Chữa bệnh bằng hành lá
Khi bị các triệu chứng khó chịu của cảm cúm, bạn nên thử dùng các mẹo vặt với hành lá được giới thiệu dưới đây.
Trong hanh la co chưa tinh dầu. Tinh dầu này chủ yếu có chất kháng sinh atixin C 6 H 10 OS 2 – chất dầu không màu, tan trong cồn, benzen, ête; hòa tan trong nước dễ bị thủy phân, có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh.
Khi bị các triệu chứng khó chịu của cảm cúm, bạn nên thử dùng các mẹo vặt với hành lá được giới thiệu dưới đây. Với mức độ cảm cúm nhẹ, hành lá sẽ giúp cải thiện triệu chứng bệnh rất tốt.
Chữa cảm sốt không ra mồ hôi, nhức đầu, ngạt mũi: vài chục cây hành cả rễ, cắt bớt lá xanh; 3 lát gừng; 1 nhúm gạo. Gạo vo sạch, hành gừng rửa sạch cho vào nồi nấu cháo, cháo chín cho ra bát, vắt thêm chanh vừa chua, ăn nóng xong đắp chăn kín.
Chữa cúm: hành hoa cả rễ 10 cây, 3 lát gừng. Tất cả cho vào nồi, đổ nước sắc kỹ, pha đường uống khi còn nóng.
Video đang HOT
Chữa ho: ngâm 5g hành với mật ong qua đêm, lọc bỏ bã rồi pha một chút rượu uống. Cách 2 – 3 giờ uống một lần. Bài này chữa ho do cúm, do hút thuốc lá hay hen phế quản đều được.
Chữa khản tiếng: ăn hành củ sống, giã hành bọc vải đắp lên cổ.
Chữa trẻ con cảm mạo: hành 60g, sinh khương 10g. Hai thứ giã nát, thêm một cốc nước thật sôi vào, dùng hơi xông vào miệng và mũi, ngày làm mấy lần.
Chữa đau bụng, lạnh chân tay: giã giập hành cả rễ và lá, để hành lên bụng, lăn chai nước nóng lên, khi hành nát lại thay hành khác. Khi vã mồ hôi, đun nước gừng khô uống nóng.
Chữa đầy hơi, tức thở: hành hoa 2 củ, gừng 1 lát, muối 1 thìa. Tất cả giã nhỏ, hơ nóng gói vào vải buộc vào rốn. Nếu nửa giờ chưa thông, thay liều khác.
Lưu ý: Một số trường hợp cúm nặng cần đến bệnh viện khám chuyên khoa và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Viêm mũi dị ứng có lây không?
Tôi rất hay bị ngạt mũi, sổ mũi, đi khám có lần được chẩn đoán là viêm mũi dị ứng. Nay vợ tôi mang bầu, liệu bệnh của tôi có lây cho cô ấy và ảnh hưởng gì tới em bé không? Có cách nào điều trị dứt điểm bệnh của tôi không?
Nguyễn Nguyên (Hà Nội)
Ảnh minh họa
Bệnh của bạn là viêm mũi dị ứng. Viêm mũi dị ứng được chia thành 2 loại: Viêm mũi dị ứng theo mùa (tùy thời tiết từng mùa xuất hiện các loại tạp chất trong gió như phấn hoa, nấm mốc...);
Viêm mũi dị ứng quanh năm: do các tác nhân như côn trùng (bọ chét, ve...), bụi trong nhà, lông súc vật nuôi trong nhà...
Viêm mũi dị ứng là bệnh lành tính, tuy gây ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của người mắc nhưng là bệnh không lây truyền. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây nhiều phiền toái cho người bệnh và do vậy ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Viêm mũi dị ứng nếu không được điều trị khoa học sẽ là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm xoang dị ứng, polyp mũi, polyp xoang...
Vì vậy, bạn nên khám để tìm hiểu rõ nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở bạn để được điều trị hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn nên áp dụng các biện pháp phòng bệnh viêm mũi dị ứng như sau:
Không nên nuôi vật nuôi trong nhà (chó, mèo,...), hạn chế tối đa tiếp xúc với vật nuôi; Vệ sinh định kỳ đồ dùng (chăn, ga, gối, đệm, vải bọc,...) để hạn chế mạt bụi nhà phát triển, vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm ướt để hạn chế nấm mốc;
Vệ sinh cá nhân tốt; Không hút thuốc, hạn chế tối đa tiếp xúc với bụi (như đeo khẩu trang khi dọn dẹp, khi ra đường,...); Vào thời điểm giao mùa, khi thay đổi thời tiết, cần giữ cho cơ thể đủ ấm.
Nhận biết ung thư nước bọt có khó? Ung thư tuyến nước bọt có thể bắt đầu trong bất kỳ của tuyến nước bọt ở cổ, miệng hoặc cổ họng. Tuyến nước bọt tạo nước bọt, trong đó viện trợ tiêu hóa và giữ ẩm miệng. Có ba cặp tuyến nước bọt lớn dưới và phía sau hàm - mang tai, dưới lưỡi và dưới xương hàm dưới (submandibular). Nhiều tuyến...