Chưa bao giờ giáo viên tiểu học bận như bây giờ, phải tập huấn các môn không dạy
Cấp có thẩm quyền sẽ nghiên cứu và quy định việc học bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên đúng môn học, tránh kiểu buộc giáo viên phải học tràn lan như hiện nay…
Thời gian này, giáo viên ở 2 bậc tiểu học và trung học cơ sở ngoài việc chăm lo cho công việc giảng dạy còn phải học và hoàn thành các modun của chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Bộ đã mở nhiều lớp tập huấn cho đội ngũ giáo viên cốt cán ở các đại phương (Ảnh minh họa: moet.gov.vn)
Hiện chúng tôi vẫn đang vừa phải học tập trung do các giáo viên cốt cán báo cáo, vừa phải tự học trên các phần mềm quản lý của Bộ Giáo dục nên thời gian rất bận rộn.
Suốt cả tuần đi dạy, tối về tự học để hoàn thành tiến độ học tập theo quy định, nhiều ngày cuối tuần phải đi học tập trung nghe báo cáo viên triển khai. Bởi thế, sự mệt mỏi, áp lực là không thể tránh khỏi.
Tuy thế, nếu như giáo viên tự học, tự hoàn thành nội dung học tập trên phần mềm khá thuận lợi và cũng mang lại hiệu quả cao thì việc phòng giáo dục buộc tất cả giáo viên bậc tiểu học phải ngồi nghe báo cáo cả những môn học không phải chuyên môn của mình, không chỉ làm ảnh hưởng đến việc học, tiếp thu kiến thức của những giáo viên môn chuyên mà còn lạm dụng thời gian của những thầy cô khác một cách vô ích và không cần thiết.
Có nên buộc tất cả giáo viên tiểu học phải ngồi học cả những môn không phải chuyên môn dạy của mình?
Lịch tập huấn chương trình mới của chúng tôi được bố trí đan xen giữa các môn: Ví như 7 giờ 30 phút học môn Toán, Ngữ văn, Đạo đức; 9 giờ học Âm nhạc, Thể dục, Mỹ thuật, Thể dục; 10 giờ 30 tiếp tục học Toán, Ngữ Văn, Đạo đức…
Video đang HOT
Nhiều người thắc mắc, sao không tách môn chuyên để tập huấn riêng cho giáo viên dạy chuyên mà phải xếp đan xen để buộc tất cả giáo viên phải ngồi học?
Khác với hơn 20 năm về trước, giáo viên tiểu học phải dạy tất cả các môn mà hiện nay gần như các trường tiểu học đã có đầy đủ các giáo viên dạy môn chuyên như, Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học.
Vì thế, thay vì giáo viên dạy môn nào chỉ cần tập huấn chuyên sâu môn ấy sẽ hiệu quả hơn nhiều việc buộc tất cả giáo viên phải học tập một cách đại trà.
Có thầy cô than, tụi em phải chạy gần 20 cây số đến chỉ nghe báo cáo những môn học mà mình không dạy ở trường như môn Mỹ thuật, Thể dục, Âm nhạc…nên chẳng ai muốn nghe .
Ngồi nghe báo cáo mà chán vì nó cũng chẳng liên quan đến chuyên môn của mình. Sao không để giáo viên chuyên môn họ học riêng, mình học riêng sẽ chất lượng và hiệu quả hơn nhiều?.
Đó là, thắc mắc của không ít thầy cô giáo dạy tiểu học khi bị cấp trên yêu cầu đi học bồi dưỡng modun chương trình mới của tất cả các môn học.
Đâu phải chỉ giáo viên tiểu học tâm tư, giáo viên môn chuyên cũng không đồng tình khi phải học chung với giáo viên tiểu học. Một đồng nghiệp đề nghị giấu tên nói với người viết:
“Mình không muốn học chung với giáo viên tiểu học như thế vì lớp học quá đông nên khó tương tác với báo cáo viên được”.
Không riêng gì giáo viên, một số thầy cô giáo là báo cáo viên cũng tỏ ra không đồng tình với kiểu ngồi học chung vì theo họ học chung với giáo viên tiểu học nên một lớp học sĩ số phải lên đến vài trăm người.
Bởi thế, báo cáo viên cũng khó trao đổi, truyền đạt kỹ những nội dung đến các giáo viên chuyên.
Cần bố trí linh hoạt thời gian học tập hợp lý để giáo viên có nhiều thì giờ dành cho việc học tập chuyên sâu hơn những môn dạy của mình.
