Chữa chứng tiểu đêm
Đi tiểu ban đêm là một hiện tượng khá phổ biến ở người trung và cao tuổi. Sau khi đi tiểu, người bệnh có thể quay lại giường và ngủ lại bình thường. Nhưng cũng có rất nhiều trường hợp tiểu đêm để lại ảnh hưởng xấu như không thể ngủ trở lại được; buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật vào ban ngày; lo lắng về tình trạng sức khỏe bản thân làm ảnh hưởng đến các hành vi và chất lượng cuộc sống. Thậm chí, các nghiên cứu cũng chỉ ra tiểu đêm là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc kèm các bệnh khác và tăng tỉ lệ tử vong ở người cao tuổi.
Nguyên nhân gây ra chứng tiểu đêm theo y học hiện đại
Chứng tiểu đêm thường hay xảy ra ở người trưởng thành, không có sự khác biệt rõ rệt giữa nam và nữ tuy có sự khác nhau về giới tính. Chứng tiểu đêm ở phụ nữ thường liên quan đến việc sinh đẻ, mãn kinh, sa tử cung… Ở nam giới, chứng tiểu đêm thường liên quan đến phì đại, u xơ tuyến tiền liệt… Nhưng cũng có một số nguyên nhân chung dẫn đến chứng tiểu đêm như: (1) Do các bệnh lý tại đường tiết niệu như nhiễm khuẩn tiết niệu, suy thận hoặc các bệnh lý thận mạn tính khác, rối loạn chức năng bàng quang, sỏi bàng quang, hẹp bàng quang bẩm sinh, tăng tạo nước tiểu vào ban đêm vì các nguyên nhân khác nhau, rối loạn phản xạ thần kinh điều khiển bài niệu ở bàng quang… (2) Do sử dụng các thuốc lợi niệu, thuốc chẹn canxi, uống nhiều rượu, cà phê, trà đặc. (3) Do các bệnh lý mạn tính như đái tháo nhạt, đái tháo đường, huyết áp cao, suy tim, rối loạn giấc ngủ…
Nguyên nhân gây ra chứng tiểu đêm theo y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, chức năng tiểu tiện trong cơ thể chủ yếu do hai cơ quan là thận và bàng quang đảm nhiệm. Y văn có câu: “thận chủ thủy quản lý sự đóng mở, bàng quang chủ chứa nước tiểu, cho nên ban đêm tiểu tiện nhiều lần nên trách cứ vào thận và bàng quang”. Đối với người trẻ tuổi khỏe mạnh, âm dương cân bằng và đầy đủ thì ban đêm ít tiểu tiện. Khi tuổi cao, ban đêm đi tiểu tiện nhiều, đó là thủy hỏa đều bất túc. Chứng đi tiểu tiện nhiều vào ban đêm ở người cao tuổi phần lớn là do Thận dương hư yếu. Vả lại ban ngày là dương, ban đêm là âm, ban đêm âm thịnh dương suy, cho nên ban đêm tiểu tiện nhiều lần thực là do dương khí suy yếu gây nên. Về điều trị, nên chú trọng ôn bổ thận dương. Nói chung căn cứ vào vai trò khí hóa của bàng quang, điều trị nên chú trọng bổ khí và làm vững bàng quang. Thận muốn khỏe phải bổ thêm tỳ, cho nên phải kiêm bổ cả tỳ thận, cùng một lúc vừa ôn dương vừa cố sáp.
Một số bài thuốc dành cho người mắc chứng tiểu đêm
Video đang HOT
Bầu dục hầm khiếm thực trị chứng tiểu đêm.
Có thể lựa chọn và sử dụng các món ăn – bài thuốc của y học cổ truyền và các thực phẩm chức năng có công dụng dự phòng và hỗ trợ trị liệu chứng tiểu đêm như sau:
Bài 1: Phá cố chỉ 12g, ích trí nhân 12g, sà sàng tử 8g, thỏ ty tử 12g, khiếm thực 12g, kim anh tử 12, tiểu hồi hương 5g, cam thảo 3g, tất cả đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
Bài 2: Bầu dục lợn hoặc dê 1 đôi làm sạch, thái miếng rồi đem hầm với khiếm thực 50g, chế đủ gia vị, ăn trong ngày, 7 ngày là một liệu trình.
Bài 3: Bàng quang lợn 1 cái, làm sạch rồi nhét đầy mẫu lệ vào bên trong, buộc kín miệng rồi đem đun trong 15 phút, sau đó bỏ hết mẫu lệ, ăn bàng quang và uống nước dùng, 7 ngày là một liệu trình.
Bài 4: Xương sống lợn (còn cả tủy) 3 đốt, hạch đào nhân 30g, đỗ trọng 15g, tất cả đem hầm nhừ, ăn nóng.
Bài 5: Bạch quả 5 trái, hạt bí đao 30g, hai thứ đem nấu chín ăn, 10 ngày là một liệu trình.
