Chưa cân đối được vốn nâng cấp Quốc lộ 37, đoạn Gia Phù – Cò Nòi
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản trả lời kiến nghị của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La về việc đầu tư nâng cấp Quốc lộ 37, đoạn Gia Phù – Cò Nòi.
Một đoạn đường quanh co, độ dốc lớn trên đèo Chẹn thuộc Quốc lộ 37 đoạn qua huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Ảnh minh họa: Hữu Quyết/TTXVN
Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, Bộ thống nhất với ý kiến của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La về nhu cầu cần thiết đầu tư nâng cấp đoạn tuyến Quốc lộ 37, đoạn Gia Phù – Cò Nòi theo quy hoạch và đã tổ chức lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án tại Quyết định 1943/QĐ-BGTVT ngày 14/10/2019 của Bộ Giao thông Vận tải
Tuy nhiên, giai đoạn 2021-2025, Bộ Giao thông Vận tải đã xây dựng nhu cầu đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước khoảng 426.000 tỷ đồng, nhưng chỉ cân đối được 304.104 tỷ đồng. Trong đó, bố trí 147.000 tỷ đồng để thanh toán nợ đọng theo nghĩa vụ của ngân sách nhà nước và hoàn thành các dự án chuyến tiếp giai đoạn 2016 -2020; bố trí 117.500 tỷ đồng cho 16 dự án đường bộ cao tốc khởi công mới là mục tiêu trọng tâm đầu tư của kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Số vốn còn lại khoảng 39.500 tỷ đồng để đầu tư cho một số ít các dự án có tính chất then chốt, động lực, cấp bách hoặc xử lý các điểm nghẽn thuộc 5 chuyên ngành giao thông trong 5 năm trên cả 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Riêng tỉnh Sơn La, Chính phủ đã bố trí 1.700 tỷ đồng hỗ trợ địa phương thực hiện tuyến cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu tại văn bản 419/CV-TTg ngày 2/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Do vậy, dự án nâng cấp Quốc lộ 37, đoạn Gia Phù – Cò Nòi, tỉnh Sơn La và một số công trình cấp bách, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương chưa thể cân đối được nguồn vốn để đầu tư trong giai đoạn 2021-2025.
“Bộ Giao thông Vận tải sẽ tiếp tục phối hợp với địa phương và các bộ, ngành nghiên cứu đề xuất cấp thẩm quyền để đầu tư vào thời điểm thích hợp. Trước mắt, Bộ Giao thông Vận tải giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam rà soát, tăng cường duy tu, bảo trì để đảm bảo nhu cầu đi lại an toàn, êm thuận trên tuyến”, Bộ Giao thông Vận tải cho biết.
Video đang HOT
Quốc lộ 37 là tuyến đường liên tỉnh nối 7 tỉnh, thành phố Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái và Sơn La với nhau, có chiều dài là 470 km. Riêng đoạn qua tỉnh Sơn La có chiều dài hơn 139 km, điểm đầu từ km 356 800 (đèo Lũng Lô, giáp ranh tỉnh Yên Bái), điểm cuối km 499 621, giao với quốc lộ 4G tại km 34 700 địa phận xã Nà Ớt, huyện Mai Sơn. Đây là tuyến đường quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội kết nối Sơn La với các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ và các huyện Mai Sơn, Phù Yên, Bắc Yên…
Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, những năm qua, được sự quan tâm của Bộ Giao thông Vận tải, Quốc lộ 37 đã nhiều lần được đầu tư nâng cấp, cải tạo, như dự án cải tạo nâng cấp (giai đoạn 2) đoạn Gia Phù – Cò Nòi; trong đó, đoạn qua đèo Chẹn km 446 – km 452 300 hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng tháng 8/2018…
Nguyên tắc phân phối nguồn thu tài chính công đoàn
Vấn đề phân phối nguồn thu tài chính giữa công đoàn cơ sở và công đoàn cấp trên đã được quy định cụ thể tại Quyết định số 3308/QĐ-TLĐ ngày 1/10/2021 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc ban hành Quy định về nguyên tắc xây dựng và giao dự toán tài chính công đoàn năm 2022.
Quyết định số 3308/QĐ-TLĐ nêu rõ, đối với công đoàn cơ sở, năm 2022, công đoàn cơ sở được sử dụng 60% tổng số thu đoàn phí và 75% tổng số thu kinh phí công đoàn. Phần đoàn phí công đoàn thu tăng thêm so với quy định tại Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ và nguồn thu khác được để lại 100% cho công đoàn cơ sở sử dụng.