Chưa bao giờ giáo viên lại bận rộn như lúc này. Ngoài giờ lên lớp, các thầy cô giáo phải lo hoàn thành hồ sơ sổ sách, các kế hoạch dạy học, học lấy chứng chỉ chức danh, tìm minh chứng cho việc đánh giá xếp lợi công chức, nghiên cứu bài dạy theo hướng phát triển năng lực, bình chọn sách giáo khoa, tìm hiểu và học tập theo chương trình mới tất thảy có 9 modun…
Cái khó ở chỗ, nếu không sắp xếp hợp lý sẽ dễ dẫn đến tình trạng công việc chính là giảng dạy sẽ bị ảnh hưởng. Vì thế, sắp xếp việc học, việc dạy thế nào để mọi công việc đều đạt kết quả tốt là điều không hề dễ.
Từ thực tế, chúng tôi cho rằng việc học tập, bồi dưỡng chương trình mới cho giáo viên cần làm chuyên sâu sẽ đạt kết quả hơn việc bắt tất cả giáo viên học một cách đạt trà cả những môn học mà mình chẳng bao giờ giảng dạy.
Hiện trên hệ thống học bồi dưỡng chương trình phổ thông 2018 có những nội dung quy định là “Môn tham khảo” dành cho những thầy cô giáo muốn học, muốn tìm hiểu thêm khi có nhu cầu.
Vì vậy, mong rằng cấp có thẩm quyền sẽ nghiên cứu và quy định việc học bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên đúng môn học, tránh kiểu buộc giáo viên phải học tràn lan như hiện nay vừa mất thời gian mà kết quả học tập cũng không cao.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Trên 90% giáo viên hài lòng với các hỗ trợ bồi dưỡng thường xuyên
Ngày 15/3, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ chủ trì buổi làm việc về bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại cuộc họp.
Thông tin từ ông Đặng Văn Huấn - Phó Giám đốc Ban quản lý Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP) - kết quả bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán mô đun 1, 2, tính đến 11/3/2021 đều vượt chỉ tiêu.
Theo đó, mô đun 1 đã có 33.952 giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán hoàn thành bồi dưỡng; mô đun 2 là 30.171 người hoàn thành.
Với nội dung này, các trường sư phạm, học viện tham gia ETEP cũng đạt kết quả tốt. Trong đó 5 trường ĐH sư phạm (ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng, ĐH Sư phạm - ĐH Huế, ĐH Vinh, ĐH Sư phạm Hà Nội 2, ĐHSP Hồ Chí Minh) và Học viện Quản lý giáo dục hoàn thành vượt chỉ tiêu được giao trong thỏa thuận hợp tác (PA) ở cả 3 môn đun (1, 2, 3).
2 mô đun bồi dưỡng đại trà năm 2020 cho giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông đạt kết quả đáng mừng với 344.503 người hoàn thành tính đến ngày 11/3.
Tất cả các sở GD&ĐT đã hoàn thành 2 mô đun đều có trên 90% giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông hài lòng với các hỗ trợ bồi dưỡng thường xuyên...
Ghi nhận những kết quả trên, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đồng thời yêu cầu Ban quản lý chương trình ETEP tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan để làm tốt hơn nữa; có giải pháp hợp lý, kịp thời để giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai.
Trong đó, Thứ trưởng lưu ý giải pháp nâng cao vai trò và hiệu quả công tác hỗ trợ đồng nghiệp của giáo viên phổ thông cốt cán và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán.
Với tài liệu bồi dưỡng, bổ sung một số hình thức như video, infographic... để cung cấp nguồn học đa dạng, phong phú cho người học, từ đó nâng cao hiệu quả, chất lượng. Các mô đun chưa hoàn thành tài liệu cần sớm hoàn thiện và làm thủ tục trình lãnh đạo Bộ phê duyệt.
Riêng vấn đề kinh phí bồi dưỡng cán bộ, giáo viên đại trà, Thứ trưởng yêu cầu các đơn vị liên quan thuộc Bộ nghiên cứu để có giải pháp tổng thể giúp địa phương triển khai được thuận lợi.
'Tôi đi dạy gần 20 năm, giờ phải học chứng chỉ nghề nghiệp, có vô lý?' "Tôi dạy học gần 20 năm, một số đồng nghiệp khác trên dưới 10 năm mà vẫn phải đi học để lấy chứng chỉ chức danh nghề nghiệp thì thật vô lý", một giáo viên chia sẻ. Cô giáo Phan Tuyết (Bình Thuận), công tác trong ngành giáo dục gần 20 năm, vừa hoàn thành xong lớp bồi dưỡng chứng chỉ chức danh...