Chữa bệnh ung thư bằng con đường ăn uống có đúng không?
Theo các bác sĩ Bệnh viện K, chế độ ăn chưa bao giờ được thiết kế nghiên cứu như một phương pháp điều trị đặc hiệu ung thư.
Trong thời gian gần đây, mạng xã hội Việt Nam và một số nước trên thế giới đều xôn xao về cách phòng tránh và chữa trị ung thư bằng phương pháp vô cùng đơn giản, đó chính là qua con đường ăn uống.
Nội dung của phương pháp này là “tế bào ung thư có tính axit, ăn thực phẩm có tính kiềm sẽ cô lập tế bào ung thư”, và cho rằng nếu không ăn thịt, đường bột mà chỉ uống bổ sung các loại nước có tính kiềm như nước xay bằng rau, các loại củ như: carrot, củ cải, củ dền, cam, táo… thì tế bào ung thư sẽ tự chết mà không cần sự can thiệp của y học hiện đại.
Những nội dung trên được trích ra từ cuốn sách bán chạy “The pH Miracle: Balance Your Diet, Reclaim Your Health” của tác giả Robert O Young.
Cuốn sách tạm dịnh là “ Phép màu pH: Cân bằng chế độ ăn, lấy lại sức khỏe” xuất bản năm 2002, được dịch ra nhiều thứ tiếng.
Liên quan đến vấn đề này, GS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K cho biết, những người theo phong trào kiềm hóa cơ thể cho rằng chỉ cần thay đổi những hoạt động hàng ngày, tư tưởng, ăn 100% thực phẩm tạo kiềm, nếu PH = 8,5, tế bào ung thư sẽ chết.
Điều này hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Đến nay chưa có bất kỳ nghiên cứu hay khuyến cáo nào cho thấy sử dụng các phương pháp nêu trên có tác dụng điều trị ung thư.
GS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K
Cũng theo ông Thuần, vấn đề dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp người bệnh có đủ sức khoẻ để chống chọi với bệnh tật, đáp ứng được các phương thức điều trị ung thư đặc hiệu như: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị…
Người bệnh có thể lựa chọn chế độ ăn chay: ăn nhiều rau xanh, trái cây và ngũ cốc song phải đảm bảo đó là chế độ ăn chay lành mạnh, đa dạng, phong phú và cung cấp đầy đủ năng lượng. Vì nếu người bệnh không được cung cấp đủ năng lượng sẽ dẫn đến gầy sút, suy kiệt.
Với bệnh nhân ung thư, các bác sĩ thường khuyên ăn chế độ đầy đủ chất dinh dưỡng gồm vitamin, nước, khoáng chất, đường, đạm, chất béo. Ngoài ra cần giữ cân năng hợp lý, hạn chế uống rượu, không hút thuốc lá và tập thể dục đều đặn.
Trong quá trình điều trị cho các bệnh nhân của mình, GS Nguyễn Bá Đức – nguyên GĐ bệnh viện K Trung ương cho biết: có nhiều người bệnh suy nghĩ rằng phải nhịn ăn để cho tế bào ung thư không phát triển, việc bỏ đói tế bào ung thư thậm chí còn làm cơ thể chúng ta suy kiệt, không đủ thể trạng đáp ứng trong quá trình điều trị. Một số người bệnh ung thư được khuyên không nên ăn đạm, chỉ được ăn gạo lứt, muối vừng. Căn bệnh dày vò chúng ta về tinh thần, nếu bây giờ chúng ta nhịn ăn nữa thì sụp đổ cả về mặt sức khoẻ. Người bệnh sẽ chết vì bị suy nhược trước khi chết vì bệnh.
Video đang HOT
GS Nguyễn Bá Đức – nguyên GĐ bệnh viện K
“Trước tiên phải nói là chế độ ăn cho người người bệnh, có một số bệnh người ta quy định phải có chế độ ăn riêng để tránh làm cho bệnh nặng thêm hoặc ảnh hưởng đến việc điều trị. Ví dụ bệnh thận, viêm cầu thận thì phải kiêng ăn mặn vì ăn mặn giữ nước, làm thận bị phù. Tuy nhiên, không có chế độ kiêng đối với người ung thư. Có một số người bị ung thư đồng thời cũng bị một số bệnh khác thì nếu có phải kiêng thì là kiêng cho bệnh đó. Vì vậy, tôi khẳng định quan niệm nhịn ăn để cho tế bào ung thư không phát triển hoàn toàn sai lầm, không có căn cứ khoa học” – GS Đức nói.
Bản thân bệnh ung thư không phải kiêng bất cứ thực phẩm nào, ngược lại người bệnh phải ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để có sức khoẻ để điều trị theo các phương pháp như phẫu thuật, xạ trị, hay hoá trị.