Đối với công đoàn cấp trên cơ sở, nguồn thu đoàn phí công đoàn và kinh phí công đoàn được sử dụng sau khi phân phối cho công đoàn cơ sở còn lại là 40% tổng số thu đoàn phí và 25% tổng số thu kinh phí công đoàn sẽ thực hiện phân phối theo quy định tại Điều 22, Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về Phân phối nguồn thu tài chính cho công đoàn các cấp trên cơ sở.
Tổng Liên đoàn hướng dẫn tỷ lệ phân phối ước tính tại cấp trên cơ sở để áp dụng tỷ lệ phân phối mặc định cho Phần mềm thu kinh phí công đoàn 2% khu vực sản xuất kinh doanh qua tài khoản của Tổng Liên đoàn. Hết niên độ tài chính, việc bù trừ giữa Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương với Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở do Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương quyết định.
Tổng Liên đoàn giao chỉ tiêu nộp kinh phí chỉ đạo phối hợp cho LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương trong dự toán tài chính hàng năm để các đơn vị thực hiện và xem xét cấp kinh phí chỉ đạo phối hợp cho các đơn vị được hưởng theo quy định.
Tổng Liên đoàn giao số phải nộp về Tổng Liên đoàn, số cấp hỗ trợ hoặc giao tự cân đối tại Liên đoàn Lao động tỉnh thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc trong dự toán 2022.
Nguồn thu khác phát sinh ở cấp nào, cấp đó được sử dụng.
Về xác định số chi dự toán tại công đoàn cấp trên, theo Quyết định số 3308/QĐ-TLĐ, việc giao dự toán chi thực hiện theo Luật Công đoàn, Luật NSNN, Luật Đầu tư công và các quy định của Tổng Liên đoàn, cụ thể: Chỉ tiền lương, phụ cấp dự toán theo số biên chế và lao động được Tổng Liên đoàn hoặc Tỉnh ủy, Thành ủy giao.
Chi quản lý hành chính theo định mức của Nhà nước: Căn cứ quy định của Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN hàng năm: Số chi quản lý hành chính tối đa = Số biên chế được Tổng Liên đoàn hoặc Tỉnh ủy, Thành ủy giao x Số định mức theo quy định chung của Chính phủ.
Chi trực tiếp chăm lo, bảo vệ, đào tạo đoàn viên và người lao động; Chi tuyên truyền đoàn viên và người lao động; Chi hoạt động của đơn vị chưa thành lập công đoàn cơ sở; Chi khác căn cứ theo số thực hiện năm trước (theo số quyết toán 2020) và nhiệm vụ được giao trong năm tại đơn vị.
Chi đầu tư xây dựng cơ bản được duyệt theo Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch hàng năm của Tổng Liên đoàn.
Dự phòng chi: 5%/Tổng số chi thường xuyên
Quyết định số 3308/QĐ-TLĐ cũng nêu rõ, trên cơ sở xác định số chi trong năm nêu trên, nếu số chi/số thu có tỷ lệ từ 90% đến 100% thì đơn vị tự cân đối.
Số chi/số thu có tỷ lệ nhỏ hơn 90% thì đơn vị nộp nghĩa vụ về Tổng Liên đoàn theo Điều 22, Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Số chi/Số thu có tỷ lệ lớn hơn 100% thì đơn vị được cấp hỗ trợ phần chênh lệch giữa số chi và số thu.
Đối với một số đơn vị tại miền núi, hải đảo do Thường trực xem xét quyết định theo điều kiện cụ thể.
Tổng Liên đoàn giao chỉ tiêu nộp kinh phí chỉ đạo phối hợp cho Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương trong dự toán tài chính hàng năm để các đơn vị thực hiện và xem xét cấp kinh phí chỉ đạo phối hợp cho các đơn vị được hưởng theo quy định.
Trong tổ chức thực hiện, Tổng Liên đoàn có trách nhiệm hướng dẫn xây dựng dự toán tài chính công đoàn năm 2022 theo Quyết định số 3308/QĐ-TLĐ; Tổng hợp dự toán của các đơn vị trình Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng liên đoàn phê duyệt và thông báo cho các đơn vị trong tháng 01/2022.
Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn căn cứ Nguyên tắc xây dựng và giao dự toán tài chính công đoàn 2022, Hướng dẫn xây dựng dự toán tài chính công đoàn 2022, các quy định hiện hành về tài chính của Tổng Liên đoàn để tổ chức thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.
Cơ chế, chính sách đặc thù sẽ tạo động lực cho các địa phương phát triển Việc xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù sẽ tạo động lực huy động nguồn lực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương. Ngày 22/10/2021, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội thảo luận ở tổ về cơ chế đặc thù đối với Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa và Thừa Thiên Huế....