Chú ý khi dùng thuốc đặt âm đạo
Thuốc đặt là dạng dùng riêng cho nữ, nhưng không nên tự ý dùng nếu chưa được khám cẩn thận.
Nếu bạn dùng không đúng chỉ định, không đúng cách sẽ không có hiệu quả mà còn hại.
Các loại thuốc đặt:
- Loại chứa hormon estrogen: Estrogen làm niêm mạc âm đạo phát triển, có độ dày độ mềm mại cần thiết, tiết ra dịch âm đạo, giao hợp sẽ có hứng thú, không đau. Estrogen tạo ra lượng glycogen dồi dào, làm cho vi khuẩn lactobacillus phát triển, tiết ra acid lactic giữ cho môi trường âm đạo có tính acid. Trong môi trường ấy, vi khuẩn có lợi phát triển, vi khuẩn có hại bị hạn chế. khô âm đạo ( kho am dao )
Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh, lượng estrogen giảm sút, gây trở ngại cho sinh hoạt tình dục, làm cho các tác nhân gây bệnh dễ thâm nhập phát triển. Thuốc đặt chứa hormon estrogen nhằm chống lại các biểu hiện khó chịu nói trên.
- Loại chứa nhiều kháng sinh (thuốc đặt đa năng): Viêm âm đạo có khi do nhiều loại vi khuẩn gây ra và không có biểu hiện đặc trưng gọi là viêm âm đạo không điển hình. Lúc này dùng viên thuốc đa năng khá tiện lợi vì chỉ một mũi tên mà bắn được nhiều đích. Tuy nhiên, ngày nay nhiều thầy thuốc khuyên không nên lạm dụng loại này.
- Loại chứa một kháng sinh: Dùng để trị một tác nhân gây bệnh nhất định, thí dụ: Thuốc trứng metronidazol 500mg trị trùng roi, viên đặt clotrimazol trị nấm candida. Thuốc đặt âm đạo có yêu cầu là hoạt chất phải tan ra được, có tác dụng tại chỗ, giữ được môi trường âm đạo trong khoảng pH=3,5 – 4,5, không gây kích ứng âm đạo.
Cách dùng thuốc an toàn
- Viêm âm đạo thường do một tác nhân chính gây ra, có triệu chứng điển hình, có thể tự nhận biết hoặc khám lâm sàng. Nên làm thêm xét nghiệm dịch tiết âm đạo, soi tươi xác định sự có mặt tác nhân đó.
Những xét nghiệm này dễ, ít tốn kém, hầu hết cơ sở y tế từ tuyến huyện trở lên đều làm được. Khi đã khám lâm sàng, xét nghiệm thì việc dùng thuốc là đúng. Chỉ khi nào thật quá cần mới dùng đến các kỹ thuật xét nghiệm khó, đắt tiền, ở tuyến cao.
Video đang HOT
- Cần dùng đủ liều, trong khoảng 7-10 ngày, không nên quá 14 ngày. Khi đã dùng đúng mà không đáp ứng thì có thể thay thuốc. Không nên dùng kéo dài, dễ sinh kháng thuốc. Một trường hợp sinh kháng thuốc khác là dùng liều quá thấp, hoặc dùng không đều đặn lại dài ngày.
- Khi bệnh nặng, dùng thuốc đặt không hiệu quả thì có thể kết hợp thêm thuốc uống. Ví dụ: Bị viêm âm đạo do candida khởi đầu dùng thuốc bôi, thuốc đặt clotrimazol, khi cần mới dùng kết hợp với thuốc uống, mạnh là fluconazol.
- Viêm âm đạo có khi tái đi tái lại (do nhiễm lại từ bên ngoài, do tự nhiễm từ chính mình). Lần đầu tiên nên chọn một thuốc đặc hiệu, có tác dụng vừa phải, rẻ tiền, chỉ khi không đáp ứng mới dùng một thuốc đặc hiệu khác mạnh hơn, đắt tiền hơn.
- Kỹ thuật đặt: Với loại viên trứng, viên nhét: Thể chất mềm. Đặt thẳng vào âm đạo, không cần thao tác gì. Với viên nén chỉ dùng để đặt âm đạo (như tergenan). Thể chất hơi cứng, khó tan. Trước tiên, cần làm ẩm bằng cách nhúng viên vào nước 20-30 giây hay đặt viên lên một miếng gạc sạch để làm ẩm. Sau đó mới đặt viên vào âm đạo.
