Chưa cần “giải cứu”, VAMA đã tăng tốc bán xe trở lại
Doanh số tháng 10 của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam đã tăng tới 129% so với tháng 9, chưa cần tới quyết định giảm lệ phí trước bạ đang chờ Chính phủ phê duyệt.
Trong tháng 10, số liệu bán hàng của VAMA (Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam) cho thấy sức mua đã trở lại bình thường cũ sau khi nhiều địa phương trên cả nước đã hết giãn cách xã hội. Cụ thể, 17 thành viên VAMA đã bán được 27.149 xe, tăng 121% so với tháng 9 (bán 13.537 xe). Con số này mặc dù vẫn ít nhất trong 4 năm trở lại đây nhưng là kết quả tốt nhất trong năm 2021 tính đến thời điểm này.
Luỹ kế từ đầu 2021, lượng bán hàng của VAMA đạt 197.222 xe, giảm nhẹ 7,15% so với cùng kỳ năm 2020 (bán 212.409 xe). Tương tự, con số của TC Motor là 53.182 xe, giảm 6,76% (57.039 xe).
Biểu đồ tiêu thụ ô tô theo tháng trong vòng 4 năm trở lại đây, tham khảo số liệu từ VAMA.
Nhìn vào biểu đồ tiêu thụ xe theo tháng từ VAMA, có thể thấy mức suy giảm bắt đầu từ tháng 6 cho đến tháng 9, phần còn lại từ tháng 1 đến tháng 5 vẫn đạt tăng trưởng hơn hẳn năm 2018 và 2020. Như vậy, có thể thấy sức mua xe giảm phần nhiều diễn ra trong các tháng Việt Nam tiến hành giãn cách xã hội.
Video đang HOT
Trước đó, trong báo cáo bán hàng 8, VAMA đã than “khổ” khi nhấn mạnh yếu tố là tháng bán hàng thấp kỷ lục kể từ năm 2015 đến nay, nhiều công ty thành viên có mức sụt giảm doanh số trên 60%.
Chính vì vậy, VAMA và doanh nghiệp lắp ráp không phải là thành viên như TC Motor kỳ vọng Chính phủ sẽ tiếp tục công bố ưu đãi 50% phí trước bạ xe lắp ráp như năm 2020, giúp cải thiện tiêu thụ ô tô những tháng cuối năm.
Tuy nhiên, trước những yêu cầu từ doanh nghiệp lắp ráp ô tô trong nước được hưởng ưu đãi phí trước bạ, nhóm ô tô nhập khẩu mà đại diện cho 11 thành viên VIVA ( Audi, Porsche, Aston Martin, Jeep, Volkswagen, Volvo, Jeep, Jaguar & Land Rover, Ferrari, Subaru, Maserati) tỏ ý không đồng tình, và đòi hỏi cũng phải được đối xử công bằng như nhau.
Hiện tại, dù quyết định cuối cùng có giảm phí trước bạ ô tô hay không vẫn chưa được đưa ra, nhưng từ đầu tháng 11, nhiều doanh nghiệp ô tô như Honda, Toyota, Ford đã công bố chính sách ưu đãi bán xe với mức giảm giá tương đương 50% trước bạ hoặc một phần.
Dự báo từ các chuyên gia, cho dù phí trước bạ không được ưu đãi, thị trường ô tô 2 tháng cuối năm sẽ vẫn sôi động, góp phần giúp tiêu thụ cả năm tiếp tục đạt trên 300 ngàn xe. Tất cả có 2 nguyên nhân chính. Nguyên nhân thứ nhất, do năm nay Tết cổ truyền đến sớm, nên mùa mua sắm cuối năm sẽ chỉ diễn ra trong hơn 2 tháng kể từ tháng 11, dẫn đến sức mua chắc chắn tăng. Thứ hai, khi tình hình dịch covid-19 đang được khống chế tốt, cùng với mục tiêu “sống chung” thay vì “zero covid” từ Chính phủ, sẽ giúp nền kinh tế không bị gián đoạn, góp phần đảm bảo thu nhập cho cá nhân cũng như doanh nghiệp, từ đó nhu cầu mua ô tô cũng không bị giảm đi.
