Chưa có vắc xin chống ‘tay chân miệng’, phòng bệnh ra sao?
- Bộ Y tế vừa ban hành “cẩm nang” với những kiến thức cơ bản nhất về bệnh tay chân miệng. Lo bệnh sẽ bùng phát cùng với các bệnh khác như sốt xuất huyết, sởi nên Bộ Y tế đã có quyết định thành lập 8 đoàn kiểm tra công tác phòng chống các dịch bệnh này tại các địa phương trên cả nước ngay trong tháng 5 này.
Lo với tay chân miệng, sởi sẽ còn tử vong
Dưới đây là những kiến thức cơ bản về bệnh tay chân miệng:
1. Bệnh Tay chân miệng là gì?
Bệnh Tay chân miệng là một bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền qua đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông. Bệnh phổ biến ở nhiều nước châu Á.
Dịch tay chân miệng đang là nỗi lo của ngành y tế do không có vắc xin cũng như thuốc điều trị đặc hiệu, tỉ lệ tử vong lại cao hơn sởi (Ảnh: TS)
2. Bệnh Tay chân miệng có giống với bệnh lở mồm long móng ở động vật?
Không, bệnh Tay chân miệng không phải là bệnh lở mồm long móng ở động vật. Bệnh lở mồm long móng được gây ra bởi một loại vi rút khác và chỉ gây bệnh trên gia súc, cừu, và lợn.
3. Bệnh Tay chân miệng xảy ra ở đâu?
Trên thế giới, bệnh Tay chân miệng có thể xảy ra nhỏ lẻ hoặc bùng phát thành dịch. Ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, dịch thường xảy ra quanh năm.
Dịch Tay chân miệng xảy ra vài năm một lần tại các khu vực khác nhau của thế giới. Trong những năm gần đây, dịch xảy ra nhiều hơn tại châu Á. Các nước ghi nhận số trường hợp mắc bệnh Tay chân miệng cao bao gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Đài Loan và Việt Nam.
4. Nguyên nhân của bệnh Tay chân miệng?
Bệnh Tay chân miệng gây ra do các loại vi rút thuộc nhóm đường ruột, gồm có Coxsackie, Echo và các vi rút đường ruột khác, trong đó hay gặp là vi rút đường ruột týp 71 (EV71) và coxsackie A16. Vi rút EV71 có thể gây các biến chứng nặng và gây tử vong.
5. Người bị lây nhiễm bệnh Tay chân miệng như thế nào?
Vi rút gây bệnh Tay chân miệng có thể lây nhiễm từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt, chất dịch từ mụn nước, hoặc phân của người bị nhiễm bệnh. Người bị bệnh có thể làm lây lan bệnh nhiều nhất trong tuần đầu tiên của bệnh, nhưng thời gian gian lây nhiễm có thể kéo dài trong vài tuần (do vi rút vẫn tồn tại trong phân).
Bệnh Tay chân miệng không lây truyền từ người tới vật nuôi/động vật và ngược lại.
Video đang HOT
6. Ai có nguy cơ mắc bệnh Tay chân miệng?
Tất cả những người chưa từng bị bệnh Tay chân miệng đều có nguy cơ nhiễm bệnh, nhưng không phải ai bị nhiễm bệnh cũng xuất hiện bệnh.
Bệnh Tay chân miệng xảy ra chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi, nhưng thường gặp nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi. Các trẻ nhỏ thường dễ bị biến chứng nặng hơn.
Trẻ em có nhiều khả năng bị lây nhiễm và bị bệnh bởi chúng có ít kháng thể hơn người lớn và ít khả năng miễn dịch khi tiếp xúc. Hầu hết người lớn được miễn dịch, nhưng vẫn có trường hợp mắc bệnh ở thanh thiếu niên và người lớn.
