Chùa Bút Tháp – Kiến trúc cổ độc đáo vùng Kinh Bắc
Chùa Bút Tháp, tên chữ là Ninh Phúc tự – được biết đến là một trong những danh lam cổ tự đẹp nhất ở vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, vẫn bảo tồn được tương đối nguyên vẹn cho đến ngày nay, cách thủ đô Hà Nội khoảng gần 30 km và chùa Dâu 3km.
Ngôi chùa nằm kề bên bờ nam Sông Đuống, thuộc thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Phát tích ngôi chùa có từ thế kỷ XIII, được khởi dựng vào Thời vua Trần Thánh Tông, Do sư Huyền Quang sau khi đỗ trạng nguyên rồi từ quan đã về tu ở đây (Sách Chùa Bút Tháp – Bùi Văn Tiến, cũng nói đến vị trụ trì chùa thời Trần là Thiền sư Huyền Quang, Trúc Lâm đệ tam tổ).
Trải qua thời gian, chùa đã nhiều lần trùng tu, tôn tạo. Nhưng lần trung tu lớn nhất là vào đầu thế kỷ XVII, thời Lê – Trịnh. Khi ấy trụ trì chùa là vị sư Chuyết Chuyết (Từ 1633-1644), cùng đệ tử của ông là thiền sư Minh Hạnh (Từ 1633-1659) đã trùng tu lại toàn bộ ngôi chùa với quy mô lớn, kiến trúc theo kiểu ” Nội công, ngoại quốc” và có sự đóng góp công đức to lớn về tiền của, ruộng lộc của hoàng thái hậu – Diệu Viên, Trịnh Thị Ngọc Trúc (Con gái của Thanh vương Trịnh Tráng) cùng Công chúa Lê Thị Ngọc Duyên pháp danh Diệu Tuệ và Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Cơ (Những vị này về sau cũng đã được lập phủ thờ, tạc tượng đặt trong khám, thờ tại chùa Bút Tháp cho đến ngày nay). Đợt trùng tu này kéo dài từ 1644 đến 1647 chùa mới hoàn thành và có tên chữ là “Ninh Phúc thiền tự”.
Cổng chùa Bút Tháp.
Sang đầu thế kỷ XVIII, chùa Bút Tháp lại được tu sửa với quy mô lớn hơn trước. Bia “Ninh Phúc thiền tự bi ký” và “Khánh Lưu bi ký” dựng năm Vĩnh Thịnh 10 (1714) chép rằng “chùa được các quan viên cho tu sửa thêm, chẳng tiếc ngàn vàng sắm mua toàn gỗ tốt, lại được dân làng góp sức và mời thợ cất dựng sửa sang, Với Điện thờ nguy nga, chùa chiền rộng rải, trang điểm một bầu thế giới Lưu ly”. So với trước thì chùa có thêm dãy nhà riêng ở phía sau Phật đường, quy mô đã to lớn hơn nhiều. Đến năm 1876, khi vua Tự Đức kinh lý qua đây, thấy có ngọn tháp hình dáng khổng lồ nên gọi tên là chùa Bút Tháp từ đó.
Quần thể kiến trúc chùa Bút Tháp, nổi bật giữa đồng lúa mênh mông. Chùa quay theo hướng Nam là hướng của trí tuệ, bát nhã trong triết lý nhà Phật. Ngoài cùng là tam quan, tiếp đó là gác chuông 2 tầng 8 mái. Khu trung tâm bao gồm 7 nếp nhà đều nằm ngang, chạy song hành được bố trí trên một trục dọc – Đường thần đạo.
Bên trong nội tự, nằm giữa hai dãy hành lang (mỗi dãy gồm 26 gian) là 7 tòa nhà nối tiếp nhau từ ngoài vào, gồm: Tiền Đường, Thiêu Hương, Thượng điện, vắt nối giữa Thượng Điện và Tích Thiện Am là chiếc cầu đá bắc ngang hồ sen. Cầu dài 4m gồm 3 nhịp uốn cong vồng. Mặt cầu lát đá xanh, hai bên cầu có 12 bức phù điêu đá chạm chim muông, hoa lá công phu, tinh xảo. Tòa Tích Thiện Am, như tên gọi có nghĩa là chứa điều lành. Trong Tích Thiện Am, có tòa cửu phẩm liên hoa – tháp bằng gỗ, 9 tầng, 8 mặt, 9 đài sen tượng trưng cho 9 cấp tu hành chính quả của Phật giáo.