Ô tô vẫn bán đắt hàng, doanh số tăng đột biến
So với tháng 4 năm ngoái khi cả xã hội phải giãn cách vì dịch covid-19, lượng tiêu thụ ô tô tại Việt Nam trong tháng 4/2021 đã tăng trưởng đột biến, lên tới 155%.
Theo báo cáo bán hàng mới nhất từ VAMA (Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam), trong tháng 4, người tiêu dùng Việt Nam đã mua 30.065 ô tô mới, giảm nhẹ 3% so với tháng 3 nhưng tăng trưởng tới 155% so với tháng 4 năm 2020 (bán 11.761 xe).
Doanh số trên bao gôm 20.398 xe du lịch (giảm 3%); 8.887 xe thương mại (giảm 6%) và 780 xe chuyên dụng (tăng 26%) so với tháng trước.
Cũng theo VAMA, sản lương của xe lăp ráp trong nươc đạt 17.341 xe, giảm 1% so vơi tháng trươc và sản lương xe nhạp khâu nguyên chiêc là 12.724 xe, giảm 8% so.
Lượng ô tô tiêu thụ từ tháng 4 năm ngoái đến tháng 4 năm 2021. Nguồn: số liệu VAMA
Nếu cộng gộp thêm báo cáo bán hàng tháng 4 của TC Motor (bán 6.538 xe) và Vinfast (bán 2.717 xe), lượng tiêu thụ của thị trường ô tô Việt Nam sẽ là 39.320 xe.
So với tháng 4 năm ngoái khi cả xã hội phải giãn cách vì tránh dịch covid-19 thì lượng tiêu thụ ô tô vào tháng 4 năm nay không chỉ tăng trưởng mạnh ở con số chung, mà hầu hết các hãng xe đều đạt được mục tiêu bán nhiều hàng.
Cụ thể, với lượng bán 6.538 xe của TC Motor, thương hiệu Hyundai tiếp tục đứng đầu thị trường xe du lịch dù giảm 4% so với tháng 3 trước đó. Đứng ở vị trí thứ hai là Toyota với 5.598 xe (giảm 14%). Thương hiệu Kia đứng ở vị trí số 3 với 4.211 xe (tăng trưởng 12%). Mitsubishi đã vượt qua Mazda để leo lên vị trí số 4 với 3.268 xe (tăng trưởng 30%). Cuối cùng ở vị trí số 5 là Ford với 2.564 xe (giảm mạnh 21%).
Biểu đồ tiêu thụ ô tô nhập khẩu (màu đỏ) so với lắp ráp tại Việt Nam. Nguồn: số liệu VAMA
Nhìn vào biểu đồ tiêu thụ ô tô tại Việt Nam dựa trên báo cáo VAMA có thể thấy một đồ thị hình sin điển hình đã tạo thành đúng theo quy luật thị trường, ổn định từ tháng 6/2020 đến nay. Để có được điều này phần lớn nhờ Việt Nam đã vượt qua đợt dịch covid-19 thứ 2 cùng với ưu đãi phí trước bạ của chính phủ dành cho xe lắp ráp trong nước.
Tuy nhiên, khó khăn của thị trường đang được nhìn thấy rõ bởi đợt dịch covid-19 thứ 4 đang diễn biến khó lường, cộng với kiến nghị giảm lệ phí trước bạ 50% trong năm nay của VAMA đã bị Bộ Tài chính từ chối. Những tháng tiếp theo, rất có thể sức tiêu thụ ô tô sẽ giảm buộc các hãng xe phải tung gói kích cầu. Đây cũng sẽ là cơ hội cho người tiêu dùng săn được xe giá rẻ khi chọn đúng thời điểm.
Indonesia vượt Thái Lan, Việt Nam xếp thứ 5 về tiêu thụ ô tô Lượng tiêu thụ ô tô tại các quốc gia khu vực Đông Nam Á vẫn gia tăng bất chấp ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong đó Indonesia vượt Thái Lan để dẫn đầu, Việt Nam rơi xuống vị trí thứ 5 sau khi sức mua ô tô giảm mạnh trong quý III.2021. Bất chấp diễn biến phức tạp của làn sóng dịch bệnh...