Chưa có bằng chứng cụ thể việc virus corona lây qua đường tiêu hóa
PGS, TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, theo cập nhật của Trung tâm đáp ứng dịch khẩn cấp từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện tại chưa có những bằng chứng cụ thể từ việc virus corona lây truyền qua đường tiêu hóa.
PGS, TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế.
Thông Tấn Xã Việt Nam dẫn nguồn tin từ Tân Hoa Xã cho biết các chuyên gia từ Bệnh viện Renmin (Đại học Vũ Hán) và Viện Virus Vũ Hán (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc) cảnh báo loại virus này có thể lây truyền qua đường tiêu hóa. Họ tìm thấy acid nucleic của virus trong chất bài tiết và trực tràng sau khi phát hiện dấu hiệu ban đầu của một số ca nhiễm bệnh lại chỉ là tiêu chảy chứ không phải sốt như các trường hợp phổ biến.
Trước đó, những bệnh nhân dương tính với virus corona có một số triệu chứng như tiêu chảy thay vì sốt. Nhóm nghiên cứu cho rằng ngoài truyền nhiễm qua tiếp xúc hoặc đường hô hấp, chủng mới của virus corona còn có khả năng truyền nhiễm qua đường phân – miệng nhất định.
Theo một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí Y học New England (Anh), virus corona đã được phát hiện trong phân lỏng của bệnh nhân đầu tiên ở Mỹ dương tính với 2019-nCoV. Như vậy, có thể loại virus này tồn tại và lây lan qua chất thải của người bệnh. Phát hiện này có thể cung cấp mối liên hệ còn thiếu về cách thức lây lan virus từ động vật sang người và từ người sang người.
PGS, TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cố vấn của Trung tâm đáp ứng dịch khẩn cấp (Bộ Y tế) cho biết, đây là những thông tin cần lưu ý vì chúng ta cần nghiên cứu đa chiều về chủng virus mới này.
Video đang HOT
“Hiện nay, cập nhật của Việt Nam từ Tổ chức Y tế thế giới WHO thì vẫn chưa có những bằng chứng cụ thể từ việc virus corona lây truyền qua đường tiêu hóa. nCoV là một biến chủng mới, rất cần những nghiên cứu sâu về nó, để đưa ra cảnh báo sớm cho cộng đồng”, ông Phu cho hay.
Ông Phu cũng nhấn mạnh, trước những thông tin đa chiều, cả ngành y tế và người dân đều phải nâng cao cảnh giác để bảo đảm an toàn cho mình và mọi người. Virus corona là một họ gồm nhiều loại virus mà chủng mới này là một biến chủng nguy hiểm. Họ virus này thường gặp trong gia súc, mèo, rắn, dơi, lạc đà… Khi biến chủng vì một lý do đặc biệt, nó có thể lây sang người. Do đó, việc ăn uống có làm lây lan loại virus này hay không thì vẫn cần nghiên cứu kỹ lưỡng.
Hiện chưa rõ ràng việc lây nCoV qua đường tiêu hóa, nhưng virus có thể lây qua hắt hơi, giọt nước bọt… bắn vào các vật dụng. Khi tay chạm, tiếp xúc các vật dụng đó rồi đưa lên mũi, miệng thì sẽ bị lây virus, chứ virus corona cũng không lây qua đường nước khi đi bơi lội.
Cũng theo nguyên Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, ngay từ đầu, Bộ Y tế cũng đã khuyến cáo người dân cần phải thực hiện ăn uống thực phẩm đã được nấu chín, không được ăn sống để loại trừ các loại virus gây bệnh đường tiêu hóa, cúm gia cầm, nCoV. Người dân cần phải tuân thủ đúng phương pháp phòng hộ cá nhân. Có thể diệt được virus trong các vật dụng bằng cách luộc các đồ dùng ở nhiệt độ 80-100 độ C trong 5 phút.
Việt Nam hiện đã ghi nhận tám trường hợp mắc virus corona. Hiện nay, cả nước có tổng số 304 trường hợp nghi ngờ đã được cách ly theo dõi, trong đó có 214 trường hợp đã xét nghiệm loại trừ, còn 90 trường hợp nghi ngờ đang được cách ly điều trị chờ kết quả xét nghiệm, phòng chống lây nhiễm tại cơ sở y tế. Số tiếp xúc gần đang theo dõi là 270 trường hợp.
