Chú trọng bảo hộ thương hiệu
Trong xu thế hội nhập hiện nay, nhãn hiệu hàng hóa là một “tài sản vô hình” của doanh nghiệp, khi chậm trễ đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ thương hiệu, doanh nghiệp dễ có nguy cơ bị mất hoặc bị làm giả thương hiệu, nhất là khi doanh nghiệp đó ngày càng phát triển, sản phẩm được ưa chuộng.
Việc chủ động đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ thương hiệu góp phần hạn chế những rủi ro về gian lận thương mại, cũng như nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm Việt trong xuất khẩu cũng như ở thị trường nội địa. Trong ảnh: Người tiêu dùng chọn mua các sản phẩm đặc sản Việt Nam tại một siêu thị ở TP.Biên Hòa. Ảnh: Lam Phương
* Chậm đăng ký, dễ mất bản quyền
Trong quá trình hội nhập, việc doanh nghiệp có thể bị đánh cắp, làm giả nhãn hiệu hàng hóa hay đơn giản là bị công ty, đơn vị khác “nhanh chân” đăng ký trước bản quyền thương hiệu ở các thị trường tiềm năng diễn ra khá thường xuyên. Các sản phẩm, thương hiệu của một doanh nghiệp có chất lượng và nổi tiếng trên thị trường quốc tế, sản phẩm có giá trị có nguy cơ bị “xâm hại” trên thị trường.
Mới đây nhất là câu chuyện về việc thương hiệu gạo ST25 của Việt Nam đang có nguy cơ bị mất vì một số doanh nghiệp tại Mỹ đang xúc tiến đăng ký quyền bảo hộ, sở hữu trí tuệ. ST25 là giống gạo Việt Nam được vinh danh “gạo ngon nhất thế giới năm 2019″, do kỹ sư, anh hùng lao động Hồ Quang Cua nghiên cứu và lai tạo. Đến năm 2020, gạo ST25 tiếp tục được đoạt giải nhì trong cuộc thi World’s Best Rice.
Video đang HOT
Hiện có 4 doanh nghiệp tại Mỹ đang chờ được bảo hộ thương hiệu gạo ST25 ở thị trường Mỹ. Dù 4 đơn vị kia vẫn trong thời gian chờ xét duyệt, phía Mỹ chưa cấp giấy phép thương hiệu, tuy nhiên, nguy cơ “mất” thương hiệu gạo này trên thị trường Mỹ, cũng như các thị trường khác vẫn hiện hữu nếu việc đăng ký bản quyền bảo hộ thương hiệu chậm trễ…
Trước đó, những năm qua, đã có nhiều thương hiệu Việt Nam nổi tiếng như: nước mắm Phú Quốc, cà phê Buôn Ma Thuột, kẹo dừa Bến Tre… từng bị doanh nghiệp nước ngoài sử dụng nhãn hiệu ở một số thị trường xuất khẩu, song chỉ có một số ít doanh nghiệp thành công trong việc đòi lại nhãn hiệu nhưng thường rất tốn kém, gian nan, thậm chí có trường hợp phải chịu mất trắng thương hiệu.
Tại Đồng Nai, những năm gần đây, việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp, đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa đang ngày càng được quan tâm hơn từ phía cộng đồng doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề pháp lý liên quan đến sở hữu công nghiệp nên số lượt thông qua đăng ký xác lập nhãn hiệu ngày càng tăng. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa hiểu được ý nghĩa đầy đủ về sở hữu công nghiệp nói riêng và sở hữu trí tuệ nói chung.
Ông Nguyễn Văn Viện, Giám đốc Trung tâm KH-CN (Sở KH-CN) chia sẻ, sở hữu trí tuệ mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thế. Việc khai thác hiệu quả thông tin sở hữu trí tuệ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp trong quá trình nghiên cứu, xác lập quyền sở hữu công nghiệp, quản lý tài sản trí tuệ, khai thác, sử dụng hợp pháp các đối tượng sở hữu công nghiệp, đặc biệt là các công nghệ, sáng chế.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp mới chỉ quan tâm đến vấn đề phát triển sản phẩm, gọi vốn đầu tư, bán hàng… mà chưa quan tâm đến việc bảo vệ ý tưởng, bảo hộ thương hiệu; nhận thức về sở hữu trí tuệ chưa đồng đều và đầy đủ…
* Hạn chế những rủi ro về hàng giả, gian lận thương mại
Theo các chuyên gia, khi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới có hiệu lực, để cạnh trạnh ở các thị trường xuất khẩu tiềm năng cũng như ngay trên “sân nhà”, doanh nghiệp trong nước cần chú trọng tính minh bạch trong xuất xứ, cung cấp các thông tin liên quan đến sản phẩm trên nhãn mác, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, sở hữu trí tuệ… Qua đó, hạn chế những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại…
TS Tạ Quang Minh, Viện trưởng Viện Khoa học sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) chia sẻ, nhiều doanh nghiệp hiện vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức tới việc đăng ký sở hữu trí tuệ, bảo hộ thương hiệu nên sẽ có thể mất đi nhiều cơ hội, lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập như hiện nay.