Còn đối với bác sĩ Nguyễn Thị Việt Hương – Bệnh viện K Trung ương nói rằng, nhiều bệnh nhân đã kiêng quá nhiều, quá mức làm cho chế độ ăn của bệnh nhân thiếu chất, căng thẳng, mất nhiều công sức chuẩn bị và lo lắng về bữa ăn.
bác sĩ Nguyễn Thị Việt Hương – Bệnh viện K Trung ương
Nên tuân theo nguyên tắc: Tùy người, tùy bệnh, tùy lúc, thực hiện biện chứng để áp dụng cách ăn uống thì mới có lợi cho việc phục hồi sức khỏe và kéo dài thời gian sống của người bệnh.
Cần phải hiểu về những món, những lúc kiêng tuyệt đối và những món nên giảm nên kiêng nhưng nếu thèm thì cũng có thể ăn chút chút. Đừng biến chuyện ăn của người bệnh ung thư trở thành áp lực.
Bác sĩ Hương cũng chia sẻ thêm về chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư:
1. Ung thư không phải là một bệnh mà là tập hợp hơn 200 loại ung thư, mỗi loại lại có hàng chục phân nhóm, liên quan đến nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh khác nhau. Vì thế, không có một món ăn nào, một kiểu ăn nào được cho là thủ phạm gây ung thư. Vì thế cũng không nhất thiết sợ ăn, động ăn là sợ bị ung thư. Hãy ăn những món ăn tươi, sạch, phù hợp sở thích, phù hợp kinh tế của gia đình.
2. Không có một chế độ ăn hoàn hảo nào thiết kế cho tất cả bệnh nhân ung thư. Cơ bản bệnh nhân ung thư ăn uống càng gần với mọi người trong gia đình càng tốt. Không phải nhất thiết có chế độ ăn quá riêng biệt.
3. Dinh dưỡng hợp lý là yếu tố hết sức quan trọng góp phần vào thành công của điều trị.
4. Không cần thiết phải ăn uống quá cầu kỳ, đặc biệt – gây tốn kém, mệt mỏi, căng thẳng cho mỗi bữa ăn.
5. Không nhất thiết bữa nào cũng phải bổ dưỡng, nhiều, ngon. Thỉnh thoảng chấp nhận cơ thể đói, ăn những món tưởng như không có giá trị nhưng ngon miệng cũng được.
6. Dinh dưỡng chưa bao giờ được coi là một phương pháp điều trị ung thư. Vì vậy, người bệnh cần tham gia điều trị bài bản bởi những phương pháp hiệu quả đã được khoa học thừa nhận./.
Huyền Trang (tổng hợp)
Theo baophapluat
Sự thật về phương pháp ăn uống cân bằng pH điều trị ung thư
Tại Việt Nam, chế độ ăn giàu kiềm để chữa khỏi các loại bệnh tật, đặc biệt ung thư cũng từng "làm mưa làm gió" trên internet, không ít người đã rất tin vào phương pháp này.
Ung thư là căn bệnh nan y, đến nay y học vẫn chưa tìm ra phương pháp chữa khỏi hoàn toàn. Người mắc bệnh thường cố gắng tìm mọi cách để chữa bệnh, áp dụng chế độ ăn kiêng khắc nghiệt để hạn chế sự phát triển của khối u. Sự nhẹ dạ này là cơ hội để nhiều kẻ xấu trục lợi.
Tác giả sách chữa ung thư bằng chế độ ăn giàu kiềm phải bồi thường 150 triệu USD
Theo Financial Review, ông Robert Young, tác giả sách "The pH Miracle: Balance Your Diet, Reclaim Your Health" (tạm dịch Phép màu pH- Cân cằng chế độ ăn, Cải thiện sức khỏe) thua kiện, phải bồi thường cho bệnh nhân 150 triệu USD. Cuốn sách này đã được xuất bản từ năm 2002 và đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng.
"Ung thư không phải là tế bào mà là chất lỏng có tính axit độc. Một tế bào ung thư là một tế bào đã bị hư hỏng hoặc bị nhiễm độc bởi các axit chuyển hóa. Khối u là "gói" các tế bào bị hư hỏng hoặc bị nhiễm độc từ axit dư thừa chưa được loại bỏ đúng cách thông qua tiểu tiện, mồ hôi, đại tiện hoặc hô hấp. Không có thứ gọi là tế bào ung thư. Một tế bào ung thư đã từng là một tế bào khỏe mạnh đã bị axit làm hỏng", ông Young lý giải.
Robert Oldham Young - tác giả cuốn sách bán chạy "The pH Miracle: Balance Your Diet, Reclaim Your Health". Ảnh: Financial Review.
Chính vì vậy, ông đưa ra giải pháp kiềm hóa và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tức có thể chữa trị ung thư bằng chế độ ăn giàu chất kiềm, và cho rằng nếu không ăn thịt cá, đường bột, tế bào ung thư sẽ tự chết mà không cần sự can thiệp của y học hiện đại.
Tác giả này đã tự xưng là bác sĩ và tư vấn cho cô Dawn Kali (45 tuổi), mắc bệnh ung thư vú từ bỏ việc chữa trị bệnh ung thư bằng bằng pháp truyền thống là hóa trị. Sau 16 tháng, người phụ nữ này điều trị bằng chế độ ăn giàu kiềm của ông, căn bệnh ung thư đã chuyển sang giai đoạn 4 và chỉ còn 3-4 năm để sống.
