‘Chưa có chứng cứ chủng virus tại Tân Sơn Nhất lây lan nhanh’
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, chưa có chứng cứ cho thấy chủng virus gây chùm ca bệnh ở Tân Sơn Nhất có khả năng lây lan nhanh.
Ngày 13/2, báo cáo tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 từ đầu cầu TP.HCM, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho hay đến thời điểm này, từ chùm ca bệnh ở sân bay Tân Sơn Nhất, ngành y tế đã phát hiện 36 ca nhiễm.
TP.HCM đã xét nghiệm trên 5.000 trường hợp tiếp xúc gần, cơ bản là âm tính. Đồng thời cũng tiến hành xét nghiệm tầm soát ở những khu vực trọng điểm, đông người qua lại, tổng số hơn 4.800 mẫu đã được lấy, trên 2.000 mẫu âm tính, số còn lại đang chờ kết quả.
Về biến thể virus gây chùm ca bệnh ở sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết diễn biến thực tế tại TP.HCM cho thấy chưa có chứng cứ cho thấy chủng này có khả năng lây lan nhanh.
“Vì vậy, sau khi xem xét, phân tích các kết quả nghiên cứu, giả thiết, các biện pháp đã được triển khai, Bộ Y tế nhận định cơ bản kiểm soát được tình hình dịch bệnh ở TP.HCM với những biện pháp mạnh (khoanh vùng, cách ly, phong tỏa, xét nghiệm diện rộng). Bộ vẫn đề nghị Thành phố mở rộng diện xét nghiệm, nhất là với các khu công nghiệp, đây cũng là khuyến cáo chung với các địa phương.
Chúng ta vẫn phải tiếp tục rà soát diện rộng, quét hết tất cả những nơi nghi ngờ, càng mở rộng lấy mẫu bao nhiêu, càng yên tâm bấy nhiêu, chuẩn bị sẵn sàng cho các tình huống xấu hơn “, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhắc nhở các địa phương tiếp tục siết chặt công tác phòng chống dịch, luôn sẵn sàng, không được lơ là, chủ quan, khi cả nước quay trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết. (Ảnh: VGP)
Qua nghe phân tích sâu các nguyên nhân, dự báo các khả năng để tìm ra nguồn ổ bệnh ở TP.HCM, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, chúng ta đã có thêm thông tin nghi ngờ biến thể virus này thâm nhập qua tiếp xúc của một số nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất với thợ máy, nhân viên của chuyến bay chở hàng từ một số nước có biến thể này đến Việt Nam (các nhân viên, thợ máy của các hãng hàng không đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất chỉ ở trên máy bay, không nhập cảnh). Tuy nhiên, chúng ta cũng không loại trừ khả năng mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài vào sân bay.
“Vì vậy, chúng ta phải tiếp trục phải truy vết thật nhanh, khoanh vùng cách ly; phân tích virus, để dự báo, tìm nguồn lây; điều trị “, Phó Thủ tướng nhấn mạnh và lưu ý TP.HCM là địa phương lớn vì vậy lưới tầm soát diện rộng phải “dệt thêm” để tấm lưới tầm soát dày hơn nữa.
Video đang HOT
“Bên cạnh đó, việc xét nghiệm tất cả những người có biểu hiện nghi ngờ, khi đến khám tại các cơ sở y tế, hay những bệnh nhân nội trú có nguy cơ, các đồng chí cần định kỳ xét nghiệm các trường hợp ở những điểm có nguy cơ cao. Đây là điều rất quan trọng đối với những đô thị lớn như Hà Nội hay TP.HCM, đòi hỏi sự linh hoạt, nhạy bén của anh em trên thực địa “, Phó Thủ tướng nói.
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và các thành viên Ban Chỉ đạo đã nghe lãnh đạo tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh, TP. Hà Nội báo cáo trực tiếp qua điện thoại.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lương Văn Cầu cho biết đến nay tỉnh đã kiểm soát hoàn toàn tình hình dịch bệnh ở TP. Chí Linh, thị xã Kinh Môn. Các ca nhiễm mới đều nằm trong khu cách ly, điểm phong tỏa, không có khả năng lây ra cộng đồng. Một số nơi đã dỡ phong tỏa, cách ly.
