Chưa có công nghệ hiện đại, người xưa tìm hung thủ bằng dấu vân tay như thế nào?
Điểm chỉ ấn dấu, người xưa làm cách nào để nhận dạng kẻ thù bằng dấu vân tay khi công nghệ hiện đại là con số 0.
Vân tay là “chữ ký” sinh học riêng của mọi người, ở thời trung cổ, khi phạm nhân bị xét xử và kết án, họ được ký tên vào bản giấy và ấn tay vào dung dịch màu đỏ hoặc đất sét để lấy dấu vân tay.
Điểm chỉ vân tay còn được sử dụng trong hoạt động cho thuê mướn, vay nợ, ký giấy bán thân – thoát thân đối với lầu xanh.
Thế nhưng, thời cổ đại công nghệ hiện đại không có, ai cũng có thể ngụy tạo được bằng chứng, những người cầm quyền làm cách nào để xác định chính xác dấu vân tay của một người nào đó.
Dấu vân tay có thể tìm thấy ở mọi nơi.
Trước hết là dấu vân trên những bề mặt mềm như xà phòng, sáp nến, khăn ướt… còn được gọi là vân “mềm” 3 chiều. 2 loại còn lại là vân trên bề mặt cứng và chia thành vân nhìn thấy (hay vân nổi – patent print) hoặc không nhìn thấy (hay vân chìm – latent print).
Cấu trúc sắp xếp các đường vân ở mỗi người là khác nhau, và gần như là không có trường hợp 2 dấu vân tay trùng nhau.
Xác suất hai người có dấu vân tay trùng nhau lên tới 1/64 tỷ kể cả trường hợp sinh đôi cùng trứng.
Nhận ra điều này, người cổ đại đã tìm được điểm khác biệt.
Trong các tài liệu lịch sử, thời gian sớm nhất mà vân tay được sử dụng trong các vụ án hình sự Trung Quốc là khoảng 2.300 năm trước, sớm nhất là thời Tây Chu.
Người xưa xác định dấu vân tay cực kỳ đơn giản, họ phân biệt bằng mắt thường.
Họ chia vân tay thành hai loại, một là xoắn ốc và loại còn lại gồm những đường cong. Đến thời nhà Tống, dấu vân tay chính thức trở thành vật chứng tố tụng hình sự.
Tuy nhiên, vẫn còn một số sai sót trong nhận dạng dấu vân tay thời cổ đại. Ở thời đại ấy, ngón tay dùng để lấy dấu vân tay là ngón cái, đôi khi là ngón trỏ.
Chính vì thế, một số tội phạm đã dùng lửa đốt hoặc cắt đứt ngón tay của mình nhằm xóa dấu vân tay nếu chẳng may phạm tội trọng.
Ngoài ra, dấu vân tay cũng được sử dụng để bảo mật thông tin trong thời cổ đại.
Lúc đấy, các tài liệu bí mật thường được viết bằng các phiến tre. Sau khi viết xong, chúng sẽ được cuộn lại và niêm phong bằng đất sét có ấn dấu vân tay của người viết. Nếu có người xem trộm, chắc chắn dấu vân tay đó sẽ bị hỏng.
Cho đến ngày nay, nhiều người phải công nhận rằng, nhận dạng dấu vân tay là một trong những kết tinh trí tuệ của người cổ đại. Chưa có kỹ thuật nhận dạng, tội phạm vẫn bị điểm chỉ là nhờ vào sự thông minh của quan quân người xưa.
Dấu vân tay như là một “sở hữu độc quyền”. Nó như một “căn cước sinh học” để ngăn chặn việc mạo danh, từ chối tiền án của tội phạm.
Và nhờ Công nghệ Sinh trắc học (Biometric) là một công nghệ sử dụng đặc trưng về dấu vân tay để giải mã các tài năng tiềm ẩn của não bộ.
Dấu vân tay bí ẩn trên lọ kem dưỡng da 2.000 tuổi
Lọ kem dưỡng da cổ xưa nhất thế giới được tìm thấy ở một ngôi đền La Mã trên bờ sông Thames, Anh.
