Chú ý tới 3 dấu hiệu đặc trưng khi mua sườn lợn để không mất tiền oan mà lại “tậu” được tảng thịt ngon
Sườn lợn là một loại thực phẩm quen thuộc có thể chế biến dưới nhiều hình thức nên các bà nội trợ cũng thường xuyên mua món này về cho gia đình ăn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chọn sườn ngon đâu nhé!
Sườn lợn là loại thịt rất phổ biến trong bữa cơm gia đình với nhiều cách chế biến phong phú như xào chua ngọt, nấu canh dưa… Thế nhưng, không phải ai cũng biết cách chọn sườn ngon khi mua. Nếu bạn nắm rõ được 3 đặc điểm sau đây thì chắc chắn sẽ tìm được những miếng sườn tươi và chắc thịt đó!
1. Bề mặt sườn tươi sáng
Cách phổ biến nhất khi mua sườn đó là xem màu sắc trên bề mặt miếng sườn. Hãy lựa chọn những miếng sườn có màu tươi sáng và không dính vết nhớt bẩn nào trên bề măt. Đặc biệt, bạn cũng nên dành thời gian đi mua sườn tươi ngon vào buổi sáng vì nếu chọn sườn vào buổi chiều thì bề mặt sườn sẽ có màu sẫm, khó nhận biết hơn.
2. Sườn không có mùi tanh, hôi
Trong quá trình lựa chọn sườn, bạn nhớ cầm miếng sườn trên tay và đưa lên gần mũi ngửi trực tiếp. Nếu khúc sườn có mùi hơi tanh nhẹ thoang thoảng đặc trưng của thịt lợn sống thì không cần quá lo. Tuy nhiên, trong trường hợp nó phát ra mùi tanh, hôi nồng rõ rệt thì đó có thể là loại sườn đã để lâu. Thậm chí, những miếng sườn này còn có thể bị hỏng và thiếu yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm, bạn tuyệt đối không nên mua.
Video đang HOT
3. Ấn tay vào thấy độ đàn hồi
Bước cuối cùng khi chọn mua sườn đó chính là chạm tay trực tiếp vào miếng sườn đang bày bán. Nếu sờ tay thấy miếng sườn dính nhớt thì điều này đồng nghĩa là miếng sườn không còn tươi nữa. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng ngón tay ấn vào để cảm nhận độ đàn hồi của miếng sườn. Khi thấy sườn không có độ đàn hồi mà lại tạo ra vết lõm trên bề mặt thì nhiều khả năng đây là sườn đông lạnh để lâu.
Món ăn "kinh dị" vừa nghe đã rợn người: Thưởng thức thịt lợn sống
Món hamburger truyền thống của người Đức làm thưởng thức với thịt lợn còn tươi sống khiến nhiều thực khách khá e dè không dám thử.
Nhắc đến các món ăn tươi sống, nhiều người hẳn sẽ nghĩ ngay về sushi Nhật Bản. Trên thực tế, trong bản đồ ẩn thực thế giới, kiểu thưởng thức dạng "ăn tươi nuốt sống" thực phẩm không cần qua đun nấu xuất hiện khá phổ biến nhiều quốc gia. Một trong số đó, Đức góp mặt trong danh sách với món bánh humburger thịt lợn sống mang tên Hackepeter, hay còn gọi là Mett.
Món bánh humburger làm hoàn toàn từ thịt lợn tươi sống không qua đun nấu của người Đức
Trong tiếng Đức, Mett có nghĩa là "thịt lợn băm nhỏ". Bởi vậy, thành phần chính của món ăn đương nhiên sẽ là thịt lợn sống xay nhuyễn. Người chế biến sẽ sử dụng món thịt xay cho thêm muối, hạt tiêu, tỏi, rồi nắm thành khối thịt lớn.
Ở miền bắc nước Đức, người ta gọi nó là Hackpeter. Nếu cho thêm hành tây thái nhỏ, món ăn gọi là Zwiebelmett; cho thêm loại thảo mộc có tên marjoram, thì món ăn lại gọi là Thringer Mett. Tuy nhiên, cho dù có thể gọi với nhiều tên khác nhau, nhưng món ăn có chung đặc điểm đó là không qua chế biến làm chín, mà thực khách sẽ thưởng thức hương vị tươi sống nguyên bản nhất.
Món ăn được kiểm soát với nguyên tắc nghiêm ngặt
Những cửa hàng bán thịt tại Đức luôn được hướng dẫn nghiêm ngặt để tuân thủ quy trình khi bán sản phẩm thịt làm món Mett.
Thưởng thức hoàn toàn bằng thịt lợn sống, nên Mett thường xuyên nằm trong danh sách "những món ăn kinh dị trên thế giới"
Chẳng hạn, thịt lợn luôn được giữ ở nhiệt độ 2 độ C. Thịt lợn bán trong ngày, được xay bằng máy xay thô. Món thịt làm Mett cần sử dụng từ loại cơ bắp không gân, với hàm lượng chất béo không quá 35% để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng. Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn có lượng chất béo lớn, gọi là schmierig, mang ý nghĩa "béo ngậy" trong tiếng Đức.
Ăn như thế nào?
Mett lần đầu xuất hiện ở Đức vào những năm 1970 của thế kỷ trước. Khi đó, thực khách sẽ thưởng thức trực tiếp, mà không ăn kèm với bánh mỳ.
Thịt lợn để chế biến thành món Mett luôn được kiểm duyệt rất nghiêm ngặt
Ngày nay, cách thưởng thức Mett phổ biến nhất là dùng cùng brtchen (bánh mỳ hoặc lát bánh mỳ) với hành tây thái vòng tròn đặt phía trên, rắc thêm hạt tiêu. Đôi khi, người ta ăn kèm phô mai hoặc bơ để giảm bớt mùi tanh từ thịt sống.
Khá đơn giản trong nguyên liệu cũng như cách chế biến, nhưng món hamburger thịt sống của người Đức khiến nhiều thực khách ngoại quốc e dè khi lần đầu thưởng thức.
Mett có thể nấu chín
Người Đức vẫn có thể ăn món Mett được nấu chín nếu muốn. Khi đó, món ăn được đun nấu như xúc xích, trộn thêm các gia vị khác, nướng thành thịt viên rồi ăn kèm với bánh mỳ.
Đột nhiên bị sốt rồi điếc sau khi chặt miếng thịt lợn sống, chàng đầu bếp hốt hoảng khi biết nguyên nhân Sau khi thấy sức khỏe của mình sa sút nghiêm trọng, đầu bếp trẻ họ Trần vội vã tới bệnh thì với biết rõ nguyên nhân kinh khủng. Thịt lợn sống có thể chứa vi khuẩn gây hại cho sức khỏe con người - Ảnh: Minh họa Ngày 6/12, trang ETtoday đưa tin về một vụ việc được nhiều người chú ý trong...