Huyện Cẩm Giàng là nơi đáng quan tâm nhất do địa phương này có nhiều công nhân làm việc trong các khu công nghiệp. Tuy nhiện, đến nay các ca nhiễm mới đều là F1, đã được cách ly y tế tập trung. Liên quan đến ổ dịch ở khu vực này, lãnh đạo Bộ Y tế lưu ý các địa phương phải yêu cầu người đến từ Cẩm Giàng phải khai báo y tế. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) các địa phương phải lấy mẫu xét nghiệm, đồng thời rà soát những người liên quan.
“Các huyện, thị trong tỉnh chống dịch với tinh thần rất cao, rất quyết liệt. Tỉnh Hải Dương sẽ tiếp tục siết chặt những khu vực phong toả; phối hợp với quân đội quản lý chặt chẽ các trường hợp cách ly F1 (coi như F0 )”, ông Lương Văn Cầu cho biết.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Thường trực Ban Chỉ đạo nghe lãnh đạo tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh, TP. Hà Nội báo cáo trực tiếp qua điện thoại về tình hình dịch bệnh đến chiều 13/2. (Ảnh: VGP)
Hải Dương cũng đang xây dựng kế hoạch liên ngành triển khai thực hiện xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 cho toàn bộ cán bộ, công nhân, người lao động tại các doanh nghiệp thuộc các khu công nghiệp, ưu tiên tiến hành lấy mẫu xét nghiệm tại các doanh nghiệp trong vùng có dịch như các khu công nghiệp thuộc địa bàn TP. Chí Linh, huyện Cẩm Giàng… Các nhà máy, phân xưởng và công nhân phai bảo đảm an toàn về phòng chống dịch mới đươc tiếp tục sản xuất.
Báo cáo với Phó Thủ tướng, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết trong hai ngày mùng 1, mùng 2 Tết, mỗi ngày thành phố có 1 ca nhiễm đều là F1 đã cách ly trước đó. Do vậy, không có khả năng lây nhiễm trong cộng đồng. Đến nay, TP. Hà Nội xét nghiệm hơn 12.000 mẫu ở sân bay Nội Bài, tất cả đều âm tính.
” Đến giờ phút này Hà Nội đã kiểm soát tốt và sẽ tiếp tục siết chặt công tác phòng chống, ngăn ngừa dịch bệnh”, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội khẳng định
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Hạnh cho biết từ ngày 29 Tết đến nay toàn tỉnh duy trì nghiêm lịch trực 24/24 phòng chống dịch bệnh. Hàng vạn người được động viên không về quê ăn tết.
Tỉnh đã chủ động rà soát, xét nghiệm diện rộng với hơn 73.000 mẫu, tập trung vào các trường hợp có nguy cơ cao để tầm soát, phát hiện sớm người nhiễm COVID-19. Hiện tại, Quảng Ninh đã kiểm soát tốt dịch bệnh. Tính đến thời điểm này, tổng số truy vết trong toàn tỉnh là 104.233 trường hợp. Trong đó, liên quan ổ dịch ở Vân Đồn là 38.310 trường hợp; liên quan ổ dịch ở Hải Dương là 65.923 trường hợp.
“Quảng Ninh đã kiểm soát tốt dịch bệnh và vẫn đang tiếp tục tiến hành các biện pháp quyết liệt để phòng ngừa” , bà Nguyễn Thị Hạnh nói.
Tốc độ lây nhiễm Covid-19 tăng 70%, đa số bệnh nhân không triệu chứng
Bốn ngày qua, phân tích sức khỏe 240 bệnh nhân Covid-19, Bộ Y tế kết luận 80% ca không có triệu chứng, trong khi tốc độ lây nhiễm tăng hơn 70%.
Trong số bệnh nhân đợt dịch này, có một ca tình trạng nặng, 3 người phải thở oxy, 20 bệnh nhân có biểu hiện, còn lại đa số không triệu chứng.
"Đây là thách thức với ngành y tế và đặc biệt là các bệnh viện", ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, nói tại cuộc họp trực tuyến phòng chống dịch, chiều 2/2. Lý do là khi đến bệnh viện khám, bệnh nhân không có triệu chứng nên khó biết là người nhiễm. Vì vậy các cơ sở y tế phải khai thác kỹ tiền sử tất cả người đến khám bệnh, kiểm soát nhiễm khuẩn, tránh lây nhiễm chéo.
Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên cũng yêu cầu các bệnh viện phải khám sàng lọc và phân loại bệnh nhân. Trong mẫu hồ sơ bệnh án có mục tiền sử, các bác sĩ phải khai thác kỹ tiền sử về dịch tễ, bệnh, gia đình.
Đối với các bệnh truyền nhiễm, tiền sử dịch tễ rất quan trọng. Song, ông Tuyên cho biết khi kiểm tra một số bệnh viện, hầu như phần khai thác tiền sử hiệu quả rất thấp, rất dễ bị "lọt" nCoV.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cũng nhấn mạnh virus lần này có tốc độ lây nhiễm tăng hơn 70% so với chủng cũ, bệnh nhân lại không có triệu chứng nên dễ bị bỏ qua khi rà soát.
Phải thay đổi chiến thuật chống dịch
"Bộ yêu cầu các địa phương phải thay đổi chiến thuật trong phòng chống dịch, nâng cao hơn một mức, nhanh hơn một mức ", Bộ trưởng Long khuyến cáo. Phải song song tiến hành hai biện pháp vừa truy vết, vừa khoanh vùng lấy mẫu xét nghiệm diện rộng, mới có thể ngăn chặn được dịch, như thành phố Chí Linh, Hải Dương đã làm.
Nâng công suất xét nghiệm lên là "vô cùng quan trọng", theo Bộ trưởng Long. Bài học thành công trong chống dịch tại Đà Nẵng hồi tháng 7-8/2020 chính là nâng công suất xét nghiệm. Khi truy vết, lấy mẫu trên diện rộng ở cộng đồng, công suất xét nghiệm phải đảm bảo đủ đáp ứng yêu cầu lấy mẫu.
Bộ trưởng cũng cho biết đến nay Hải Dương đã tự chủ được phần xét nghiệm, có thể xử lý 15.000 mẫu mỗi ngày. Lực lượng xét nghiệm mà trung ương chi viện cho tỉnh sẽ được rút về hỗ trợ Hà Nội. Trước đó đại diện Sở Y tế Hà Nội cho biết số lượng mẫu cần xét nghiệm quá nhiều, năng lực không đáp ứng đủ khiến ùn tắc mẫu.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long. Ảnh: Hoàng Thùy.
Về điều trị, phải hình thành ngay cơ sở điều trị Covid-19 dù hiện nay số bệnh nhân còn ít. Các tỉnh có dịch phức tạp thì thành lập bệnh viện dã chiến ngay.
"Như Hải Dương lúc đầu xảy ra dịch, toàn bộ bệnh nhân nằm trong khu cách ly, không được điều trị", ông Long dẫn chứng. Bộ phải cử hai bệnh viện (Bệnhh Nhiệt đới và Bạch Mai) đến Hải Dương thiết lập các bệnh viện dã chiến.
Ông Long nhấn mạnh vấn đề đặc biệt quan trọng là tất cả các tỉnh phải bắt buộc người dân đeo khẩu trang . Bài học từ Công ty Poyun, công nhân không đeo khẩu trang nên lây một loạt ca do tiếp xúc gần trong môi trường kín.
Các tỉnh cũng cần hạn chế tối đa những sự kiện tập trung đông người ở khu vực kín, triển khai biện pháp phòng chống tại nơi tập trung đông người, công sở... Cài đặt các ứng dụng khai báo y tế để biết có gần F0 hay không.
Bộ trưởng cũng khuyến cáo các địa phương chủ động, nếu thấy tình hình cần thiết thì giãn cách ngay theo chỉ thị 15, 16 của Chính phủ.
"Lần này không được phép lơ là chủ quan. Chúng tôi nhấn mạnh là biện pháp chống dịch phải nâng lên một mức vì lây nhiễm lần này hoàn toàn khác, tăng cao hơn lần trước", ông Long nói.
'Điểm nóng' mới trong đợt dịch Covid-19 đang bùng phát Trong thời gian ngắn, Gia Lai ghi nhận 13 người nhiễm SARS-CoV-2. Vì vậy, Bộ Y tế chỉ đạo các đơn vị cùng hỗ trợ tỉnh tăng tốc truy vết trước nguy cơ cao hiện nay. Chiều 2/2, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long tiếp tục họp trực tuyến với các điểm cầu của nhiều tỉnh, huyện có dịch Covid-19. Cuộc họp...