Đặc biệt, nếu doanh nghiệp còn chần chừ trong vấn đề này thì dễ có nguy cơ bị mất độc quyền thương hiệu, nhãn hiệu, thậm chí không được sử dụng các “tài sản” về thương hiệu khi bị người khác đăng ký trước. Nhằm cung cấp thông tin, hướng dẫn khai thác và sử dụng dịch vụ sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp cho doanh nghiệp, Viện Khoa học sở hữu trí tuệ đã phối hợp với các sở KH-CN ở các địa phương, trong đó có Đồng Nai, thiết lập các trạm khai thác thông tin và sử dụng dịch vụ sở hữu công nghiệp (trạm IPPlatform).
Theo Cục Quản lý thị trường Đồng Nai, trong năm 2020, lực lượng quản lý thị trường trong tỉnh đã tiến hành kiểm tra và xử lý 217 vụ vi phạm về hàng giả (hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ…) trên địa bàn tỉnh, thu phạt nộp ngân sách nhà nước gần 1,3 tỷ đồng. Trong quý I-2021, lực lượng quản lý thị trường trong tỉnh đã tiến hành kiểm tra 319 trường hợp và phát hiện 310 vụ vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa trên địa bàn, trong đó có nhiều vụ liên quan đến vi phạm về hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ…
Thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo
Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ (TSTT) giai đoạn 2011-2020 có mục tiêu nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về sở hữu trí tuệ (SHTT), nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ; hỗ trợ bảo hộ, quản lý và phát triển TSTT cho các thành quả nghiên cứu khoa học, các sản phẩm quốc gia, sản phẩm chủ lực địa phương và phát triển nguồn nhân lực về SHTT.
Kết quả thực hiện Chương trình đã góp phần khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo, tạo dựng văn hóa SHTT, góp phần khẳng định vai trò của SHTT trong đời sống kinh tế - xã hội.
Sản phẩm dứa Cầu úc của tỉnh Hậu Giang được đăng ký chỉ dẫn địa lý.
Hương trình Phát triển TSTT giai đoạn 2011 - 2020 được thực hiện theo Quyết định số 2204/Q-TTg ngày 6-12-2010 và Quyết định số 1062/Q-TTg ngày 14-6-2016 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đánh giá của Cục SHTT, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH và CN), chương trình đã thật sự lan tỏa, được các địa phương, doanh nghiệp, nhà khoa học hưởng ứng và chủ động triển khai. Bên cạnh việc tham gia chương trình này, 63 tỉnh, thành phố đã ban hành cơ chế, chính sách, triển khai hoạt động hỗ trợ phát triển TSTT cho các doanh nghiệp, các nhà sản xuất, kinh doanh... Trong gần 10 năm tổ chức triển khai chương trình, các địa phương đã tổ chức khoảng 1.200 lớp tập huấn cho khoảng 60.000 lượt người. Nội dung tập huấn tập trung vào hướng dẫn sử dụng công cụ SHTT để xây dựng, thực hiện chiến lược kinh doanh, tạo lợi thế cạnh tranh của sản phẩm cho các doanh nghiệp; hướng dẫn người dân sản xuất và kinh doanh sản phẩm có tem nhãn, bao bì, thành lập các tổ chức tập thể để thay mặt cộng đồng tiến hành các thủ tục bảo hộ SHTT cho các đặc sản, hướng dẫn kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sản phẩm được bảo hộ SHTT. ồng thời, các địa phương đã thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ khác nhằm nâng cao nhận thức chung của xã hội về hoạt động bảo hộ, thủ tục đăng ký xác lập, bảo vệ, thực thi quyền SHTT, như: tổ chức hội thảo, hội nghị, tọa đàm, cuộc thi, tập huấn chuyên ngành... Hiệu quả mang lại là đã nâng cao nhận thức của xã hội về SHTT, góp phần tăng lượng đơn sở hữu công nghiệp nộp đăng ký bảo hộ tại Cục SHTT khoảng 10-12%/năm. Trong giai đoạn 2011-2019, Cục SHTT tiếp nhận và công bố 278.144 đơn đăng ký nhãn hiệu, 14.084 đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, 4.705 đơn đăng ký sáng chế và 2.509 đơn đăng ký giải pháp hữu ích.