Rồi tiếp đến nhà Trung, phủ thờ và cuối cùng là hậu đường, tổng chiều dài hơn 100m. Phía sau nhà Hậu Đường là hàng tháp đá, trong đó có tháp đá Tôn Đức 5 tầng, cao 11m là nơi đặt xá lị thiền sư Minh Hạnh, vị tổ thứ hai của chùa. Bên trái chùa có nhà thờ vị tổ thứ nhất Chuyết Chuyết và ngôi tháp đá Báo Nghiêm tám mặt, 5 tầng cao 13m là nơi táng xá lị của thiền sư Chuyết Chuyết.
Cầu đá uốn cong bắc ngang hồ sen.
Hai bên phía đầu ngoài, dọc theo toà Tiền đường là hai nhà bia. Mỗi một công trình kiến trúc của ngôi chùa này là một tác phẩm nghệ thuật khéo léo với các hoạ tiết trang trí được làm bằng các chất liệu phong phú và đa dạng như đá, gỗ, gạch. Nó thể hiện sự kết hợp hài hoà giữa kiến trúc và môi trường thiên nhiên. Nhìn tổng thể ngôi chùa được bố trí cân xứng, chặt chẽ ở khu vực trung tâm, nhưng lại rất tự nhiên thoáng mở ở khu vực xung quanh, nên chùa Bút Tháp có nét riêng có và vô cùng độc đáo.
Video đang HOT
Mặt cầu lát đá xanh, hai bên cầu có 12 bức phù điêu đá chạm chim muông, hoa lá.
Đặc biệt, trong hệ thống các pho tượng cổ của chùa Bút Tháp phải kể đến một báu vật cổ, được xem là độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Đó chính là tượng Phật “Thiên thủ thiên nhỡn – nghìn mắt, nghìn tay”. Tượng cao 3,7m, ngang 2,1m, có 11 đầu, 46 tay lớn và 954 tay nhỏ, dài ngắn khác nhau, nở khối vươn cao như ánh hào quang. Đây được coi là một kiệt tác về tượng Phật và nghệ thuật tạc tượng đương thời. Tượng được đặt trên tòa sen rồng đội, với dáng hành đạo, thư thái.
Điều đặc biệt, độc đáo của ngôi chùa mà không đâu trên đất nước ta có được, đó chính là ngọn bảo tháp bằng đá cao lớn, uy nghiêm, vươn lên trời xanh, có tên là tháp Báo Nghiêm, nổi bật hẳn giữa vùng đồng bằng rộng lớn. Tháp Báo Nghiêm giống như cây bút khổng lồ, vươn thẳng tới trời cao thanh vắng. Tháp cao 13,05m, 5 tầng với một phần đỉnh xây bằng đá xanh, 5 góc của 5 tầng có 5 quả chuông nhỏ, xung quanh tháp được trang trí hoa văn sinh động và độc đáo. Lòng tháp có một khoang tròn đường kính 2,29m. Tầng dưới cùng của tháp này có 13 bức chạm đá, chủ yếu là hình các con thú. Tháp thể hiện tài ghép đá và nghệ thuật điêu khắc tuyệt vời của người thợ Việt Nam xưa.
Lùi về phía sau có tháp Tôn Đức cao 11m, nơi đặt xá lị thiền sư Minh Hạnh, vị tổ thứ hai của chùa. Tháp được xây dựng từ giữa thế kỷ 17, 4 mặt tháp đều bít kín bằng đá, mới đây trong lòng tháp người ta vừa tìm thấy được 2 cuốn sách đồng cổ, viết/ khắc kinh Phật. Mấy thế kỷ đã trôi qua, song những gì còn lại ở chùa Bút Tháp cho thấy đây là một trong những trung tâm Phật giáo có ảnh hưởng lớn tại vùng Kinh Bắc xưa, là một trong số ít những ngôi chùa còn giữ được khá nguyên vẹn khối kiến trúc, đồ thờ, tượng thờ cổ của nước ta.
Một góc chùa Bút Tháp.
Chùa Bút Tháp là đỉnh cao của một công trình kiến trúc nghệ thuật, tiêu biểu cho phong cách mỹ thuật thời Lê Trung Hưng, thế kỷ XVII. Các cấu kiện kiến trúc được chạm khắc cùng hệ thống hiện vật phong phú, đa dạng… là những di sản văn hóa vô cùng quý giá của dân tộc ta.
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, chùa Bút Tháp luôn được bảo vệ, giữ gìn và tôn tạo ngày càng đẹp hơn trở thành một trong những điểm tham quan – du lịch tâm linh nổi tiếng ở vùng Bắc Ninh – Kinh Bắc. Hàng năm, mọi người dân trong vùng và du khách gần xa luôn nhớ và trở về dự lễ hội chùa, được tổ chức vào ngày 24 tháng 3 (âm lịch). Hội chùa Bút Tháp được diễn ra trong niềm vui náo nức và lòng sùng kính của khách phập phương mỗi khi đến với chùa.