Cách đặt: Rửa sạch tay, kẹp viên thuốc giữa hai ngón tay đưa vào âm đạo, dùng ngón tay đẩy thuốc vào bên trong. Khi đặt cần ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, ngồi xổm hay đứng gác một chân lên ghế thấp. Người trẻ tuổi chưa từng tự đặt bao giờ nên nhờ thầy thuốc hay một người khác đã quen đặt hướng dẫn.
- Thời gian đặt: Nên đặt vào buổi tối trước khi đi ngủ, đặt xong nằm nghỉ luôn. Nếu đặt vào lúc khác thì sau khi đặt phải nằm nghỉ vài tiếng.
- Kiêng cữ: Tránh giao hợp trong thời gian dùng thuốc nhằm làm cho thuốc có hiệu quả.
- Tránh dị ứng: Một vài trường hợp thuốc gây dị ứng. Nếu nhẹ, tiếp tục liệu trình điều trị. Nếu nặng, ngừng thuốc, đổi thuốc.
- Tránh lạm dụng: Trường hợp huyết trắng sinh lý, trường hợp viêm âm đạo trẻ em không đặc hiệu (do các chất kích thích mà không do nhiễm khuẩn) thì nhất thiết không dùng thuốc đặt. Lạm dụng sẽ gây nên sự kháng thuốc, làm mất cân bằng sinh thái hệ vi sinh, gây bội nhiễm các tác nhân gây bệnh khác.
Theo VNE
Kinh nguyệt bất thường có bị vô sinh không?
Nhiều bạn gái có kỳ kinh kéo dài, kinh thưa, kinh không đều... lo lắng mình sẽ khó có con, thậm chí là vô sinh.
Kinh nguyệt 2-3 tháng mới có 1 lần, có ảnh hưởng đến việc sinh con?
Kinh nguyêt 2-3 tháng mới có môt lân, em lâp gia đình đã 3 tháng và ko dùng biên pháp tránh thai nhưng vân chưa có thai, liêu em có bị vô sinh không, thưa BS?
Em mới lâp gia đình được ba tháng thì chưa thê nói vô sinh. Các cặp vợ chồng sau khi kết hôn một năm, không sử dụng biện pháp tránh thai nào mà vẫn chưa có thai thì được gọi là vô sinh.
Kinh nguyệt không đều là tình trạng thay đổi chu kỳ, màu sắc, lượng kinh nguyệt so với bình thường. Đây là một trong những triêu chứng thường gặp và khiến phụ nữ lo lắng.
Có nhiêu nguyên nhân làm kinh nguyêt không đêu: Tuôi mới dây thì, thời kỳ tiên-mãn kinh, cho con bú, viêm nhiễm cơ quan sinh dục, tiếp xúc với môi trường độc hại như các chất hóa học, sinh học, phóng xạ, ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt không hợp lý, tinh thần không ổn định, stress, trầm cảm, hút thuốc và uống nhiêu rượu bia...
Kinh nguyêt không đêu là môt trong những nguyên nhân làm em khó có thai. Tuy nhiên, em không nên quá lo lắng, em còn trẻ thì tỉ lê có thai sẽ cao hơn những người lớn tuôi.
Em cân ăn uông đủ chât dinh dưỡng, làm viêc, nghỉ ngơi hợp lý, tinh thân vui vẻ lạc quan, tránh stress... Em nên đi khám sức khỏe tông quát, khám phụ khoa đê xác định nguyên nhân gây kinh nguyêt không đêu và sớm điêu trị.
Chu kỳ kinh không đều có ảnh hưởng đến việc sinh con?
Em 24 tuổi, đã có gia đình được 6 tháng nhưng chưa có em bé. Kinh nguyệt của em không đều kể từ khi có kinh đến giờ. Thời gian trước có lần em bị rong kinh, em dùng thuốc nhưng không khỏi, em có đi khám ở BV phụ sản, BS kê cho em dùng thuốc tránh thai, em uống thuốc đó gần 1 năm thì không còn rong kinh nữa nhưng chu kỳ vẫn không đều. Sau đó em ngưng không dùng thuốc.