Chương trình đã góp phần nâng cao chất lượng nhân lực về SHTT. Hiện nay, cả nước có sáu trường đại học tổ chức đào tạo chính quy cho sinh viên về SHTT, nhưng SHTT chỉ được đào tạo lồng ghép với các môn học khác, do đó, nhân lực chưa chuyên sâu về SHTT. Triển khai chương trình, Cục SHTT đã tổ chức các khóa đào tạo cơ bản, nâng cao, đào tạo chuyên sâu cho các đối tượng. Giai đoạn 2011 - 2015, đã tổ chức được hơn 500 lớp tập huấn, đào tạo cho khoảng 25.000 học viên, cung cấp các kiến thức cơ bản về quản trị SHTT cho doanh nghiệp, nhà khoa học, kiến thức về bảo hộ SHTT, quản lý và phát triển TSTT cho các sản phẩm đặc thù địa phương. Thí dụ, phối hợp với các đơn vị liên quan đào tạo về SHTT cho cán bộ quản lý thị trường, hải quan, cảnh sát kinh tế; đào tạo về quản trị TSTT cho các doanh nghiệp; đào tạo cho các văn nghệ sĩ, cán bộ làm nghệ thuật nâng cao ý thức, chống xâm phạm ý tưởng, sản phẩm sáng tạo; đào tạo chuyên ngành về sáng chế cho các nhà khoa học...
Công tác hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chiến lược SHTT và quản trị TSTT cũng được đẩy mạnh, góp phần giúp doanh nghiệp quản lý và khai thác tốt nguồn TSTT. Hiện, nhiều mô hình của chương trình đang được thực hiện tại các doanh nghiệp, dần phát huy hiệu quả như: Mô hình quản trị TSTT tại Công ty cổ phần Sữa Hà Nội, Công ty cổ phần Tập đoàn DABACO Việt Nam, Công ty cổ phần Vĩnh Thắng... Chương trình đã hỗ trợ bảo hộ sáng chế quốc tế cho các nhà khoa học, hỗ trợ khai thác, áp dụng sáng chế cho tổ chức KH và CN như: Viện Hàn lâm KH và CN Việt Nam, ại học Bách khoa Hà Nội, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Viện Dược liệu... Thông qua đó đã góp phần thúc đẩy đổi mới sáng tạo, gia tăng giá trị TSTT cho xã hội. Nhiều sáng chế được thương mại hóa thành công, được người tiêu dùng trong nước đón nhận, như: Dự án áp dụng sáng chế số 7430 để xây dựng hệ thống xử lý nước rỉ rác từ bãi chôn lấp rác thải của TP Móng Cái và huyện Hải Hà (Quảng Ninh) do Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, ại học Bách khoa Hà Nội (chủ sở hữu sáng chế) chủ trì thực hiện. Dự án áp dụng giải pháp hữu ích số 935 quy trình sản xuất sản phẩm giàu axit béo omega-3 để tạo thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung EPA, DHA chất lượng cao do Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm KH và CN Việt Nam (chủ sở hữu giải pháp hữu ích) chủ trì thực hiện...
iểm nổi bật của chương trình là tăng cường hỗ trợ bảo hộ, quản lý TSTT cho các sản phẩm nông nghiệp. Trong giai đoạn 2011-2019, có 1.148 sản phẩm chủ lực địa phương, sản phẩm nông nghiệp đặc thù, sản phẩm OCOP đã được Bộ KH và CN và các địa phương hỗ trợ bảo hộ quyền SHTT trong nước. Nhiều sản phẩm sau khi được bảo hộ SHTT được người tiêu dùng biết đến rộng rãi, giá trị sản phẩm gia tăng đáng kể, như: Cam Cao Phong, nước mắm Phú Quốc, vải thiều Lục Ngạn, cam Hà Giang... Bên cạnh đó, hỗ trợ bảo hộ ra nước ngoài một số sản phẩm chủ lực của Việt Nam như: Chè Thái Nguyên, vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang, thanh long Bình Thuận và cà-phê Buôn Ma Thuột.
Cục trưởng SHTT inh Hữu Phí cho biết, kết quả triển khai chương trình là luận cứ khoa học và thực tiễn quan trọng để Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chiến lược SHTT đến năm 2030 theo Quyết định số 1068/Q-TTg ngày 22-8-2019. Chương trình phát triển TSTT cho giai đoạn tiếp theo đang được Cục SHTT chủ trì xây dựng với quan điểm và định hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm, đưa SHTT trở thành một trong những công cụ hữu hiệu để khuyến khích, thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, phát triển công nghệ, bảo đảm khả năng cạnh tranh lành mạnh, góp phần thúc đẩy sự phát triển của KH và CN và kinh tế - xã hội của đất nước. Cục SHTT sẽ tham mưu cho Bộ KH và CN ưu tiên, tập trung hỗ trợ hoạt động truy xuất nguồn gốc, chất lượng, phát triển sản phẩm chủ lực địa phương được bảo hộ quyền SHTT theo chuỗi giá trị, tăng cường hỗ trợ bảo hộ TSTT của Việt Nam tại các thị trường lớn trên thế giới.
Sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ: Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng Trước quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam thông qua việc tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, làn sóng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, xu hướng bảo hộ thương mại gia tăng cũng như mục tiêu hướng tới một chính phủ kiến tạo, việc sửa đổi Luật Sở...