Chú ý đừng… ‘vắt chanh bỏ vỏ’
Cam, chanh, quất, quýt, bưởi, bưởi chùm… là một kho chứa các chất dinh dưỡng thực vật rất có lợi cho sức khỏe, đồng thời cung cấp những chất dinh dưỡng thiết yếu, chẳng hạn vitamin C.
Gần đây, các nhà khoa học và dinh dưỡng học đã khám phá một nhóm hóa chất có hoạt tính sinh học cao là flavonoid. Chính flavonoid cùng vitamin C sẽ hình thành “cặp bài trùng” và càng làm tăng vai trò của vitamin C trong cơ thể, chống chọi trước cơn bão ôxy hóa. Các hợp chất flavonoid này vốn rất dồi dào ở rau cải và trái cây.
Hiện trên thị trường có bán rất nhiều chế phẩm gọi là bổ sung vitamin C. Thực ra, đây là loại vitamin C tổng hợp (ascorbic acid) và hầu như chẳng có tác dụng gì mấy trên cơ thể. Thiếu các chất flavonoid trong trái cây citrus thì ascorbic acid được bổ sung sẽ rất dễ dàng bị ôxy hóa và sinh ra những sản phẩm có thể gây nguy hại cho cơ thể.
Những loại trái cây như cam, chanh, quất, quýt, bưởi, bưởi chùm… là một kho chứa các chất dinh dưỡng thực vật rất có lợi cho sức khỏe.
Đây cũng là lý do vì sao ăn thực phẩm trái cây, rau cải sẽ được cung cấp nguồn vitamin tốt hơn là từ các chế phẩm bổ sung vitamin. Nhiều nghiên cứu cho thấy các bioflavonoids trong chanh, cam, quýt, bưởi… có tác dụng ổn định và củng cố độ bền của thành mạch cũng như ổn định lưu lượng máu nhờ vào khả năng kháng viêm của những chất dinh dưỡng thực vật này. Đây cũng là yếu tố quan trọng nhằm cung cấp cxygen cho các mô của cơ thể, đồng thời giúp cơ thể ổn định huyết áp. Những chất flavonoid trong chi citrus cũng có tác dụng làm giảm sưng đau, phù thủng và hỗ trợ hô hấp khi gặp các vấn đề về phổi…
Video đang HOT
Hesperidin là một loại flavonoid được tìm thấy nhiều nhất ở phần vỏ và màng trắng bám ở các múi của các trái cây thuộc chi citrus. Hesperidin thường được dùng để điều trị các trường hợp suy giãn tĩnh mạch, bệnh trĩ… Nếu chế độ dinh dưỡng thiếu hesperidin sẽ làm giảm chức năng của các mao mạch, gây ra các chứng đau chân.
Năm 1962, bác sĩ Robert Cragin đã “âm thầm” sử dụng những chất flavonoid trên các lực sĩ, vận động viên. Bác sĩ Cragin nhận thấy những nhóm vận động viên được cung cấp flavonoid có tần suất tổn thương cơ, khớp thấp hơn nhóm không được cung cấp chất này. Khi có chấn thương xảy ra, nhóm được cung cấp flavonoid cũng sẽ nhanh chóng bình phục hơn nhóm không dùng.
Nguồn cung cấp các chất flavonoid kèm với vitamin C nhiều nhất là ở chanh, chanh giấy, bưởi, cam, tắc… Chúng đạt hàm lượng cao nhất khi trái chín trên cây (chứ không phải dú ép hoặc dùng hóa chất thúc chín). Khi trái đã hái khỏi cây thì càng để lâu, hàm lượng flavonoid và vitamin C càng giảm dần.
Theo Phununews
Trĩ - 'bạn đồng hành' của suy giãn tĩnh mạch
Bệnh trĩ và suy giãn tĩnh mạch chân có cùng nguồn gốc gây bệnh. Phụ nữ mang thai, người bị béo phì, người đứng nhiều và ngồi nhiều... dễ mắc phải hai chứng bệnh này.
Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh mãn tính khá phổ biến ở người trưởng thành, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như làm hao tốn tiền bạc. Giãn tĩnh mạch và bệnh trĩ có cùng một nguyên nhân bệnh lý: do các tĩnh mạch bị suy và giãn ra. Bệnh trĩ hiếm khi gây tử vong nhưng gây khó chịu, đau đớn nhiều. Trĩ và suy tĩnh mạch là căn bệnh đồng hành gây nhiều khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh.
Tĩnh mạch là hệ thống các đường ống đưa máu đen, chứa những chất thải nghèo oxy giàu CO2, từ khắp cơ thể về tim. Thành tĩnh mạch có những cấu trúc gọi là van. Những van này hoạt động như mái chèo về một hướng và đóng kín, góp phần đưa máu về tim.