Theo Sức khỏe đời sống
Tránh hiểm họa trúng gió
Trúng gió hay trúng phong là thuật ngữ dân gian và y học cổ truyền chỉ trường hợp bệnh lý xảy ra thình lình do thời tiết, môi trường... tác động cơ thể qua đường thở hoặc lỗ chân lông.
Trong những thời điểm giao mùa, khi thời tiết thay đổi đột ngột, lúc có áp thấp, mưa bão hoặc nhiều khí lạnh, những người có sức đề kháng kém rất dễ bị trúng gió.
Trúng gió nhẹ thường là các chứng cảm cúm với các triệu chứng như ớn lạnh, hắt hơi, sổ mũi, chóng mặt, nhức đầu, nôn mửa... Nặng có thể dẫn đến yếu, liệt nửa người hoặc nói khó, miệng và nhân trung méo lệch, thậm chí đột quỵ.
Giảm thiểu bất lợi của thời tiết
Những người tạng hàn hay sợ gió, sợ lạnh, thích áo ấm... nên quan tâm đến mặc đủ ấm vào mùa lạnh, khi đi mưa hoặc khi làm việc trong phòng máy lạnh. Khi ngủ hay tắm nên tránh nơi có gió lùa. Người già cẩn thận với những thay đổi nhiệt độ đột ngột từ xe hơi có gắn máy lạnh; hoặc từ phòng lạnh ra ngoài trời nóng; hoặc khi đi vệ sinh ban đêm từ trong nhà ra ngoài.
Thay đổi thời tiết đột ngột, nóng quá hoặc lạnh quá, đều có thể kích hoạt thần kinh giao cảm và xuất tiết những hormon stress như cathecholamine dẫn đến tai biến do tăng huyết áp. Trời lạnh còn làm tăng hiệu ứng trên do tác động se da và co mạch ngoại biên. Mạch máu co lại vừa trực tiếp làm tăng áp lực lên thành mạch vừa tác động kích hoạt hệ giao cảm, khiến độ tăng huyết áp của nhiệt độ lạnh lớn hơn so với trời nóng.
Đặc biệt, cần quan tâm đến "ba cái nửa phút" để tránh tai biến do thay đổi tư thế đột ngột, có thể gây tai biến do thiếu máu não: khi tỉnh giấc không nên vội bước xuống giường ngay mà nằm trên giường nửa phút cho tỉnh hẳn; ngồi dậy và chờ khoảng nửa phút sau hãy đặt hai chân xuống giường. Sau khi đặt chân xuống nền nhà, chờ nửa phút sau hãy bắt đầu đứng dậy bước đi.
Vận động, nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý
Theo một hướng dẫn về rèn luyện thân thể được phổ biến gần đây, các nhà khoa học Mỹ khuyên người lớn nên vận động khoảng hai giờ rưỡi mỗi tuần, chia làm nhiều lần, tuỳ điều kiện riêng. Với người già, chỉ nên vận động trung bình hoặc đi bộ nhanh sao cho nhịp tim vẫn nằm trong giới hạn từ 60 đến 80% nhịp tim tối đa. Nhịp tim tối đa được tính theo công thức 220 trừ với số tuổi, chẳng hạn độ tuổi 50, nhịp tim tối đa sẽ là 220 - 50 = 170.
Như vậy, nên giới hạn cường độ vận động sao cho nhịp tim không vượt quá 170 x 80% = 136 nhịp đập mỗi phút. Một nghiên cứu khác của các nhà khoa học trường đại học Colorado cho thấy vận động đều đặn và hợp lý không chỉ tăng sức đề kháng, mà còn giúp cải thiện độ mỡ trong máu, làm tăng sản xuất ra chất TPA (Tisue Plasminogen Activator), một loại protein làm tan cục máu đông, chống lại các chứng đột quỵ do nghẽn mạch máu não, dạng trúng phong nguy hiểm nhất.
Ăn đủ chất, tăng cường cá, ngũ cốc thô và rau quả, hạn chế các loại thịt đỏ, thức ăn nhanh, đồ ngọt, rượu, thuốc lá. Tránh ăn quá no, cũng không nên bỏ bữa. Ngoài ra, nên ăn nhiều thực phẩm góp phần tăng sức miễn dịch cơ thể như xúp gà, tỏi, gừng, hành, hải sản, các loại rau quả sậm màu, màu đỏ, vàng, tím. Ăn uống lành mạnh vừa tăng sức miễn dịch vừa có giá trị tích cực trong phòng bệnh, kể cả các chứng trúng gió.
Theo PLXH
Giác hơi không phải trò đùa Do không nắm chắc chỉ định, kỹ thuật và những điều cấm kỵ của phương pháp giác hơi nên đã từng xảy ra không ít trường hợp bị tai biến giác hơi, khiến người được giác hơi lâm vào tình cảnh "tiền mất tật mang". Trong những năm gần đây, cùng với các biện pháp trị liệu giàu tính dân gian khác của...