‘Chưa chắc chắn tướng cướp Hồ Duy Trúc có thể thoát tử hình’
Thông tin Hồ Duy Trúc có thể thoát án tử hình nhờ quy định mới của Bộ luật hình sự năm 2015 đang gây xôn xao dư luận.
Mới đây, Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 109/2015/QH13 về thi hành Bộ luật hình sự 2015. Theo đó, kể từ ngày Bộ luật hình sự 2015 được công bố không áp dụng hình phạt tử hình khi xét xử người phạm tội mà Bộ luật hình sự năm 2015 đã bỏ hình phạt tử hình.
Bộ luật hình sự 2015 bãi bỏ hình phạt tử hình đối với 7 tội, trong đó có 4 tội bỏ hoàn toàn là: Tội Cướp tài sản; tội Phá hủy công trình, cơ sở phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; tội Chống mệnh lệnh; tội Đầu hàng địch. 3 tội bỏ hình phạt tử hình trên cơ sở tách ra từ các tội có quy định hình phạt tử hình trước đó: Tội Sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm; tội Tàng trữ trái phép chất ma túy; tội Chiếm đoạt chất ma túy.
Tướng cướp Hồ Duy Trúc từng gây ra nỗi sợ hãi cho nhiều người với thủ đoạn “chém trước, cướp sau”.
Cũng theo Nghị quyết 109 của Quốc hội thì kể từ ngày Bộ luật hình sự 2015 được công bố hình phạt tử hình đã tuyên đối với người được nêu ở trên nhưng chưa thi hành án, thì không thi hành và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân.
Ngay sau khi Nghị quyết 109 được ban hành, ngày 23/12, luật sư Lê Nguyễn Lê Vi và luật sư Nguyễn Đức Chánh (cùng thuộc Đoàn luật sư TP HCM, người bào chữa cho tướng cướp Hồ Duy Trúc) xác nhận với báo Vietnamnet rằng thân chủ của họ đã thoát án tử hình theo Nghị quyết số 109/2015/QH13 của Quốc hội ban hành ngày 27/11 về việc thi hành Bộ luật Hình sự.
Thông tin tử tù Hồ Duy Trúc, tướng cướp khét tiếng một thời có thể thoát án tử hình do quy định mới của Bộ luật hình sự về tội Cướp tài sản đang thu hút sự quan tâm của đông đảo dư luận.
Không ít người tỏ ra hoài nghi và băn khoăn về việc liệu tử tù Hồ Duy Trúc có thực sự thoát án tử hình hay không?
Video đang HOT
Trao đổi với PV báo điện tử Người đưa tin, luật sư Giang Văn Quyết, Đoàn luật sư TP.Hà Nội bày tỏ quan điểm: Tử tù Hồ Duy Trúc bị y án tử hình từ tháng 3/2014, tính đến thời điểm hiện tại bản án tử hình đã có hiệu lực được gần 2 năm. Nhưng cần lưu ý rằng Bộ luật hình sự năm 2015 có hiệu lực vào ngày 1/7/2016 chứ không phải là có hiệu lực ngay từ thời điểm Nghị quyết 109 của Quốc hội được ban hành. Trong Nghị Quyết cũng nêu rõ kể từ ngày Bộ luật hình sự được công bố thì mới bắt đầu áp dụng các quy định trên.
Do đó, chưa có gì là chắc chắn khẳng định rằng Hồ Duy Trúc đã thoát án tử hình. Nếu trong thời gian này Hồ Duy Trúc có Quyết định thi hành án thì vẫn phải thi hành án theo luật hiện hành.
“Ở đây cần phải nhấn mạnh mặc dù Nghị quyết 109 của của Quốc hội có hiệu lực ngay từ khi ban hành. Thế nhưng, điều kiện để áp dụng một số quy định trong Nghị quyết phụ thuộc vào ngày công bố và hiệu lực của Bộ luật hình sự năm 2015. Thông tin Hồ Duy Trúc đã thoát án tử hình có thể là do một số người hiểu nhầm quy định pháp luật trên”, luật sư Quyết phân tích.
Về tử tù Hồ Duy Trúc, theo nội dung vụ án, sau khi tham gia thực hiện một số vụ cướp ở quê Ninh Thuận và bị cơ quan chức năng truy quét, Trúc cùng Nguyễn Hoàng Phương bỏ vào Sài Gòn rủ thêm Luông, Tuyền và một số thanh niên sống lang thang lập thành nhóm cướp mới. Không có nghề nghiệp, chúng thuê phòng trọ sống chung rồi đi cướp lấy tiền tiêu xài và dùng hàng đá.
