Chưa có đề nghị chính thức Việt Nam tìm kiếm ở vùng biển Malaysia
Sáng nay 14/3, đại diện UBQGTKCN cho hay: “Bắt đầu từ hôm nay công tác tìm kiếm máy bay MH 370 của Malaysia bị mất tích chuyển từ trạng thái khẩn cấp sang trạng thái thường xuyên”.
Đại diện UBQGTKCN của Việt Nam khẳng định chưa có chuyện Malaysia đề nghị phía Việt Nam tham gia tìm kiếm cứu nạn ở eo biển Malacca.
10h sáng nay 14/3, tại Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn (UBQGTKCN), Trung tá Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, về lực lượng tìm kiếm chúng ta vẫn giữ nguyên, quy mô tìm kiếm chỉ giảm tần suất theo kế hoạch.
Cụ thể, lực lượng tìm kiếm ngày 14/3:03 máy bay gồm 2 chiếc AN 26 và 1 CASA; 07 tàu các loại (SAR 413, CSB 2002, CSB 2003, HQ 954, HQ 637, KN 774). Tàu HQ 627 làm công tác bảo đảm hậu cần tại hiện trường trên biển.
Hướng tìm kiếm: Máy bay tìm kiếm dọc theo FIR HCM từ kinh độ 103 đến kinh độ 108. Tàu thủy tìm kiếm từ đường phân định thềm lục địa của Việt Nam với các nước trở lên và từ kinh độ 104 đến kinh độ 106.
Dự kiến lực lượng nước ngoài: Trung Quốc 02 máy bay (IL-76, TU 154);Nhật Bản 01 máy bay (C130-H số hiệu JAF 302); Malaixia 02 máy bay (C130, trực thăng).
Video đang HOT
Từ 8h18 ngày 14/3, máy bay AN 26 số hiệu 268 của Việt Nam đã cất cánh; 8h35 chiếc AN 26 số hiệu 286 cất cánh bay chuyển tiếp chỉ huy; 9h30 máy bay DHC6 cất cánh về Cam Ranh.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc phía Malaysia đề nghị Việt Nam cứ lực lượng máy bay cứu hộ sang eo biển Malacca giúp phía Malaysia tìm kiếm, Trung tá Nguyễn Ngọc Sơn trả lời: “Khi có yêu cầu chính thức của Malaysia chúng tôi sẽ báo cáo Chính phủ Việt Nam xem xét sau. Hoàn toàn chưa có chuyện Malaysia đề nghị Việt Nam đưa phương tiện sang phối hợp”.
Tuấn Hợp
Theo Dantri
Máy bay Malaysia vẫn gửi tiếng "ping" sau khi mất liên lạc
Vệ tinh đã bắt được những xung điện tử yếu "ping" của máy bay Malaysia sau khi nó mất liên lạc radar với mặt đất. Tuy nhiên, tín hiệu này không cho biết máy bay mất tích hướng về đâu cũng như số phận của nó.
Sau 7 ngày mất tích, số phận của chiếc máy bay Malaysia vẫn là một bí ẩn.
Theo tờ Straits Times của Singapore, thông tin được 2 nguồn tin thân cận với cuộc điều tra máy bay mất tích của Malaysia cho biết vào ngày 13/3.
Tuy nhiên những tiếng "ping" cho thấy các hệ thống xử lý sự cố của máy bay đã được bật và sẵn sàng liên lạc với vệ tinh. Điều này cho thấy máy bay với 239 người trên khoang ít nhất đã có khả năng liên lạc sau khi mất liên lạc với trạm không vận Malaysia.
Theo các nguồn tin, hệ thống chuyển những tiếng "ping" như vậy khoảng 1 giờ một lần. Và 5-6 tiếng "ping" đã được nghi nhận.
Tuy nhiên nguồn tin cũng nhận định chỉ riêng tiếng "ping" không chứng minh được khả năng máy bay lúc đó ở trên không hay trên mặt đất.
Hiện cuộc tìm kiếm quốc tế với sự tham gia của ít nhất 13 nước vẫn tiếp tục được tiến hành trên một vùng rộng lớn ở Vịnh Thái Lan, Biển Andaman và cả phai phía (đông, tây) của bán đảo Malaysia. Mỹ đã cử tàu, máy bay tìm kiếm và cho biết khu vực tìm kiếm được mở rộng tới tận Ấn Độ Dương.
Khu vực tìm kiếm hiện bằng diện tích của Hungary.
Thông tin về tiếng "ping" hé lộ chỉ một khe sáng nhỏ đối với bí ẩn mất tích của máy bay Malaysia. Hiện câu hỏi liệu máy bay có gặp trục trặc kỹ thuật, có bị cướp, hay có tai nạn nào khác xảy ra trên máy bay vẫn chưa có lời giải đáp.
Nguồn tin cho biết, mặc dù hệ thống xử lý sự cố hoạt động, không có liên lạc dữ liệu nào được mở, bởi các công ty liên quan đã không đăng ký nhận dữ liệu như vậy với nhà điều hành vệ tinh.
Boeing Co, đơn vị sản xuất chiếc máy bay 777 bị mất tích, và hãng Rolls-Royce,nhà cung cấp động cơ Trent, từ chối bình luận về những thông tin trên.
Trước đó, giới chức Malaysia phủ nhận thông tin cho rằng máy bay vẫn tiếp tục gửi dữ liệu kỹ thuật cũng như máy bay vẫn bay tiếp khoảng 4 tiếng sau khi mất liên lạc với trạm không vận vào sớm ngày thứ bảy.
Tờ Wall Street Journal đưa tin các nhà điều tra hàng không Mỹ và giới chức an ninh nội địa tin rằng máy bay mất tích đã bay tổng cộng 5 tiếng. Thông tin này của họ được đưa ra dựa trên dữ liệu được tự động tải và gửi về mặt đất từ các động cơ của máy bay, một phần của chương trình theo dõi và bảo dưỡng cơ bản của nhà sản xuất.
Giới chức Malaysia khẳng định liên lạc dân sự cuối cùng của máy bay là ở bắc Vịnh Thái Lan. Trong khi đó radar quân sự của họ cho thấy máy bay có thể đã chuyển hướng về phía tây, sang hẳn bờ bên kia của bán đảo Malaysia, hướng về Biển Andaman.
Vũ Quý
Tổng hợp
Theo Dantri
Thiết bị thu phát trên MH370 quan trọng thế nào? Nếu thiết bị này bị tắt, radar mặt đất sẽ bị "mù" về vị trí của máy bay. Ngày 14/3, công cuộc "mò kim đáy bể" tìm kiếm chiếc máy bay MH370 mất tích của Malaysia đã chuyển sang một chiều hướng mới sau khi các quan chức Mỹ cung cấp "thông tin mới" cho rằng chiếc máy bay này đã tiếp tục...