Theo Nhân dân
Việt Nam đã có "mồi thử" xét nghiệm nhanh nCoV
Việt Nam đã có "mồi thử" xét nghiệm nhanh nCoV, trong thời gian chỉ từ 3 đến 4h là có kết quả, nhanh hơn so với phương pháp giải trình tự gen.
Với việc ghi nhận ca bệnh lây lan ra cộng đồng, nước ta đã công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra.
Ngoài việc ghi nhận 8 trường hợp dương tính với nCoV, hiện cả nước còn có hàng trăm trường hợp nghi nhiễm bệnh. Đây là những trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân, hoặc đi từ vùng có dịch bệnh trở về, cần được xét nghiệm khẳng định. Do đó, thực tế đòi hỏi ngành y tế cần có dụng cụ xét nghiệm nhanh, thay cho phương pháp giải trình tự gene phải từ 3 đến 5 ngày mới cho kết qủa xét nghiệm.
Virus corona.
Phóng viên VOV đã có cuộc phỏng vấn với Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) về vấn đề này:
PV: Thưa ông, thời gian qua, việc xét nghiệm phát hiện chủng mới của virus corona hoàn toàn dựa vào phương pháp giải trình tự gene. Vậy đến nay, ngành y tế đã có "mồi thử" phục vụ xét nghiệm nhanh cho kết quả trong 24 giờ chưa?
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu: Theo tôi được biết, hiện nay các Viện Vệ sinh dịch tễ và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã có "mồi thử" của Đại học Nagasaki (Nhật Bản) và một số tổ chức quốc tế khác cung cấp để tiến hành xét nghiệm với thời gian nhanh, chỉ từ 3 đến 4h là có kết quả, nhanh hơn so với phương pháp giải trình tự gene.
PV: Hiện nay, tại nước ta có nhiều trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân hoặc trở về từ vùng có dịch bệnh, dù chưa có biểu hiện sốt nhưng cần phải tự cách ly, theo dõi sức khỏe. Vậy người tự cách ly thì cần phải làm gì, thưa ông?
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu: Tự cách ly là tự cách ly tại nhà. Tức là ở nhà trong vòng 14 ngày, hạn chế tiếp xúc với những người khác. Thứ 2 là cần phải đeo khẩu trang để không lây lan cho người khác. Theo tôi việc nghỉ làm là cần thiết, sau 14 ngày nếu không có sốt thì đi làm trở lại. Thứ 3 là trong thời gian 14 ngày tự cách ly mà có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì phải đến cơ sở y tế ngay. Với những vật dụng, dụng cụ trong gia đình cần được khử khuẩn bằng chất thông thường.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu. Ảnh: Người lao động
PV: Thời gian tới, thông qua việc xét nghiệm, có thể còn ghi nhận những trường hợp dương tính với chủng mới của virus Corona tại nước ta.Ông đánh giá như thế nào về tình hình lây lan dịch bệnh tại Việt Nam?
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu: Tôi đánh giá là phức tạp, không loại trừ dịch bệnh không lây lan rộng ở Việt Nam vì nước ta có đường biên giới, giao thương đi lại rất lớn. Hiện nay, bệnh quá mới, nên còn nhiều điều chưa rõ ràng, có người lành mang trùng (tức là người mang virus nhưng không khởi phát bệnh) hay không, có lây lan dịch bệnh trong thời gian ủ bệnh 14 ngày hay không thì Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chưa có tuyến bố chính thức. Thứ 2 là bệnh lây qua đường hô hấp nên dễ lây lan, triệu chứng ban đầu phổ biến là sốt. Chính vì vậy tại các cửa khẩu quốc tế sử dụng máy đo thân nhiệt từ xa để phát hiện người nghi nhiễm bệnh
Xin cảm ơn ông!./.
Theo Văn Hải/VOV1
Người nhiễm bệnh xì hơi cũng phát tán virus corona? Truyền thông Trung Quốc đưa tin virus corona đã lây nhiễm hơn 17.000 người trên toàn cầu có thể truyền nhiễm qua đường tiêu hóa. Tân Hoa xã hôm 2-2 cho hay virus corona được phát hiện trong phân của bệnh nhân và chất bài tiết trực tràng. Các nhà khoa học thuộc Bệnh viện Nhân dân của Trường ĐH Vũ Hán và...