Chiều 24/11/2012, sau khi tổ chức uống rượu tại phòng trọ, Trúc rủ Luông cùng đồng bọn mang theo mã tấu chạy xe trên các tuyến đường vắng người thuộc địa bàn quận 7, quận 2 và huyện Nhà Bè để tìm “con mồi” cướp tài sản. Khi đến chân cầu Phú Mỹ, chúng phát hiện chị Nguyễn Thị Ngọc Thúy (30 tuổi) chạy SH theo hướng từ quận 7 sang quận 2 nên đã bám theo.
Đến đoạn đường vắng, Luông chạy xe vượt lên chặn đầu, Trúc ngồi phía sau vung dao chém liên tiếp 3 nhát vào tay chị Thúy làm cả người và xe ngã xuống đường. Trúc chạy đến định cướp xe nhưng không nổ máy được nên bỏ lại. Đồng bọn của hắn từ phía sau lao đến giật phăng túi xách trên người nạn nhân rồi cả bọn tăng ga bỏ trốn. Vết chém mạnh của Trúc làm bàn tay chị Thúy đứt lìa. Người dân phát hiện đưa chị đi cấp cứu, kịp thời nối lại được bàn tay nhưng để lại thương tật 47%.
Trước khi gây ra vụ án kinh hoàng này, cũng với chiêu thức “chém trước, cướp sau”, băng nhóm do Trúc cầm đầu đã thực hiện 14 vụ cướp khác trên địa bàn TP HCM gây thương tích 12 người.
Góc nhìn khác Bộ luật hình sự nước ta có tính chất nhân đạo và hồi tố, tuy nhiên cần phải được hiểu và giải thích, áp dụng đúng đắn. Điểm c khoản 2, điều 1 Nghị quyết số 109/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc Hội quy định: “2. Kể từ ngày bộ luật hình sự năm 2015 được công bố c) Đối với người đã bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành án mà có đủ các điều kiện quy định tại điểm c khoản 3 Điều 40 của Bộ luật hình sự năm 2015, thì không thi hành và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân”. Như vậy chỉ bỏ hình phạt tử hình cho những người đang thi hành án mà đủ điều kiện theo quy định tại điểm c khoản 3 điều 40 BLHS 2015, hình phạt tử hình chuyển thành hình phạt chung thân, cụ thể: Điểm c khoản 3 điều 40 BLHS 2015 quy định: “c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn”. Những người không thuộc trường hợp quy định như trên, đang chờ thi hành hình phạt tử hình thì không thuộc đối tượng được xem xét chuyển từ hình phạt tử hình sang chung thân. Luật sư Nguyễn Văn Nguyên, giám đốc Công ty Luật Hưng Nguyên, đoàn Luật sư TP. Hà Nội.
Hằng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
VKFTA có hiệu lực, xuất khẩu hàng dệt may chưa dễ tăng tốc
Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) đã chính thức có hiệu lực từ ngày 20/12/2015, mở ra một cơ hội cho các ngành hàng xuất khẩu Việt Nam tăng kim ngạch nhờ ưu đãi thuế quan. Tuy nhiên, ngành hàng được kỳ vọng có tốc độ tăng xuất khẩu lớn nhất sang Hàn Quốc là dệt may lại đang chứng kiến sự giảm tốc đáng kể trong năm 2015. Vậy đâu là nguyên nhân?
Cơ hội gia tăng xuất khẩu hàng dệt may sang Hàn Quốc là rất khả quan khi VKFTA đã chính thức có hiệu lực
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), 11 tháng năm 2015, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Hàn Quốc đạt 2,150 tỷ USD, tăng chưa đến 2% so với cùng kỳ 2014 và khả năng cả năm 2015 chỉ đạt 2,59 tỷ USD, tụt xa so với mục tiêu đặt ra từ đầu năm là 3 tỷ USD.
Trong khi đó, năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hàn Quốc tăng tới 27% so với 2013, đạt 2,4 tỷ USD. Tăng mạnh nhất là các nhóm áo khoác, áo jacket, hàng suite, quần nam/nữ.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn, bà Nguyễn Thị Đoàn, Phó giám đốc Công ty cổ phần May Kinh Bắc (tại Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Cầu Giát, xã Chuyên Ngoại, huyện Duy Tiên, Hà Nam) cho biết, năm 2015, dệt may sang Hàn Quốc không đạt được mức tăng kỷ lục như năm 2014, do cạnh tranh xuất khẩu giữa các quốc gia xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường này rất khốc liệt.