Phối hợp với ngành giáo dục để chống dịch Sau khi có công điện của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp phòng chống tay chân miệng, sốt xuất huyết, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố, hệ thống y tế dự phòng, điều trị và truyền thông khẩn trương triển khai công điện trên, trong đó đặc biệt lưu ý cần phối hợp với ngành giáo dục để tuyên truyền ngay tại trường học, đặc biệt là các nhà trẻ, trường mẫu giáo, … Các cơ sở điều trị phải phân luồng, cách ly người bệnh ngay từ đầu để tránh lây chéo.
7. Bệnh Tay chân miệng nghiêm trọng tới mức nào?
Bệnh Tay chân miệng thường là một bệnh nhẹ, hầu hết tất cả bệnh nhân hồi phục trong vòng 7 đến 10 ngày mà không cần điều trị và thường không gặp các biến chứng.
Bệnh cũng có thể diễn biến nặng như: viêm màng não, viêm não với, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong, thường do vi rút EV71 gây ra.
8. Làm thế nào để phát hiện bệnh sớm sau khi tiếp xúc?
Thời gian ủ bệnh thông thường từ khi nhiễm bệnh tới khi khởi phát triệu chứng là 3 7 ngày. Sốt là triệu chứng đầu tiên của bệnh Tay chân miệng, sốt thường kéo dài 24 – 48 giờ.
9. Bệnh Tay chân miệng có những triệu chứng gì?
Bệnh thường bắt đầu với các biểu hiện như:
Sốt, chán ăn, mệt mỏi và thường xuyên bị đau họng.
Một hoặc 2 ngày sau khi khởi phát sốt, xuất hiện đau trong miệng, có đốm đỏ như phỏng rộp và sau đó trở thành vết loét. Vết loét thường nằm trên lưỡi, nướu răng (lợi) và niêm mạc má.
Phát ban trên da, không ngứa trong 1-2 ngày với những đốm màu đỏ khổng nổi hoặc nổi lên, có khi có rộp da. Ban thường nằm trong lòng bàn tay và lòng bàn chân; cũng có thể xuất hiện trên mông và /hoặc ở cơ quan sinh dục.
Người bị bệnh Tay chân miệng có thể không biểu hiện triệu chứng, hoặc có thể chỉ có phát ban hoặc chỉ loét miệng.
Trong một số ít trường hợp, bệnh có thể diễn biến nhanh với các triệu chứng về thần kinh, hô hấp và nhanh chóng dẫn đến tử vong.
10. Mỗi người có thể bị lây nhiễm nhiều lần bệnh Tay chân miệng?
Có, người có thể mắc bệnh Tay chân miệng nhiều lần do có nhiều týp vi rút khác nhau. Người bệnh chỉ miễn dịch đối với một loại vi rút cụ thể, những lần mắc bệnh khác có thể xảy ra do lây nhiễm một loại vi rút týp khác.
11. Phụ nữ mang thai có mắc bệnh Tay chân miệng không?
Về lý thuyết, phụ nữ mang thai nên tránh tiếp xúc gần với bất cứ ai bị bệnh Tay chân miệng và đặc biệt chú ý đến các biện pháp phòng ngừa lây truyền.
Nhiễm vi rút đường ruột và bệnh Tay chân miệng rất hay gặp ở phụ nữ mang thai vì họ thường xuyên tiếp xúc với mầm bệnh. Chúng có thể gây bệnh nhẹ hoặc không gây bệnh ở phụ nữ mang thai. Hiện chưa có bằng chứng rõ ràng về việc nhiễm vi rút đường ruột, trong đó có vi rút gây bệnh bệnh Tay chân miệng ở bà mẹ, có liên quan đến hậu quả bất lợi đặc biệt của thai kỳ (như phá thai, thai chết lưu hoặc dị tật bẩm sinh). Tuy nhiên, phụ nữ mang thai có thể truyền bệnh cho em bé nếu họ bị nhiễm một thời gian ngắn trước khi sinh đẻ hoặc có các triệu chứng tại thời điểm sinh.
