Chữa cúm không dùng thuốc
Dùng thuốc có thể đánh bay con vi rút cúm song lạm dụng thuốc kháng sinh dễ khiến cơ thể lờn thuốc. Dưới đây là những cách tự nhiên điều trị cúm mà không dùng đến thuốc.
Ảnh minh họa
Xông mũi. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh cúm là nghẹt mũi. Nếu bạn chịu khó xông mũi, dịch nhầy trong mũi sẽ loãng ra và giúp bạn hết nghẹt mũi.
Uống nước ấm. Cúm có thể khử nước trong cơ thể. Hãy uống một ly nước ấm mỗi một giờ để giữ cho cơ thể đủ nước, đồng thời giúp làm dịu cơn đau họng.
Video đang HOT
Súc miệng với nước muối. Nước muối loại bỏ vi rút cúm trong cổ họng bằng phương pháp thẩm thấu. Vì vậy, lúc nhổ sau khi súc miệng, bạn đang thực sự trục xuất con vi rút cúm.
Nước trà. Một khi lên đờm trong họng mũi, bạn cần dùng nước nấu với lá trà để súc miệng. Cách này giúp bạn dễ tống đờm ra ngoài.
Ăn súp hoặc canh. Bạn hay đắng miệng, ăn không ngon khi bị cúm. Ăn một tô súp hoặc chén canh nóng sẽ giúp bạn lấy lại vị giác. Ngoài ra, nó cũng giúp thông thoáng mũi và tai. Tăng thêm tiêu vào các món ăn vì tiêu giúp giảm nghẹt mũi.
Uống trà gừng. Gừng và lá húng quế đều có rất nhiều dược tính có thể chữa cảm lạnh.
M.Duyên
Theo TNO
Bí quyết chữa nghẹt mũi tại nhà
Nghẹt mũi thường gây ra bởi cảm lạnh thông thường nhưng đôi khi nó còn là dấu hiệu của nhiễm trùng xoang. Với căn bệnh phổ biến này, những nguyên liệu dễ tìm tại bếp sẽ là phương thuốc thiên nhiên hiệu nghiệm và an toàn cho sức khoẻ.
Uống trà gừng: Trà gừng giúp làm khô nước mũi và có tác dụng long đờm hiệu quả. Nếu không thể chuẩn bị được trà gừng, bạn có thể thêm vài lát gừng, húng quế hay hạt tiêu đen vào trà để uống cũng có hiệu quả cao. Ba thành phần tự nhiên cũng này là "khắc tinh" của ho và cảm lạnh thông thường.
Ngoài ra, một phương thuốc tự nhiên, dễ tìm khác để chữa cảm lạnh đó là chanh, mật ong và quế.
Rửa mũi bằng nước muối: Dung dịch nước muối pha loãng không những giúp giảm nghẹt mũi mà còn có tác dụng chống viêm nhiễm và loại bỏ vi khuẩn.
Rửa mũi bằng nước muối loãng là phương án chống nghẹt mũi đơn giản nhất
Xì mũi thường xuyên: Khi bị cảm lạnh, điều quan trọng là phải luôn giữ mũi thông thoáng. Vì vậy, bạn nên thường xuyên xì mũi, tránh tình trạng sụt sùi dễ gây ngạt mũi hoặc tạo điều kiện vi khuẩn phát triển. Tuy nhiên, bạn nên xì mũi nhẹ nhàng và đúng cách. Tránh xì mũi quá mạnh có thể gây đau tai hoặc tăng áp lực xoang.
Súc miệng bằng nước ấm: Súc miệng giúp giữ ẩm vòm họng và có thể tăng tốc độ chữa bệnh. Dung dịch súc miệng được pha từ nước ấm thêm muối, chanh hoặc giấm. Ngoài ra bạn cũng nên tắm nước nóng để giúp cơ thể thư giãn hơn.
Theo Người lao động
Triệu chứng và cách phòng chống bệnh cảm cúm ở trẻ Biếng ăn, quấy khóc, khó thở, viêm phổi, thậm chí tử vong là những vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra khi trẻ bị ho cảm. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần phát hiện bệnh sớm để điều trị cũng như phòng bệnh cho trẻ một cách tốt nhất. Triệu chứng của bệnh Trẻ có đề kháng tốt sẽ hạn chế...