Gần đây em có đi khám, BS nói tử cung lệch trái, phần phụ không viêm nhiễm, 2 buồng trứng có vài nang nhỏ. Hiện tại, em đang uống thuốc đông y của 1 lang y ở Nam Định được hơn 2 tháng rồi ạ.
Xin hỏi BS, tình trạng bệnh của em như vậy có nghiệm trọng không? Đâu là nguyên nhân khiến em chưa có thai? Em cần điều trị như thế nào?
Kinh nguyệt không đều là tình trạng thay đổi chu kỳ, màu sắc, lượng kinh nguyệt so với bình thường. Đây là một trong những triêu chứng thường gặp và khiến phụ nữ lo lắng.
Có nhiêu nguyên nhân làm kinh nguyêt không đêu: Tuôi mới dây thì, thời kỳ tiên-mãn kinh, cho con bú, viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục, tiếp xúc với môi trường độc hại như các chất hóa học, sinh học, phóng xạ, ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt không hợp lý, tinh thần không ổn định, stress, trầm cảm, hút thuốc và uống nhiêu rượu bia...
Thuôc ngừa thai ngoài tác dụng ngừa thai còn giúp điêu hòa kinh nguyêt, vì vây bác sĩ đã cho bạn dùng thuôc ngừa thai đê điêu trị. Bạn nên kiên trì điêu trị theo bác sĩ, kêt hợp ăn uông, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, tinh thân thoải mái mới có kêt quả.
Kinh nguyêt không đêu là môt trong những nguyên nhân làm bạn khó có thai, bạn không nên điêu trị theo lang y, không khéo tiên mât và bênh vân còn mang.
Kêt quả khám tử cung và phân phụ của bạn bình thường, không viêm nhiêm như vây là rât tôt. Buông trứng có vài nang nhỏ bạn nên tiêp tục theo dõi, canh trứng phát triên qua siêu âm. Bạn còn rât trẻ, ăn uông đây đủ, tinh thân thoải mái sẽ giúp bạn đạt được kêt quả như ý.
Giữa chu kỳ có huyết trắng thì ảnh hưởng gì đến việc thụ thai ạ?
Tôi lập gia đình đã gần 2 năm nhưng chưa có con. Sau khi kết hôn tôi thường bị mất kinh, có khi 4-5 tháng mới có 1 lần. 2 tháng gần đây kinh nguyệt lại đều hơn. Nhưng cứ đến ngày 13,14 của chu kỳ thì lại thấy xuất hiện dịch nhớt trắng, vàng khi đi vệ sinh. Vậy xin cho hỏi đó là gì và có ảnh hưởng gì đến việc thụ thai hay không? Chồng tôi sức khỏe tốt, tôi đã từng đi hút thai 1 lần cách đây 2 năm.
4-5 tháng mới có kinh một lần cho thấy chu kỳ kinh của bạn bị rối loạn, còn gọi là chu kỳ kinh không phóng noãn. Trường hợp này rất khó cho bạn thụ thai.
2 tháng gần đây kinh nguyệt của bạn đều, như vậy chu kỳ kinh nguyệt bạn có cải thiện tốt, nhưng không rõ chu kỳ kinh của bạn bao nhiêu ngày.
Nếu chu kỳ bạn 28 ngày thì trứng sẽ rụng vào ngày thứ 14, trước khi trứng rụng sẽ có hiện tượng tăng tiết dịch âm đạo (huyết trắng trong, dai không màu, không mùi, không ngứa).
Qua bạn mô tả, có thể đây là huyết trắng sinh lý giai đoạn trứng rụng, không ảnh hưởng gì đến việc thụ thai ngược lại đây là thời điểm rất dễ thụ thai, bạn nên tận dụng thời điểm này nhé.
Theo VNE
Con thấy đau khi anh ấy chạm vào "cô bé", liệu con có bị mất trinh? Trong khi gần gũi, anh ấy xuất tinh rồi mới đưa vào "cô bé" của con, con thấy đau nên đẩy ra. Con năm nay 20 tuổi. Trong khi gần gũi, anh ấy xuất tinh rồi mới đưa vào "cô bé" của con, con thấy đau nên đẩy ra. Sau đó con đi tiểu, có chất gì nhớt nhớt dính trong người con...