Hầu hết trẻ sơ sinh bị nhiễm vi rút đường ruột có bệnh nhẹ, hiếm khi có tiến triển thành nhiễm trùng nặng ở nhiều cơ quan, bao gồm cả gan, tim và tử vong do nhiễm trùng.
12. Điều trị bệnh Tay chân miệng như thế nào?
Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh Tay chân miệng. Bệnh nhân nên uống nhiều nước và có thể được điều trị triệu chứng để giảm sốt và giảm đau từ vết loét, phòng biến chứng.
Cách phòng bệnh Tay chân miệng? Cho đến nay, chưa có vắc xin phòng bệnh Tay chân miệng. Nguy cơ lây nhiễm bệnh có thể được giảm thiểu bằng việc thực hiện tốt vệ sinh cá nhân và chăm sóc y tế kịp thời cho những trẻ em bị bệnh. Các biện pháp phòng ngừa bao gồm: 1. Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi chuẩn bị thức ăn và ăn uống, trước khi cho trẻ nhỏ ăn, sau khi sử dụng nhà vệ sinh và sau khi thay tã cho trẻ, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với các bọng nước; 2. Làm sạch môi trường bị ô nhiễm và các vật dụng bẩn (bao gồm cả đồ chơi) với xà phòng và nước, sau đó khử trùng bằng các chất tẩy rửa thông thường; 3. Tránh tiếp xúc gần (ôm, hôn, dùng chung đồ dùng…) với trẻ em bị bệnh Tay chân miệng cũng có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh; 4. Không cho trẻ sơ sinh và trẻ em bị bệnh đi mẫu giáo, nhà trẻ, trường học hoặc nơi đông người cho tới khi khỏe hẳn; 5. Theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh và chăm sóc y tế kịp thời nếu trẻ sốt cao, li bì, mất tỉnh táo; 6. Che miệng và mũi khi hắt hơi và ho; 7. Xử lý khăn giấy và tã lót đã dùng bằng cách bỏ vào thùng rác và thải bỏ rác đúng cách; 8. Luôn lau dọn nhà cửa, nhà trẻ, trường học sạch sẽ.
C.Quyên(ghi)
Theo_VietNamNet
Một cuộc tổng rà soát đầy trách nhiệm
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang tiến hành tổng rà soát tới tất cả các đối tượng là người có công để giải quyết kịp thời những trường hợp có công nhưng chưa được hưởng, xử lý những trường hợp không có công nhưng khai man để hưởng chính sách...
Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền
Trong suốt 30 năm kháng chiến chống Mỹ, hàng triệu thanh niên Việt Nam với bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ đã ra đi thề Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Và trong những năm tháng đó, biết bao người đã hy sinh xương máu, thậm chí cả mạng sống để giành lấy độc lập tự do cho dân tộc.
Để tri ân những hy sinh của họ, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách đền ơn đáp nghĩa những người có công với đất nước. Công tác này đã đạt được nhiều kết quả tốt, nhiều thương bệnh binh đã được giúp đỡ, hỗ trợ vượt qua được khó khăn, nhiều Bà mẹ Việt Nam anh hùng được phụng dưỡng.
Tuy nhiên, vẫn còn có những trường hợp bị bỏ sót, vẫn còn nhiều ý kiến về sự chưa công bằng trong công tác thực hiện chính sách. Điều này thể hiện qua hàng trăm lá thư gửi về chương trình "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời".
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền đã trả lời những thắc mắc này trong chương trình Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời tối 30/3.
- Thưa Bộ trưởng, nhiều thương bệnh binh, người nhà liệt sĩ phản ánh họ chưa được hưởng chính sách ưu đãi dành cho người có công. Có những người thậm chí còn gửi cả bản sao giấy chứng tử của các liệt sĩ đã mất cách đây vài chục năm với bằng chứng cho thấy họ chưa nhận được chính sách thỏa đáng trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tại nhiều địa phương, chính sách ưu đãi cũng được thực hiện chưa công bằng. Xin Bộ trưởng cho biết, trong thời gian tới, Bộ có giải pháp gì giải quyết dứt điểm vấn đề này?
