Chù ụ Ba Động Đặc sản miền duyên hải Trà Vinh
Chù ụ Ba Động là loài giáp xác có hình dáng tương tự cua đồng. Hai càng chù ụ đỏ hoe, to và kềnh càng, nhiều thịt, trên mai lại có những vết hằn sần sùi giống như hoa văn, hình dáng quều quào, sù sụ, buồn.
Chù ụ Ba Động – Đặc sản miền duyên hải Trà Vinh
Chù ụ Ba Động Trà Vinh:
So với ba khía thì chù ụ chậm chạp hơn, nhưng chúng ở trong các hang rất sâu. Người dân muốn bắt chù ụ phải dùng dá để đào. Bắt được chúng cũng là một kỳ công.
Thịt chù ụ ngon giòn, rất đặc trưng. Chù ụ được bắt về rửa sạch đất, cát, dùng tay gỡ bỏ yếm cho chúng chết rồi để ráo trước khi chế biến thành nhiều món ăn ngon.
Món ăn từ chù ụ Ba Động Trà Vinh:
Món chù ụ luộc nước dừa:
Đơn giản nhất có lẽ đem chù ụ luộc nước dừa xiêm. Không biết có duyên tiền định hay không mà dừa xiêm vùng này nước ngọt lịm.
Video đang HOT
Chù ụ đã chuẩn bị xong, leo lên cây bẻ trái dừa dùng dao bén dạt mặt lấy nước cho vào nồi nấu sôi.
Thả chù ụ vào chỉ lát sau là chù ụ chín. Vớt chù ụ ra rổ cho ráo rồi xếp vào dĩa.
Chù ụ luộc nước dừa ăn kèm với rau sống, dưa leo, cà chua, … chấm muối tiêu chanh thì phải nói, hương vị mặn mòi của miền quê ven biển như thấm vào tận món ăn dân dã này.
Sẵn bếp than hồng, muốn ăn món nóng giòn người ta đem chù ụ nướng. Cứ để miếng vỉ bện bằng dây chì ngang bếp rồi sắp chù ụ lên nướng.
Trở đều tay, chù ụ chín đỏ, giòn rụm. Cứ vậy, dùng tay xé từng ngoe, càng của nó chấm với muối tiêu, muối ớt vừa ăn chơi vừa nhâm nhi vài chung rượu đế rồi hóng mát lồng lộng thổi từ biển vào thì quả thật đã đời lắm vậy!
Chù ụ bắt về được làm sạch rồi bỏ lên chảo xào với dầu, hành và tỏi đập dập. Sau đó người ta cho nước cốt me vào và nêm nếm cho vừa miệng, sao cho có vị chua ngọt lẫn cay nồng.
Trên đĩa người ta sắp sẵn mấy miếng dưa leo xắt xéo, những đọt rau rừng xanh mơn mởn kết hợp với sắc đỏ của chù ụ, sắc vàng của những lát khóm, … nhìn đã no mắt chứ chưa cần thưởng thức.
Món mắm chù ụ:
Chù ụ bắt về, rửa sạch rồi thả vô khạp da bò có pha sẵn nước muối. Thử độ mặn của muối bằng cách thả hột cơm nguội vào, hột cơm nổi lên trên mặt nước là được.
Cho đầy khạp, người ta lấy lá dừa nước phủ lên, dùng cây chèn kín trên miệng.
Độ ba hôm thì giở khạp ra, phân loại và sắp xếp lại. Chù ụ ốp (không chắc thịt) có thể ăn ngay, loại chắc thịt xếp riêng một keo khác.
Sau đó, đổ nước muối ngâm lần đầu vào ngâm tiếp. Độ khoảng 5 – 7 ngày sau là chù ụ có thể ăn được. Phần nước muối còn lại trong khạp là chất tinh túy nhất, dùng để nấu nước mắm tuyệt ngon.
Mắm chù ụ tuy dễ làm như vậy, nhưng đôi khi do bảo quản không kỹ, bị nước mưa lọt vào, chù ụ bị trở (tức là bị hư), có mùi hôi, phải bỏ đi.
Khi ăn, người ta thường rửa từng con bằng nước sôi ấm. Tách mai, càng, chân, yếm ra từng phần.
Cho tỏi, ớt, đường, khóm bằm nhuyễn, hoặc vắt nước cốt chanh vào trộn đều. Lấy dĩa đậy lại khoảng vài giờ sau chù ụ ngấm đều và dịu, ngon, ăn với cơm nguội sẽ ngon hơn.
Ăn mắm chù ụ đã ngon, trứng chù ụ còn ngon hơn bởi nó có vị béo, bùi đằm.
Món bún đặc sản có cái tên rất lạ vị dễ "gây nghiện" ở Trà Vinh
Bún suông là đặc sản miền Tây với hương vị thơm ngon và nước dùng ngọt thanh. Bún suông hấp dẫn thực khách với hương vị rất đặc trưng và rất riêng của nó.
Bún suông còn được gọi là bún đuông. Món ăn có xuất xứ từ Trà Vinh. Theo bà con ở đây thì tên gọi loại bún này bắt nguồn từ nguyên liệu được chế biến ăn kèm với bún. Những con tôm đất được quết, giã nhuyễn, nêm nếm vừa ăn rồi nắn thành sợi dài đem hấp chín, hoặc chiên trong chảo dầu cho vàng, giòn. Gọi đó là suông. Đây cũng là cách Việt hóa một tiếng Khmer dùng chỉ con tôm đất. Nhưng cũng có người lại giải thích rằng suông là cách nói trại đi của từ "đuôn". Bởi hình dáng cọng chả tôm đất nhìn cũng hao hao ấu trùng của loài bọ cánh cứng chuyên cắn phá dừa, dừa nước.
Từng miếng chả tôm thon dài, suông đuột trông lạ mắt như quấn lấy sợi bún. Sự hấp dẫn của món này chính là nước lèo mang đậm chất Trà Vinh. Nước lèo không trong mà có màu nâu đậm, bởi được thêm một ít me và tương hạt vừa tạo nên vị ngọt thanh lại vừa thoang thoảng hương thơm của tương rất hấp dẫn, nguyên liệu ngập trong nước dùng chua ngọt khiến thực khách hài lòng khi thưởng thức. Để tô bún thêm hài hòa, người dân Trà Vinh còn có thể cho thêm vài lát thịt ba chỉ luộc, giá trụng, rau xà lách và ăn kèm bắp cải trắng bào sợi. Chén nước chấm là hỗn hợp của tương xay và ớt xay.
Tô bún suông ngọt lịm lại phảng phất mùi vị tôm đất tỏa ra làm cho người thưởng ngất ngây, thả hồn về với quê hương bình dị mà thân thiết, đậm đà tình nghĩa
Món bánh 'dẻo dai' làm từ nguyên liệu 'rẻ như cho', bán vài nghìn chiếc/ngày ở Phú Thọ Từ món "nhà nghèo", ăn để chống đói với cách làm dân dã, bánh sắn Phú Thọ ngày nay được biến tấu thêm nhiều loại nhân khác nhau, trở thành đặc sản "hút" khách, giá chỉ 6.000 đồng/chiếc. Trước đây, cuộc sống còn nhiều khó khăn, người dân Phú Thọ thường lấy sắn về phơi khô, xay thành bột rồi làm bánh để...