Nữ bệnh nhân đã đệ đơn kiện, ông Young nhận được phán quyết yêu cầu bồi thường 150 triệu USD của tòa, đồng thời phải ngồi tù vài tháng vì hành nghề không có giấy phép. Theo các thông tin sau khi được làm rõ, ông Young chỉ là một tác giả sách chứ không hề có bằng cấp y khoa. Ông từng học lớp sinh học ở Đại học Utah nhưng bỏ ngang, vì một lý do nào đó ông vẫn có hai tấm bằng tiến sĩ từ trường American College in Birmingham và Clayton College of Natural Health.
Tại Việt Nam, chế độ ăn nhiều thực phẩm tạo kiềm để chữa khỏi các loại bệnh tật, đặc biệt ung thư cũng từng "làm mưa làm gió" trên các diễn đàn, mạng xã hội, không ít người tin theo và thực hiện.
Theo đó, nếu điều trị ung thư bằng cách này người bệnh sẽ không đau đớn. Họ chỉ cần sửa chữa những sai lầm hàng ngày như hành động, tư tưởng, ăn uống sai quy luật vũ trụ, tự nhiên bệnh tật sẽ giảm dần và hết hẳn.
Phương pháp không có cơ sở khoa học
Chia sẻ về chế độ ăn giàu kiềm của ông Young, nhiều nhà nghiên cứu khác cũng bày tỏ quan điểm không đồng tình.
Sioned Quirke, chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu của NHS, kiêm phát ngôn viên của Hiệp hội Dinh dưỡng Anh, giải thích: "Khi chúng ta cắt bỏ toàn bộ các nhóm thực phẩm từ sữa, thịt, cá để theo chế độ ăn kiềm hóa, bạn sẽ đẩy chính mình vào tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng. Bạn cần có một chế độ ăn cân bằng và hợp lý để cải thiện sức khỏe". Vị chuyên gia cho biết thêm, khi cơ thể tiêu hóa thức ăn bằng enzyme sẽ thay đổi nồng độ axit trong cơ thể. Đó cũng là cách cơ thể tiêu hóa thức ăn tự nhiên, không có tác động xấu tới sức khỏe.
Khi cắt bỏ toàn bộ các nhóm thực phẩm từ sữa, thịt, cá để theo chế độ ăn kiềm hóa, bạn sẽ đẩy chính mình vào tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng. Ảnh: Magalie De Preux/Unsplash.
Về điều này, PGS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc bệnh viện K, Viện trưởng Viện nghiên cứu phòng chống ung thư, lên tiếng phản bác: "Điều này hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Cho đến nay chưa có bất kỳ nghiên cứu hay khuyến cáo nào cho thấy sử dụng các phương pháp nêu trên có tác dụng khi điều trị ung thư".
Chuyên gia cũng cho biết thêm, hiện chế độ ăn chưa bao giờ được thiết kế nghiên cứu như một phương pháp điều trị đặc hiệu bệnh ung thư. Do vậy, việc lựa chọn chế độ ăn nào đó và coi như phương pháp điều trị ung thư là một sai lầm cũng như không mang lại hiệu quả trong điều trị.
Theo PGS Thuấn, bệnh nhân ung thư, các bác sĩ thường khuyên ăn chế độ đầy đủ chất dinh dưỡng bao gồm vitamin, nước, khoáng chất, đường, đạm, chất béo... Ngoài ra, người bệnh cần giữ cân nặng hợp lý, hạn chế uống đồ có cồn, không hút thuốc và tập thể dục đều. Một số chuyên gia dinh dưỡng hướng dẫn người mắc ung thư nên ăn chủ yếu các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật, chứ không hoàn toàn kiêng thịt.
"Nếu người bệnh muốn chọn chế độ ăn chay, phải đảm bảo rằng đây là một chế độ ăn chay lành mạnh, đa dạng, phong phú và cung cấp đầy đủ năng lượng. Nếu không được cung cấp đủ năng lượng, cơ thể bệnh nhân sẽ suy kiệt, không đủ sức khỏe để đáp ứng được các phương thức điều trị ung thư đặc hiệu như phẫu thuật, xạ trị, hoá trị, PGS Thuấn khuyến nghị.
Các chuyên gia khuyến cáo, bệnh nhân không nên cả tin, tốn kém tiền bạc, thời gian, đánh mất cơ hội điều trị chính thống vì các phương pháp chưa có cơ sở khoa học.
Theo Zing
Các mẹ chia sẻ cách chữa ho bằng dùng gừng đánh dọc sống lưng cho con, nhưng sự thật có như chúng ta nghĩ? "Việc dùng gừng đánh sống lưng cho trẻ chữa ho là chưa có cơ sở khoa học. Bản chất gừng nóng, da của trẻ mỏng việc điều trị rất dễ gây đỏ da, viêm da và gây tổn thương da cho trẻ". Theo chia sẻ các mẹ trên mạng xã hội, để phòng bệnh ho cho trẻ trong mùa lạnh chỉ cần dùng...