt để uống. Khi uống nếu khó uống chị em có thể pha thêm một ít nước hoặc 1 thìa đường. Nhưng khuyến cáo từ chuyên gia thì bạn nên uống nước cốt để có hiệu quả cao hơn.
Uống nước ngải cứu khắc phục tình trạng đau bụng kinh2.
Chữa đau bụng kinh bằng ngải cứu với mẹo chườm nóng
Dùng lá ngải cứu chườm nóng khi đau bụng kinh là cách được nhiều chị em áp dụng bởi rất đơn giản. Cách thực hiện như sau:
Chuẩn bị một nắm lá ngải cứu, rửa sạch, để ráo nước, sau đó đem rang nóng.Trong khi rang chị em cho thêm khoảng 3 thìa muối hạt to, rang cho vàng.Sau khi rang vàng lá ngải cứu chị em cho vào một chiếc khăn mỏng, rồi chườm lên vùng mà cơn đau bụng kinh xuất hiện.3. Trị đau bụng kinh bằng trứng gà rán ngải cứu, mật ong
Nếu bạn không chịu được mùi và vị của nước ngải cứu tươi thì có thể dùng lá ngải cứu chế biến thành món trứng gà rán ngải cứu. Cách thực hiện như sau:
Chuẩn bị một nắm lá ngải cứu tươi, thái nhỏ và trộn đều với một quả trứng gà, một ít mật ong.Nêm nếm gia vị vừa ăn và đem hấp cách thủy. Sử dụng món ăn lúc còn nóng.
Công dụng của bài thuốc này chính là ngăn ngừa tình trạng ứ trệ, thúc đẩy tuần hoàn máu, lưu thông máu, ngăn ngừa đau bụng kinh.
Ngoài những cách này chị em có thể thực hiện những cách khác như: Trứng gà nấu ngải cứu và gừng tươi; cá chép hầm ngải cứu, đậu xanh; canh ngải cứu thịt ba chỉ…
Chữa đau bụng kinh bằng ngải cứu kết hợp trứng gà
Những lưu ý quan trọng khi chữa đau bụng kinh bằng ngải cứu
Có thể thấy rằng, ngải chữa đau bụng kinh là một cách hữu hiệu và an toàn. Tuy nhiên, chị em cần lưu ý những vấn đề sau để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình:
Không nên lạm dụng lá ngải cứu vì sẽ gây ra hiện tượng ngộ độc, bởi trong tinh dầu của ngải cứu có tính độc khá cao, nếu lạm dụng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe.Trong thời gian sử dụng cách chữa đau bụng kinh bằng lá ngải cứu chị em cần xây dựng một chế độ ăn phù hợp, điều độ, nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế thức khuya…Không sử dụng rượu bia, chất kích thích như thuốc lá, cà phê… bởi vì chúng sẽ gây ra hiện tượng rối loạn nội tiết tố.Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nếu đang mang thai.
Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp chị em hiểu được cách chữa đau bụng kinh bằng ngải cứu hiệu quả. Hãy sử dụng hợp lý và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn nhất. Chúc chị em sức khỏe!
Theo Soytebackan
Cháo trai - Món ăn chữa bệnh
Hàng ngày chúng ta thường sử dụng trai để làm thực phẩm, có rất nhiều cách chế biến thành món ngon như cháo trai, canh trai nấu chua, trai xào xả ớt... bên cạnh đó, trai còn có tác dụng chữa đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ, thanh nhiệt giải độc.
Thịt trai sông giàu đạm, canxi, phốt pho, một số vitamin như B1, B2, PP, C và có nhiều kẽm. Trong 100g thịt trai có 6,8g chất đạm, 0,6g chất béo, vitamin A, B1,.... Trai sông ngâm nước vo gạo 1 - 2 ngày cho nhả hết phân, rửa sạch vỏ, đem luộc chín; lọc lấy thịt nạc khoảng 2-3 con cho một người ăn. Để ráo nước, thái nhỏ, thêm gia vị, nước mắm ướp cho ngấm, xào chín với dầu thực vật hoặc mỡ lợn cho thơm.
Dùng cháo ăn liền hay gạo vừa đủ nấu cháo. Sau khi cháo nhừ mới cho thịt trai đã xào vào. Để phối hợp tác dụng chữa bệnh, nên cho thêm 1-2 củ hành cho mỗi người. Nên ăn khi cháo còn nóng, người tạng hàn có thể cho thêm vài lát gừng thái chỉ, hoặc dùng gừng tươi giã nhỏ tẩm ướp thịt trai.
Con trai nước ngọt hay trai sông có thể sử dụng cả thịt và vỏ đều được dùng làm thuốc. Nó thường sống ở sông ngòi, đầm, ao, hồ, sông, suối... vùng đồng bằng, trung du hay miền núi nước ta. Theo quan niệm của y học cổ truyền, thịt trai sông vị ngọt mặn, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, tiêu khát, thịt trai sông phối hợp với một số vị thuốc Nam có tác dụng chữa bệnh tăng huyết áp, viêm gan vàng da, trẻ em ra mồ hôi trộm... Tài liệu nước ngoài cũng viết: trai sông vừa là món ăn, vừa là vị thuốc chữa bệnh tiểu nhiều về đêm, kinh nguyệt quá nhiều, hoa mắt chóng mặt, tăng huyết áp, đề phòng tai biến mạch máu não...
Với người mắc bệnh tăng huyết áp, việc chữa bằng các thuốc Tây y thường gây những tác dụng phụ tế nhị ảnh hưởng đến khả năng tình dục. Còn món cháo trai có tác dụng tốt trong chữa bệnh tăng huyết áp lại không gây các tác dụng phụ phiền toái. Để tăng tác dụng hạ huyết áp, có thể dùng lá dâu bánh tẻ thái nhỏ nấu cùng với món cháo trai.
Ở người đàm trệ (mỡ máu cao) gây hoa mắt chóng mặt, nhức đầu thì khi nấu cháo nên cho thêm mộc nhĩ, nấm hương - hai loại thực phẩm có tác dụng hạ mỡ máu, thông huyết mạch.
Với người bị u xơ tiền liệt tuyến có các biểu hiện đi tiểu rắt, nước tiểu không thành tia mạnh, cháo trai có tác dụng thông tiểu tiện. Món cháo trai cũng rất thích hợp với người già bị u xơ tiền liệt tuyến.
Với nam giới trung niên hoặc cao tuổi bị yếu sinh lý thì đây còn là món ăn có tác dụng tốt cho việc phòng trung. Người mắc bệnh đái tháo đường dùng món cháo trai cũng rất tốt, nhưng khi nấu cháo có thể thay gạo tẻ bằng bột củ mài - một dược thảo có tác dụng tốt cho bệnh đái tháo đường.
Bác sĩ Nguyễn Hương
Theo suckhoedoisong