'Ngỡ ngàng, ngơ ngác và bật ngửa' chiêm ngưỡng 8 tòa nhà độc đáo nhất Bắc Kinh
Những tòa nhà độc đáo nhất Bắc Kinh, Trung Quốc có kiến trúc như một chiếc quần, quả trứng khổng lồ, thậm chí có nơi còn khiến du khách liên tưởng đến dãy núi.
Kể từ khi là quốc gia đăng cai Thế vận hội mùa hè Bắc Kinh 2008, sự "trỗi dậy" của những công trình kiến trúc kỳ lạ xuất hiện không chỉ ở thủ đô này mà trên khắp Trung Quốc. Vượt qua ranh giới của cái đẹp, các kiến trúc sư không ngừng cho ra đời những tòa nhà độc đáo nhất Bắc Kinh, từ "quả trứng khổng lồ", sân vân động tổ chim đến kiến trúc siêu thực,... Hãy cùng chiêm ngưỡng ngay dưới đây.
Nằm giữa Sân bay Bắc Kinh và trung tâm thành phố, Wangjing SOHO là bộ ba tòa nhà văn phòng đan xen, nhìn từ xa giống như một dãy núi chập chùng giữa lòng thủ đô. Được thiết kế bởi cố kiến trúc sư Zaha Hadid và Patrik Schumacher, ba tòa tháp liền kề nhau với chiều cao tòa lớn nhất là khoảng 200 mét, bao quanh bởi công viên công cộng ở Wangjing, một trung tâm kinh doanh công nghệ ở đông bắc Bắc Kinh.
Tòa Wangjing SOHO nổi bật giữa trung tâm thủ đô Bắc Kinh.
Tổ hợp tòa nhà độc đáo nhất Bắc Kinh này gồm 43 tầng: ba tầng đậu xe dưới mặt đất, một tầng bán lẻ dưới mặt đất, hai tầng bán lẻ trên mặt đất và 37 tầng văn phòng. Để đến Wangjing SOHO, bạn có thể di chuyển bằng tàu điện ngầm. Nơi đây không chỉ là địa điểm lý tưởng để chụp ảnh mà còn là trung tâm mua sắm nổi tiếng cho những tín đồ shopping.
Được thiết kế bởi kiến trúc sư Rem Koolhaas và Ole Scheeren của OMA, tòa nhà trị giá 900 triệu USD này cao 51 tầng và cao hơn 233 mét. Hình dạng "chiếc quần" đặc trưng có được nhờ hai tháp nghiêng của tòa nhà giao tại một "đường vòng" vuông góc cách mặt đất 70 mét.
Kiến trúc trông như một chiếc quần khổng lồ.
Tòa nhà là nơi tập hợp các văn phòng, studio truyền hình, phát thanh truyền hình và cơ sở sản xuất của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc. Tuy nhiên, tòa nhà luôn mở cửa đón du khách tham quan, là điểm đến kỳ lạ trong chuyến du lịch Trung Quốc của bạn.
Được thiết kế bởi cố kiến trúc sư người Pháp Paul Andreu, Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Quốc gia được ví như như một quả trứng khổng lồ đặt giữa Bắc Kinh. "Quả trứng" này nằm gần Quảng trường Thiên An Môn, ngoại thất hoàn toàn bằng titan và thủy tinh, bên trong chứa một phòng hòa nhạc 2.017 chỗ ngồi, nhà hát opera 2.416 chỗ ngồi và nhà hát nhỏ hơn 1.040 chỗ ngồi.
Quả trứng khổng lồ lơ lửng giữa mặt nước này là tòa nhà độc đáo nhất Bắc Kinh.
Khu phức hợp nghệ thuật trị giá 400 triệu USD mở cửa vào năm 2007, thu hút hàng nghìn người đổ xô đến chiêm ngưỡng và thưởng thức màn biểu diễn nghệ thuật của các nghệ sĩ nổi tiếng xứ Trung. Các chuyến tham quan tòa nhà độc đáo nhất Bắc Kinh có hướng dẫn viên riêng kéo dài 40 phút và bạn có thể đặt trước để tránh tình trạng hết vé. Sau khi chiêm ngưỡng tòa nhà, bên dưới có nhà hàng, quán cà phê, cửa hàng lưu niệm, nhà sách để tham quan và mua sắm.
Một trong những tòa nhà kỳ lạ nhất Bắc Kinh cũng là "đứa con chung" của 2 nhà thiết kế tài ba Zaha Hadid và Patrik Schumacher là Galaxy Soho. Khu phức hợp văn phòng, mua sắm và giải trí rộng hơn 90 nghìn m2 được xây dựng bằng các dải nhôm và kính trắng đặc biệt, với các cây cầu liên kết bốn cấu trúc kéo dài.
