Chùa Bồ Đề: 10 triệu là mẹ ‘mìn’ thành mẹ đẻ hợp pháp
Phạm Thị Nguyệt đã mua giấy chứng sinh với giá 10 triệu đồng, nhưng chị ta mua của ai và mua ở đâu thì cơ quan điều tra đang tiếp tục làm rõ. Nhưng Bệnh viện Sản nhi Ninh Bình không phải là nơi duy nhất cấp giấy chứng sinh cho Nguyệt.rn
Giấy chứng sinh đáng ngờ
Khi bắt Nguyệt, người đã mua bé Cù Nguyên Công 1 tháng tuổi từ bảo mẫu Trang ở chùa Bồ Đề, công an thu giữ rất nhiều giấy chứng sinh và các loại giấy tờ liên quan đến trẻ em ở phòng trọ của người phụ nữ này. Những tờ giấy chứng sinh này đề tên mẹ là Phạm Thị Nguyệt, thể hiện việc Nguyệt đẻ sinh đôi hai cháu trai được Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Ninh Bình cấp và giấy chứng sinh cho hai cháu bé Gia Hân, Đức Anh được Trạm y tế xã Kim Hải, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình cấp.
Trao đổi với báo Công an TP.HCM, ông Nguyễn Quang Cảnh – Phó giám đốc bệnh viện Sản – Nhi Ninh Bình vô cùng ngạc nhiên khi biết Nguyệt đã “mua” được hai giấy chứng sinh thể hiện người mẹ là Phạm Thị Nguyệt, SN 1979, quê ở xã Hòa Khánh, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình đã sinh con lần thứ ba (?!) cho ra đời hai cháu trai vào ngày 10/9/2013 tại khoa Sản của bệnh viện. Người đỡ đẻ chính là điều dưỡng viên Tú Anh, Thủ trưởng cơ sở y tế ký tên trên giấy chứng sinh này là bác sĩ Phạm Văn Dậu, Phó giám đốc bệnh viện, số bệnh án là 43899.
Tại phòng trọ của Nguyệt, công an đã phát hiện ra nhiều giấy chứng sinh giả.
Tra soát tất cả các hồ sơ và thông tin trên Giấy chứng sinh số 43899 tại sổ ra vào viện của khoa Sản, phần mềm quản lý bệnh viện để rút hồ sơ bệnh án trong năm 2012 nhưng không có bệnh án nào trùng khớp các thông tin trên giấy chứng sinh số 43899 mang tên người mẹ là Phạm Thị Nguyệt có địa chỉ như trên.
Được biết, cùng thời điểm Nguyệt sinh, vào ngày 26/9/2012, tại bệnh viện Sản – Nhi Ninh Bình chỉ có sản phụ Phạm Thị Lam, SN 1973, trú tại xã Khánh Hồng, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình cũng vào sinh. Chị Lam mang song thai và đã sinh hai con trai nặng 2,8 và 2,6kg và cũng là trường hợp sinh con lần thứ ba, người trực tiếp đỡ đẻ cũng là Điều dưỡng viên trưởng Tú Anh
Bà Tú Anh – Điều dưỡng viên trưởng – người trực tiếp ký với tư cách là người đỡ đẻ trong hai giấy chứng sinh mà cơ quan điều tra thu giữ tại nhà Nguyệt, trần tình: “Đúng là chữ viết, chữ ký của tôi trên giấy chứng sinh thật, nhưng lâu quá rồi, tôi không nhớ vì sao tôi lại viết và ký vào hai giấy chứng sinh này”.
Để chứng minh mình không “bán” giấy chứng sinh, bà Tú Anh nói: “Vài hôm trước, vợ chồng tôi đã xuống nhà chị Lam và thấy hai cháu đang sống rất khỏe mạnh với bố mẹ”. Bà Tú Anh cho biết thêm, khi ra viện, chị Lam đã nhờ một người tên Tuyết đang công tác ở bệnh viện này nộp viện phí và lấy giấy chứng sinh ở Bệnh viện Sản – Nhi Ninh Bình. Khi chúng tôi hỏi, tên thật của Tuyết thì bà Tú Anh lấp lửng, giống như đây là một đầu mối quan trọng và bí hiểm.
Video đang HOT
Phát hiện khá… sốc
Chị Lam kể với vẻ thật thà: “Nhà em đông con, điều kiện kinh tế khó khăn nên chưa có tiền đóng viện phí ngay. Sau khi xuất viện mới lo đủ tiền nên mới nhờ đứa cháu họ ở cùng xóm tên là Tuyết nộp viện phí và lấy giấy chứng sinh hộ”.
