Chữa bệnh phụ khoa: Những sai lầm kinh điển
Chữa bệnh phụ khoa dứt điểm không khó nhưng nhiều chị em vẫn bị tái đi tái lại, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và phiền phức trong cuộc sống hàng ngày.
Tình trạng này có thể do bạn đã mắc phải một trong những sai lầm sau đây.
1. Điều trị chậm trễ
Viêm âm đạo do nấm là bệnh rất phổ biến, có đến 75% phụ nữ từng bị viêm âm đạo do nấm ít nhất một lần trong đời, 45-50% trong đó từng bị tái phát. Nhiều phụ nữ thường chủ quan nghĩ rằng bệnh nhiều người mắc thì sẽ không nguy hiểm, hoặc cho rằng không điều trị cũng tự khỏi. Tuy nhiên, khi để bệnh phát triển nặng thêm, quá trình điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn, khó chữa dứt điểm, dẫn đến dễ tái phát.
Viêm âm đạo do nấm là bệnh rất phổ biến, có đến 75% phụ nữ từng bị viêm âm đạo do nấm ít nhất một lần trong đời (Ảnh minh họa: Internet)
2. Tự mình điều trị
Khi thấy triệu chứng bất thường, nhiều chị em lại tìm đến bạn bè, người thân hay tự tra cứu những thông tin trên mạng thay vì đi khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tự chẩn đoán hoặc nhờ người không có chuyên môn ‘phán xét’ triệu chứng như vậy, nếu sai, có thể sẽ dẫn đến việc điều trị không đúng thuốc, làm bệnh dây dưa không khỏi và tăng nguy cơ lờn thuốc. Việc xác định đúng nguyên nhân gây bệnh từ đó đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả cần thông qua xét nghiệm và do bác sĩ chuyên ngành đảm nhiệm. Có những bệnh có triệu chứng giống nhau nhưng lại điều trị theo những hướng khác nhau. Những lời khuyên của bạn bè hay thông tin trên mạng chỉ mang tính tham khảo. Cách tốt nhất là chị em hãy đi khám ngay khi có những biểu hiện bệnh đầu tiên, đừng tự chữa bệnh phụ khoa rồi dẫn đến những hậu quả không mong muốn nhé.
3. Chưa hết liệu trình đã ngưng đặt thuốc
Trong quá trình chữa bệnh phụ khoa, một số chị em tự ngưng thuốc khi thấy hết triệu chứng, hoặc điều trị xong hết một đợt thuốc thì không chịu đi tái khám. Đây là thói quen không tốt bởi đối với từng cơ thể và tình trạng bệnh sẽ có liều lượng thuốc và thời gian điều trị khác nhau. Các chị em nên tuân thủ theo đúng liệu trình bác sĩ đã cho và tái khám đúng hẹn.Nếu chưa hết hẳn đã ngưng điều trị, bệnh vẫn sẽ có cơ hội quay lại để gây viêm nhiễm thêm lần nữa.
Video đang HOT
Quan hệ tình dục trong lúc chữa bệnh phụ khoa có thể khiến hao hụt lượng thuốc đặt (Ảnh minh họa: Internet)
4. Quan hệ khi đang chữa bệnh phụ khoa
Quan hệ tình dục trong lúc chữa bệnh phụ khoa có thể khiến hao hụt lượng thuốc đặt, dẫn đến thời gian điều trị bệnh bị kéo dài. Hơn nữa, khi đang điều trị bệnh, việc quan hệ có thể làm thay đổi môi trường âm đạo và làm thuốc không phát huy hết tác dụng điều trị; chưa kể việc thuốc dính ở đầu “cậu bé” cũng có thể tạo ấn tượng không tốt cho anh ấy.
Theo Afamily
Những điều cần biết về viêm âm đạo do thiếu nội tiết
Viêm âm đạo là bệnh lý phổ biến trong các bệnh lý phụ khoa, trong đó có rất nhiều nhóm nguyên nhân như vi trùng, nấm, ký sinh trùng, thiếu nội tiết.
Bệnh lý này gặp ở phụ nữ phẫu thuật cắt bỏ hai buồng trứng, có điều trị xạ trị hay điều trị hóa chất và ở những phụ nữ trong tuổi mãn kinh.
Viêm âm đạo (VAĐ) do thiếu nội tiết xảy ra như thế nào?
Niêm mạc âm đạo có nhiều nếp gấp ngang, chịu ảnh hưởng của các nội tiết tố nữ và thường hơi ẩm do các chất dịch tiết ra từ các tuyến như tế bào biểu mô tuyến ở âm đạo, tuyến Bartholin, tuyến Skene và dịch nhầy từ cổ tử cung, tạo nên chất dịch nhầy định vị trong âm đạo.