Kiến trúc độc đáo của Galaxy Soho được tạo nên bởi kiến trúc sư nổi tiếng Zaha Hadid.
Thiết kế linh hoạt, không có góc cạnh, bên trong là nội thất tự hào với những khoảng sân rộng lớn - một điểm nhấn của kiến trúc truyền thống Trung Quốc khiến cho Galaxy Soho luôn nằm trong top những tòa nhà độc đáo nhất Bắc Kinh. Ba tầng đầu tiên là không gian mua sắm và giải trí, trên cùng của tòa nhà có các quán bar, nhà hàng và quán cà phê, và các tầng giữa là văn phòng.
Được đặt biệt danh là "Tổ chim" nhờ thiết kế bằng thép đan vào nhau giống hình tổ chim, Sân vận động Quốc gia chứa tới 91.000 chỗ ngồi đã trở thành biểu tượng của Thế vận hội mùa hè Bắc Kinh 2008. Đây cũng là nơi dự kiến diễn ra lễ khai mạc và bế mạc Thế vận hội mùa đông Olympic Bắc Kinh 2022.
Sân vận động tổ chim có sức chứa lên tới 91.000 chỗ ngồi.
Được thiết kế dưới bàn tay đầy sáng tạo của kiến trúc sư Thụy Sĩ Jacques Herzog và Pierre de Meuron cùng sự tham vấn của nghệ sĩ Trung Quốc Ai Weiwei, đây luôn là một trong những tòa nhà độc đáo nhất Bắc Kinh thu hút đông đảo du khách đến tham quan chiêm ngưỡng. Được biết, người ta đã dùng tới khoảng 41.875 tấn thép để xây dựng sân vận động khổng lồ này. Cho đến nay sân "tổ chim" là nơi du khách có thể xem các cuộc triển lãm, các kỳ Olympic và đi bộ dọc theo các lối đi trên mái - một trải nghiệm độc đáo.
Trung tâm văn hóa thể thao dưới nước
Được biết đến với cái tên "Khối nước" nhờ các bức tường bằng nhựa PTFE trông như những "bong bóng" màu xanh lam, Trung tâm Thủy sinh Quốc gia có sức chứa 17.000 chỗ ngồi, tọa lạc ở vị trí gần với sân vận động "tổ chim". Bong bóng xà phòng chính là thứ đã truyền cảm hứng cho Arup thiết kế nên một trong những tòa nhà độc đáo nhất Bắc Kinh này.
Bong bóng xà phòng truyền cảm hứng cho thiết kế độc đáo này.
Ban ngày khi ánh sáng tự nhiên xuyên qua các bức tường nhựa khiến cho tòa nhà trở nên lung linh huyền ảo đầy màu sắc. Trung tâm mở cửa đón du khách với các hoạt động và khu vui chơi thú vị như các hồ bơi với máy tạo sóng, cưỡi ngựa trong nhà, thưởng thức ẩm thực Trung Hoa tại các nhà hàng có sẵn.
Một trong những địa điểm du lịch Bắc Kinh mà du khách không thể bỏ qua là khu trung tâm mua sắm lớn Linda Haiyu Plaza. Nằm dọc theo Đường vành đai 4 phía Đông ở quận Triều Dương, Linda Haiyu Plaza sở hữu tổ hợp các tòa nhà sát nhau khiến người ta liên tưởng đến một con cá.
Tòa nhà Linda Haiyu Plaza.
Khu phức hợp rộng khoảng 24.000 m2, bao gồm một tòa nhà văn phòng 19 tầng hình đầu cá, ba tòa chung cư 15 tầng, một khách sạn 20 tầng và hai tòa nhà thương mại 5 tầng. Linda Haiyu Plaza, còn được gọi là Linda Fishing Plaza, có một siêu thị, một dãy nhà hàng và một công viên câu cá biển khá lớn để du khách tha hồ vui chơi.
Chiêm ngưỡng hết những tòa nhà độc đáo nhất Bắc Kinh kể trên, chắc hẳn bạn sẽ muốn thêm chúng ngay vào lịch trình du lịch sắp tới của mình!
Điểm danh những lễ hội ở Kiên Giang độc đáo và đặc sắc nhất Bên cạnh danh lam thắng cảnh đẹp, thì những lễ hội ở Kiên Giang cũng thu hút du khách tìm hiểu nét văn hóa đặc sắc. Vậy Kiên Giang có những lễ hội nào nổi tiếng và đặc sắc nhất hiện nay? Cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau nhé. Những lễ hội ở Kiên Giang nổi tiếng nhất Dưới đây...