Tại nhà chị Tuyết, chúng tôi được cung cấp: “Tôi làm ở khoa Xét nghiệm Bệnh viện Sản – Nhi, chẳng biết ai tên Nguyệt và Tú Anh cả. Thấy thím (tức chị Lam) nhờ thì làm thôi”. Chị Lam cũng khẳng định: Bà Tú Anh đã đến nhà mình và có hỏi về Tuyết và chị Lam cũng nói rõ Tuyết là cháu ở cùng xóm, nhưng không hiểu sao bà Tú Anh lại cứ lấp lửng về một nhân vật tên Tuyết nào đó, không hiểu với mục đích gì
PV báo Công an TP. HCM còn phát hiện ra một sự thật đáng lo ngại: Ngày 24/10/2012, Bộ Y tế yêu cầu phải dùng mẫu chứng sinh mới, nhưng hết năm 2013, Bệnh viện Sản – Nhi Ninh Bình vẫn dùng mẫu chứng sinh cũ. Điều này được bà Cúc giải thích rất ngộ: “Mua giấy chứng sinh ở Sở Tư pháp đắt quá nên chúng tôi xin mẫu và tự photo. Chỉ đến khi có người yêu cầu phải có mẫu mới, chúng tôi mới biết Bộ Y tế không cho phép dùng mẫu cũ”.
Ban đầu Nguyệt nói: “Các anh chị bác sĩ trong bệnh viện thấy em không sinh nở được nên thương, làm phúc cấp giấy chứng sinh cho em để đủ thủ tục đi khai sinh là mẹ của các cháu”. Chúng tôi hỏi, mất bao nhiêu tiền để mua các giấy chứng sinh nói trên, Nguyệt lạnh lùng: “Không đáng bao nhiêu”.
Phạm Thị Nguyệt đã mua giấy chứng sinh với giá 10 triệu đồng, nhưng chị ta mua của ai và mua ở đâu thì cơ quan điều tra đang tiếp tục làm rõ. Nhưng Bệnh viện Sản nhi Ninh Bình không phải là nơi duy nhất cấp giấy chứng sinh cho Nguyệt. Một số giấy chứng sinh đã được cấp khống từ Trạm Y tế xã Kim Hải, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình,
Giấy chứng sinh là giấy tờ cực kỳ quan trọng, chứng thực sự ra đời của một con người, và căn cứ vào đó mới làm được khai sinh. Nếu chỉ “nhờ” cũng được cấp giấy chứng sinh thì đây thực sự là thiên đường cho bọn buôn bán trẻ em.
Theo_Người Đưa Tin
Vụ chùa Bồ Đề: Người phụ nữ uy quyền ngăn PV tác nghiệp
Khi các phóng viên tác nghiệp tại chùa Bồ Đề thì có một người phụ nữ cản lại. Người này nói rằng sẽ thay mặt sư trụ trì trả lời báo chí.
Tại cuộc họp Thành ủy Hà Nội chiều ngày 12/8, ông Phan Đăng Long, Phó trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy, cho biết theo thông tin ban đầu từ phía cơ quan cảnh sát điều tra, vụ mua bán trẻ con ở chùa Bồ Đề không liên quan đến ni sư Thích Đàm Lan. Tuy nhiên, với vai trò trụ trì, ni sư Đàm Lan cũng có một phần trách nhiệm.
Về tin tức 11 trẻ em tại chùa Bồ Đề bị mất tích, ông Long cho hay cơ quan điều tra đã làm sáng tỏ thân phận của 11 cháu bé trên, trong đó 10 cháu đã về gia đình với bố mẹ đẻ, 1 cháu đã được nhận làm con nuôi, nên không hề có chuyện 11 trẻ bị mất tích.
Sau khi nhận được thông tin, đại diện nhóm thiện nguyện (những người đứng đơn đề nghị điều tra) cho biết, thông tin này vẫn chưa đầy đủ.
Đại diện nhóm thiện nguyện cho biết, trong đơn gửi Phòng Cảnh sát hình sự (PC45 - Công an TP. Hà Nội), nhóm đã đề nghị xác minh về 11 cháu bé. Trong kết quả mới đây của công an quận Long Biên cũng có 11 cháu. Nhưng 3 cháu không trùng với đơn đề nghị.
Về 3 trường hợp trên. Sư trụ trì Thích Đàm Lan cho biết, cháu Việt Anh được mẹ đẻ nhận về. Sau đó, bà mẹ đẻ đã đồng ý cho một gia đình nhận cháu về làm con nuôi.