Đúng vậy, vấn đề thực hiện chính sách cho người có công mặc dù Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều cố gắng với trên 8 triệu đối tượng người có công và 1,5 triệu người được hưởng trợ cấp thường xuyên. Chính những chính sách trợ giúp đó đã tạo điều kiện cho đại bộ phận người có công có điều kiện có cuộc sống tốt. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, cũng còn có những đối tượng chưa được hưởng, còn có những đối tượng hưởng chưa đầy đủ, nhưng cũng còn có những đối tượng hưởng sai chính sách. Chính vì vậy, các thư phản ánh của công dân cũng là cơ sở để giúp cho Đảng, Nhà nước, đặc biệt là ngành Lao động có trách nhiệm phải tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tốt nhất để làm thế nào các đối tượng người có công sớm được hưởng.
Vì vậy, chúng tôi đã tham mưu cho Thủ tướng ra Chỉ thị 23 tổng rà soát, thực hiện chính sách đối với người có công. Đợt tổng rà soát này là một trong những cuộc tổng rà soát đầu tiên mang tính diện rộng với 7 đối tượng cơ bản đó là: liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, mẹ Việt Nam anh hùng, nạn nhân ảnh hưởng chất độc da cam, cựu thanh niên xung phong, người có công giúp đỡ Cách mạng.
Tôi nghĩ rằng, đây là một cuộc tổng rà soát có đầy ý nghĩa, đầy trách nhiệm của Đảng và Nhà nước đối với những người có công nhằm giải quyết kịp thời những trường hợp có công nhưng chưa được hưởng, cũng đồng thời xử lý những trường hợp không đúng, không có công nhưng khai man để hưởng chính sách.
- Để rà soát trên diện rộng và không bỏ sót chắc chắn là một công việc rất phức tạp đòi hỏi nhiều công sức, thời gian. Vậy công tác này sẽ được thực hiện thế nào và những cơ quan nào sẽ tham gia?
Đúng vậy, đợt tổng rà soát này là lần đầu tiên chúng ta làm và đối tượng rộng, nằm rải rác ở các địa phương cơ sở. Chính vì vậy, chúng tôi đã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc để huy động các lực lượng của toàn xã hội cùng tham gia, đặc biệt là các tổ chức chính trị xã hội. Chính vì các đối tượng cùng tham gia rà soát là những người không thuộc các cơ quan chuyên môn làm chính sách, vì vậy phải được tập huấn kỹ trên cơ sở có kế hoạch, có lộ trình từng bước với sự vào cuộc của các tổ chức xã hội. Tôi nghĩ rằng đây là việc rất khó nhưng tôi tin sẽ thành công bởi tất cả các đối tượng đều ở trong dân. Đợt rà soát này không những được lòng dân mà còn được có sự tham gia của người dân thông qua các đoàn thể của mình. Mức độ chính xác vì vậy sẽ tốt hơn.
- Vậy thưa Bộ trưởng, các cuộc rà soát này làm thế nào tránh tình trạng quan liêu, cảm tính của các cán bộ trực tiếp thực hiện rà soát? Tức là các đối tượng phản ánh có kênh nào hoặc phương thức nào để phản ánh lại các cán bộ cấp cao hơn về chất lượng của cuộc rà soát?
Việc giám sát của dân trong cuộc tổng rà soát này là rất cần thiết. Trong quá trình giám sát nếu phát hiện ra cá nhân, thành viên trong đoàn giám sát làm chưa đủ, chưa đúng so với yêu cầu hoặc chưa đúng với sự việc của họ thì họ có quyền phản ánh đến Mặt trận Tổ quốc, hay ngành Lao động từ cấp cơ sở, đến huyện, tỉnh. Căn cứ vào phản ánh đó chúng tôi sẽ chỉ đạo xem xét.