Khi các van và tĩnh mạch bị suy yếu do bị tác động của áp lực cao lâu ngày hay lão hóa của tuổi tác, tĩnh mạch sẽ bị giãn ra. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ tĩnh mạch nào của cơ thể. Danh từ suy giãn tĩnh mạch thường để chỉ tình trạng suy giãn tĩnh mạch ở vùng chân. Suy giãn tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng được gọi là bệnh trĩ.
Khi bị suy giãn tĩnh mạch chân, người bệnh thường có các triệu chứng biểu hiện như đau chân, nặng chân, mỏi chân khi đứng lâu hay ngồi nhiều; phù chân thường thấy ở vùng mắt cá chân, bàn chân, nhưng có khi phù kín đáo hơn, chỉ cảm thấy mang giày dép chật so với bình thường. Ngoài ra, người bị suy giãn tĩnh mạch thường bị chuột rút (vọp bẻ), cảm giác tê chân, châm chích, như có kiến bò vùng cẳng chân...; tĩnh mạch có thể nổi li ti từng mảng lớn nhỏ khác nhau, màu xanh hoặc tím đỏ (tĩnh mạch hình mạng nhện) hay nổi to ngoằn ngoèo dưới da. Da vùng chân thay đổi màu sắc, ngứa, chàm rất khó chữa lành.
Những tĩnh mạch suy giãn vùng hậu môn trực tràng thường xuất hiện từng búi, gọi là búi trĩ. Trĩ nội là búi trĩ nằm bên trong hậu môn, thường phát hiện khi chảy máu hay sa ra ngoài lúc đại tiện rặn nhiều. Trĩ ngoại là búi trĩ nằm dưới da quanh vùng hậu môn. Khi bị trĩ, người bệnh thường có những triệu chứng như chảy máu khi đại tiện. Máu khi đi đại tiện trong bệnh trĩ thường là máu đỏ tươi (như bị đứt tay), chảy nhỏ giọt, không dính theo phân. Đôi khi chỉ thấy ít máu tươi dính theo giấy vệ sinh.
Bên cạnh đó, người bệnh bị đau hoặc khó chịu vùng hậu môn; cảm giác ngứa hoặc kích thích vùng hậu môn; cảm giác có một búi mềm, căng gần hậu môn, có thể đau hoặc căng to hơn khi đại tiện (búi trĩ nội chỉ sa ra ngoài khi đại tiện). Tình trạng chảy máu kéo dài, lượng ít... người bệnh lại không chú ý. Điều này lâu ngày sẽ làm bạn bị thiếu máu, hay bị chóng mặt, da xanh, người nhợt nhạt...
Tuy nhiên, ở những người trên 40 tuổi có dấu hiệu của trĩ cần phân biệt đây có phải là triệu chứng của ung thư đường tiêu hóa không, nhất là ung thư vùng hậu môn trực tràng.
Trĩ và suy giãn tĩnh mạch chân có cùng nguồn gốc gây bệnh. Vì vậy, khi người bệnh bị trĩ sẽ dễ bị suy giãn tĩnh mạch chân và ngược lại. Táo bón, phụ nữ mang thai, béo phì, người đứng nhiều ngồi nhiều (giáo viên, nhân viên văn phòng, bán hàng, thợ làm tóc, tài xế, thợ may...), xơ gan dễ bị suy giãn tĩnh mạch và trĩ.
Để phòng tránh trĩ và suy giãn tĩnh mạch chân, bạn không nên để táo bón vì đây là "kẻ thù" số một của trĩ và suy giãn tĩnh mạch. Khi bạn bị táo bón sẽ tạo một áp lực lớn lên những tĩnh mạch vùng chân và hậu môn trực tràng, làm chúng suy và giãn ra. Để tránh táo bón, bạn nên bổ sung chất xơ hàng ngày, uống đủ nước (1,5-2 lít một ngày) và phải tạo thói quen đại tiện vào mỗi buổi sáng. Thêm vào đó, bạn cần tập thể dục hàng ngày, bổ sung vitamin C và E và có thể dùng các sản phẩm có chứa thảo dược Horse Chestnut (hạt dẻ ngựa), Rutin, Hesperidin.
Thu Ngân
Theo VNE
Khám phá lợi ích bất ngờ từ vỏ chanh Đừng nghĩ vỏ chanh là phần bỏ đi. Bạn sẽ ngạc nhiên khi khám phá ra những tác dụng bất ngờ từ vỏ chanh đấy! 1. Chống ung thư Một nghiên cứu đã khẳng định tác dụng của việc uống trà nóng với lát vỏ chanh trong việc ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư. Nguyên nhân là do...