Dịch tiết âm đạo bình thường có màu trắng đục, mịn như bông và tập trung ở túi cùng sau. Vi trùng thường trú trong âm đạo phần lớn các vi trùng ái khí, chủ yếu là các lactobacilli có khả năng chuyển hóa glycogen trong tế bào thành a-xít lactic giữ cho pH âm đạo ở mức
Khi cơ thể thiếu nội tiết tố nữ các tuyến và cấu trúc của thành âm đạo không phát triển do đó chất dịch âm đạo không xuất hiện. Chính điều này làm rối loạn môi trường âm đạo, cũng như thành âm đạo không được bảo vệ. Đây là mấu chốt làm cho âm đạo bị tổn thương biểu hiện sự viêm do thiếu hụt nội tiết tố nữ bao gồm chất thiếu chất là estrogen và progesteron.
Cách xác định VAĐ do thiếu nội tiết
Các triệu chứng thường là viêm không đặc hiệu, huyết trắng ít, có thể thấy có mủ hôi, đôi khi lẫn máu, cảm giác của người bệnh đau trằn bụng dưới, nóng rát âm hộ, âm đạo.
Viêm âm đạo là nỗi lo của nhiều chị em phụ nữ (Ảnh minh họa: Internet)
Có thể đi kèm về rối loạn đường tiểu như tiểu lắt nhắt, tiểu buốt. Khi thăm khám bằng tay hay đặt mỏ vịt vào âm đạo người bệnh, than đau nhiều, kiểm tra thấy niêm mạc thành âm đạo nhợt nhạt, có thể có những chấm xuất huyết đỏ.
Lấy huyết trắng để soi tươi, kết quả thấy tế bào trung gian, không thấy tế bào bề mặt, có thể có vi trùng hay vùng xuất huyết.
Những ảnh hưởng
Bình thường âm đạo chịu sự ảnh hưởng và chi phối của nội tiết tố sinh dục nữ, giúp cho vai trò của âm đạo duy trì tính sinh lý của cơ quan này trong quá trình bảo đảm chức năng tình dục và khả năng tránh được nhiễm trùng.
Một khi nội tiết tố sinh dục nữ bị thiếu hụt hay mất đi, chức năng của âm đạo bị ảnh hưởng rất nhiều. Người bệnh không còn cảm giác hứng thú trong sinh hoạt 'vợ chồng', cảm giác khó chịu thường xuyên xảy ra, một khi vệ sinh không tốt hay có các bệnh lý đi kèm làm cho sức đề kháng của cơ thể giảm thì nguy cơ nhiễm trùng luôn luôn rình rập.
Cách điều trị VAĐ do thiếu nội tiết
Điều trị chủ yếu là tại chỗ, sử dụng dưới dạng kem thoa vào thành âm đạo hay viên nang đặt vào trong âm đạo, với thời gian điều trị 15 - 20 ngày.
Chế độ vệ sinh rất cần thiết, không nên lạm dụng thuốc rửa vệ sinh phụ nữ (Ảnh minh họa: Internet)
Thuốc thường được dùng là một trong các loại thuốc sau đây: thuốc dạng kem thoa, như cream estrogen, cream promestriene, thuốc dạng kem có thể thoa vào âm đạo ngày 1 lần. Thuốc dạng viên nang đặt trong âm đạo như Estriol 0,5mg, Promestriene 10mg, dùng 1 viên ngày, nên đặt vào lúc tối trước khi đi ngủ.
Khi có bội nhiễm đi kèm hay có nhiễm trùng đường tiểu, phải kết hợp thuốc kháng sinh toàn thân như: Cephalexin, Ofloxacin, Doxycycilin. Thường dùng thêm các loại thuốc chống co thắt như Spasmaverin, NO-SPA, Spasless.
Ngoài ra, cần kết hợp chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đảm bảo đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, chất đạm, chất béo, chất bột, chất xơ, vitamin và muối khoáng, tránh ăn kiêng hay ăn không đủ chất. Có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý và rèn luyện thân thể hàng ngày bằng các phương pháp tập thể dục...
Chế độ vệ sinh rất cần thiết, không nên lạm dụng thuốc rửa vệ sinh phụ nữ hàng ngày, chỉ cần sử dụng thuốc vệ sinh khi có nhiễm trùng, huyết trắng hôi, hay huyết trắng chuyển màu, không dùng liên tục hàng ngày vì trong thuốc rửa vệ sinh làm bào mòn niêm mạc thành âm đạo và làm mất cân đối môi trường âm đạo. Chỉ cần rửa nước sạch sau mỗi lần vệ sinh và thấm khô bằng khăn giấy là đủ.
Sau khi dùng thuốc dạng kem hay dạng viên đặt thường phải duy trì thường xuyên, có thể nghỉ 3 - 4 tuần rồi duy trì 2 tuần. Cần đi khám phụ khoa định kỳ mỗi 3 tháng 1 lần; tái khám ngay khi có dấu hiệu lạ.
BS.CKII. Nguyễn Hữu Thuận
Theo Suckhoedoisong.vn
2 bé gái phải nhập viện phẫu thuật vì nhét dị vật vào..."vùng kín" Đại diện Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết vừa tiếp nhận và điều trị hai trường hợp là hai bé bị dị vật đường âm đạo biến chứng nặng, đã từng điều trị nhiều bệnh viện nhưng không phát hiện ra. Ngày 10/11, bác sĩ Huỳnh Thoại Loan, Trưởng khoa Thận - Nội tiết Bệnh viện Nhi đồng 1 TP. HCM cho...