Khi PV muốn hỏi thông tin thì có một người phụ nữ cản lại. Người này nói rằng sẽ thay mặt sư trụ trì trả lời báo chí.
Khi sư Đàm Lan đi vào trong chùa, người phụ nữ này cũng quay mặt và không trả lời. Đặc biệt, khi hỏi danh tính, chức vụ công tác thì người này âm thầm đi vào khu nuôi dưỡng trẻ và "sai" nhà chùa khóa trái cửa.
Người phụ nữ ngăn cản PV tác nghiệp. (Ảnh: Khám phá)
Không biết, người phụ nữ này là ai, có chức vụ gì mà ni sư Thích Đàm Lan cũng phải nghe lời răm rắp. Khi chúng tôi nhờ nhà chùa tạo điều kiện tác nghiệp thì người phụ nữ này yêu cầu ni sư Thích Đàm Lan đi chỗ khác và không được bắt chuyện với báo chí.
Trước sự lớn tiếng của người phụ nữ này, rất nhiều người dân có mặt chùa bày tỏ sự bức xúc. Một phần họ lo cho nhà chùa sẽ bị thế lực bên ngoài bủa vây, điều khiển. Phật giáo là chốn tâm tinh, không khéo trở thành "sân chơi" của một số người.
Mặt khác, người dân cũng bày tỏ sự lo ngại rằng: Báo chí còn không tiếp xúc được những đứa trẻ thì ai mới là đối tượng được gặp gỡ?
Ngay cả sư Đàm Lan cũng có vẻ "ngại" những đối tượng này. Uẩn khúc gì lại đang diễn ra trong chùa Bồ Đề vốn đã chịu sóng gió?
Trong một diễn biến khác, ngày 12/8, Viện KSND TP.Hà Nội đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can Nguyễn Thị Thanh Trang, 36 tuổi, là quản lý khu nhà mở (trông nom trẻ) chùa Bồ Đề (tổ 2, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội) và Phạm Thị Nguyệt (35 tuổi, quê quán xã Khánh Hòa, H.Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình) về hành vi "mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em" theo điều 120 bộ luật Hình sự. Cùng ngày, cơ quan CSĐT cũng đã ký quyết định tạm giam 4 tháng đối với hai bị can Trang và Nguyệt.
Danh sách 11 đứa trẻ "biến mất" mà nhóm thiện nguyện đề nghị Phòng Cảnh sát hình sự (PC45 - Công an TP. Hà Nội) xác minh. Đại diện của nhóm thiện nguyện, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc khẳng định có tài liệu, hình ảnh và nhân chứng chứng minh các cháu bé này từng sống tại chùa Bồ Đề.
Bé Tùng Anh (gọi là Khoai, vào chùa Bồ Đề năm 2007), Việt Anh (vào chùa năm 2007), Minh Anh (năm 2007 được gần 1 tuổi), Duy Anh (vào chùa năm 2009), Bảo Anh (vào chùa năm 2009), Mai Anh (vào chùa năm 2009), Vi Anh (vào chùa năm 2009), Huy Anh (vào chùa năm 2012), Cù Triều Anh (vào chùa năm 2010), Tuấn Anh (vào chùa năm 2007), Cù Hoàng Anh (vào chùa năm 2010).
Danh sách 11 cháu bé đã được Công an quận Long Biên xác minh nhân thân và nơi ở hiện nay:
Cù Duy Anh (SN 2008), Kiều Vi Anh (SN 2009), Cù Huy Anh (SN 2012), Cù Tuấn Anh (SN 2008), Tuấn Anh (SN 2006), Triều Anh (SN 2007), Cù Hoàng Anh (SN 2011), Nguyễn Hoàng Anh (SN 2010), Cù Duy Anh (SN 2007), Cù Bảo Anh (SN 2008), Tùng Anh (SN 2007).
Khi đối chiếu, có 3 cháu bé mà nhóm thiện nguyện đề nghị vẫn chưa có kết quả xác minh.
Theo_Người Đưa Tin
Chùa Bồ Đề: Làm mất tích 11 trẻ thì phải truy cứu hình sự "Có tới 11 trẻ em bị "mất tích" thì đây rõ ràng là một sự việc có tính chất đặc biệt nghiêm trọng. Nếu hành vi những đối tượng có liên quan đến sự việc có dấu hiệu của việc vi phạm pháp luật hình sự thì cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh tương ứng". Chùa Bồ Đề...