- Một số thư gửi về có viết, chính sách, chế độ đối với người bị nhiễm chất độc hóa học da cam, với các thanh niên xung phong còn rất nhiều bất cập. Các Bộ, các ngành chức năng ban hành văn bản hướng dẫn chưa thực sự thống nhất gây khó khăn trong việc thực hiện. Ý kiến của Bộ trưởng về vấn đề này thế nào?
Tôi nghĩ như vậy cũng chưa hẳn là đúng, bởi Thanh niên xung phong cũng là một trong những đối tượng người có công. Về chính sách, hàng ngàn thanh niên xung phong đã được công nhận là liệt sỹ, mấy chục ngàn thanh nhiên xung phong được công nhận là thương binh, bệnh binh, và một số đối tượng thanh niên xung phong cũng đã được thực hiện chính sách như những chính sách đối tượng khác, đó là hưởng trợ cấp một lần. Tuy nhiên, việc hưởng chính sách đối với thanh niên xung phong thì về thủ tục hồ sơ xác nhận, do hồ sơ gốc không đầy đủ nên Chính phủ đã giao cho các cơ quan chức năng.
Ví dụ như Hội cựu thanh niên xung phong cùng với cá nhân thanh niên xung phong lập hồ sơ xác nhận, rồi đến Bộ Nội vụ chỉ đạo Sở Nội vụ các địa phương, trên cơ sở các đề nghị đó sẽ lập danh sách báo cáo với lãnh đạo tỉnh để quyết định đối tượng này là thanh niên xung phong và chuyển sang hồ sơ để ngành Lao động thực hiện. Tôi nghĩ bản thân thanh niên xung phong cũng là đối tượng người có công, họ cũng được thực hiện và bản thân các quy trình cũng thực hiện giống các đối tượng người có công khác.
- Thưa Bộ trưởng, nếu trong quá trình tổng rà soát chính sách mà phát hiện những trường hợp đến nay chưa được xem xét xác nhận người có công thì Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có hướng xử lý như thế nào?
Trên cơ sở rà soát Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp tất cả các trường hợp phát hiện. Một là chưa được thực hiện, hai là thực hiện chưa đầy đủ và ba là thực hiện sai. Trên cơ sở đó, tổng hợp lại để xem xét từng trường hợp, báo cáo với lãnh đạo UBND tỉnh để xem xét xử lý. Với một quy trình rất cụ thể, ví dụ như trong trường hợp đối với những người tham gia kháng chiến là đối tượng có công nhưng chưa được hưởng ra mắt hồ sơ thì đã có Thông tư số 28 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng với Bộ Quốc phòng để giải quyết vấn đề này.
Đối với thanh niên xung phong, giao cho Bộ Nội vụ, cựu thanh niên xung phong lập danh sách báo cáo với tỉnh, trên cơ sở đó có quyết định thì giải quyết. Còn những trường hợp là nạn nhân chất độc da cam Bộ Lao động đã hướng dẫn cách lập thủ tục hồ sơ những trường hợp còn tồn đọng.
Thứ hai là giao cho Bộ Y tế triển khai giám định khả năng mất sức lao động của từng đối tượng do ảnh hưởng của chất độc da cam để chúng ta thực hiện. Như vậy, tất cả các đối tượng người có công mà khi phát hiện chưa được hưởng hoặc hưởng chưa đầy đủ thì đều có quyền được hưởng trên cơ sở có hồ sơ để cơ quan trách nhiệm như Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và một số các ngành liên quan xem xét xác nhận đủ điều kiện ra quyết định.
- Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Xuân Hưng - (ghi)
(Theo_VnMedia
Bộ GTVT lập đoàn kiểm tra tàu cánh ngầm Tiếp sau diễn biến vụ sự cố cháy tàu cánh ngầm trên sông Sài Gòn, sáng 27/2, tại TP.HCM, đại diện Bộ GTVT đã công bố quyết định thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra toàn bộ tàu cánh ngầm đã hoạt động tại khu vực TP.HCM và tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Đoàn kiểm tra gồm 22 thành viên...