Hiện tại, các doanh nghiệp sản xuất cùng dòng sản phẩm tại các nước như Bangladesh, Sri Lanka, Myanmar, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Trung Quốc đang là đối thủ lớn của ngành may mặc của Việt Nam tại Hàn Quốc và nhiều thị trường khác.
Theo bà Đoàn, khi VKFTA có hiệu lực, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng chưa dễ tăng tốc xuất khẩu sang Hàn Quốc do phân chia thị phần của các nhà nhập khẩu tại Hàn Quốc đã khá rõ nét. Sự thay đổi sẽ có, nhưng mức độ còn tùy quy mô, sự nhạy bén và năng động của doanh nghiệp.
Mặc dù xuất khẩu tăng trưởng chậm lại, song thị phần hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc lại có cải thiện đáng kể: chiếm 16,4%, tăng 2,4% so với 2013; trong khi của Trung Quốc là 43,44%, giảm 1,59% và thị phần của các nước khác như Myanmar, Mỹ, Australia, Italy tăng dưới 0,5% so với năm 2013.
Theo ông Lê Tiến Trường, Phó chủ tịch Vitas, xuất khẩu dệt may sang Hàn Quốc tăng trưởng chậm lại trong năm 2015 không có gì đáng lo ngại, bởi năm 2013 - 2014, xuất khẩu dệt may sang thị trường này tăng tới 27 - 28%. Lý do nữa làm xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Hàn Quốc giảm là, năm 2015, tổng nhập khẩu hàng dệt may của Hàn Quốc giảm 0,9% so với 2014, ước đạt 14,071 tỷ USD...
Trong khi đó, cơ hội gia tăng xuất khẩu vẫn được nhận định là khả quan, bởi thương mại song phương đã chuyển sang một giai đoạn mới, do VKFTA đã có hiệu lực, mở ra thời cơ cho các doanh nghiệp biết đầu tư bài bản để khai thác thị trường này.
Với cam kết mở cửa theo VKFTA, hàng dệt may Việt Nam thỏa mãn chứng nhận xuất xứ sẽ được hưởng mức thuế 0% từ ngày 20/12/2015 (thay vì mức thuế 8 - 13% trước đó).
Lãnh đạo Công ty cổ phần May Minh Hoàng (TP.HCM) cho rằng, việc cắt giảm thuế quan sẽ tạo thêm sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước, nhưng đây cũng là động lực lớn để doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, thể hiện ở việc nghiên cứu phát triển sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao, hàng khác biệt mà thị trường Hàn Quốc có nhu cầu.
Vấn đề lớn để được nhận ưu đãi thuế 0% thay cho mức 8 - 13% như trước là doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may phải tự chứng nhận xuất xứ, đảm bảo giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) theo quy định của Hải quan Hàn Quốc. Đây chính là điểm yếu của không ít doanh nghiệp xuất khẩu dệt may, do đội ngũ thực hiện chứng nhận xuất xứ còn thiếu và yếu.
Nhằm giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội giảm thuế và có thông tin về VKFTA, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 201/2015/TT-BTC về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện hiệp định thương mại tự do này trong giai đoạn 2015-2018. Theo đó, một số mặt hàng dệt may, quần áo nguyên chiếc xuất khẩu từ Việt Nam sang Hàn Quốc sẽ được xóa bỏ toàn bộ thuế quan ngay trong năm đầu tiên thực hiện Hiệp định. Như vậy, mấu chốt là doanh nghiệp khi xuất khẩu phải chuẩn bị đầy đủ chứng nhận về nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu để được Hải quan nước nhập khẩu chấp nhận.
Về tổng thể, theo đánh giá của Bộ Công thương, ngành dệt may có khả năng tận dụng tốt cơ hội xuất khẩu khi Hàn Quốc giảm thuế do quy mô sản xuất lớn, mặt hàng xuất khẩu đa dạng và có đội ngũ hơn 500 doanh nghiệp 100% vốn Hàn Quốc đang hoạt động rất quy mô và bài bản tại Việt Nam. Các doanh nghiệp này hiện đóng góp tới 65% tổng giá trị xuất khẩu dệt may sang Hàn Quốc.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Tướng cướp nức danh thành người đứng đầu Sài Gòn xưa Chuyên cướp ngân hàng, tiệm vàng, Bảy Viễn 3 lần vượt ngục Côn Đảo trước khi quy hàng Pháp để leo đến chức Tổng trấn Sài Gòn và là em kết nghĩa của vua Bảo Đại. Trong giới giang hồ Sài Gòn xưa, cậu Hai Miêng, Đại Cathay, Huỳnh Tỳ... được nhiều người nhắc đến nhưng người thành công nhất về địa vị,...