Các nhà khảo cổ học đã khai quật được hũ kem dưỡng da cổ xưa nhất thế giới ở một ngôi đền La Mã trên bờ sông Thames.
Quan sát thấy kem dưỡng da được đựng trong chiếc hộp thiếc hình trụ, đã nhuốm màu thời gian nhưng chất kem vẫn còn được giữ lại, gần như nguyên vẹn do được giữ trong nhiệt độ tốt.
Tuy nhiên, khi thực hiện kiểm tra niên đại bằng đồng vị carbon, các nhà khảo cổ bàng hoàng khi nhận được kết quả lọ kem dưỡng này tận 2.000 tuổi. Thậm chí, trên thân của lọ kem dưỡng còn in dấu vân tay của người cuối cùng sử dụng nó.
Cận cảnh hũ kem 2.000 tuổi khiến các nhà khoa học ngạc nhiên.
Lọ kem được đựng trong một hộp gỗ được chạm khắc tinh tế bằng sừng động vật.
Trong lịch sử La Mã, thật sự chưa từng có ghi chép nào về các loại kem dưỡng tồn tại trong các hồ sơ khảo cổ.
Nhà khảo cổ học Gary Brown cho hay: "Chúng tôi rất kinh ngạc. Không ít câu hỏi đặt ra rằng thứ gì trong chiếc hộp. Có lẽ đó là một loại mỹ phẩm như kem dưỡng ẩm. Đây là một cổ vật thật đặc biệt".
Bên cạnh đó, việc trên lớp kem có in lại dấu vân tay của người cổ đại có ý nghĩa quan trọng đối với khảo cổ học, giúp các nhà nghiên cứu tiến gần hơn đến thế giới của hàng nghìn năm về trước.
Cụ thể hơn, trong mẫu vật kem dưỡng nghìn tuổi, các nhà khoa học đã cho thấy tinh chất mỡ động vật, rất có thể là mỡ cừu được chiết tách thành dạng mỡ kem có khả năng dưỡng ẩm cho da, làm dịu vết thương do vũ khí tác động.
Trước đó, một nhóm nghiên cứu tìm thấy những thỏi son sáp màu đỏ tại nghĩa trang Xiaohe (năm 1450 - 1980 TCN) ở phía Tây Bắc Tân Cương, Trung Quốc.
Thỏi son làm từ tim động vật 3600 năm tuổi chôn cùng xác ướp.
Những thỏi sáp phủ lớp bột quặng sắt đỏ, một trong những chất tạo màu đỏ được sử dụng phổ biến nhất để sơn lên hộp sọ người ở thời Đồ đồng.
Nhóm nghiên cứu cho hay, các loại mĩ phẩm kiểu này được sử dụng để tô vẽ.
"Người cổ đại đã chế tạo mỹ phẩm bằng trái tim gia súc. Điều đó không chỉ hé lộ cách sử dụng gia súc đa dạng mà còn chỉ ra những chức năng tín ngưỡng đặc biệt", nhóm nghiên cứu cho biết.
Các thỏi dài hình dáng dị thường được lấy từ một số mộ phụ nữ ở nghĩa trang.
Tô vẽ hoặc xăm lên mặt người thể hiện trực tiếp những hàm ý văn hóa. Do thỏi mỹ phẩm được chôn cùng phụ nữ, điều này chỉ ra họ đóng vai trò đặc biệt trong hoạt động tín ngưỡng.
Sự sống cổ đại trên Sao Hỏa có thể đã bị phá hủy hoàn toàn Trong nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Nature Journal Scientific Reports, các nhà khoa học đã đưa giả thuyết cho rằng axit có thể đã phá hủy mọi bằng chứng về sự sống cổ đại trên Sao Hỏa. Thí nghiệm mới của các nhà khoa học lý giải khó khăn vì sao không thể tìm thấy bằng chứng về sự sống...