Chủ trọ “mài dao” đón tân sinh viên
Những ngày cuối tháng 8, khi sinh viên từ khắp nơi đổ về TP.HCM làm thủ tục nhập học, cũng là lúc giới chủ nhà trọ quanh các trường đại học vào mùa “làm giá”, “móc túi” sinh viên.
Phòng trọ giá… trên trời
Dạo một vòng quanh các khu nhà trọ trên địa bàn TP.HCM như Nguyễn Hữu Cảnh, Ung Văn Khiêm, Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh) hay Cách Mạng Tháng 8 (quận 10), dù nhiều dãy nhà trọ vẫn còn chỗ nhưng khi hỏi thuê đều được hét giá trên trời.
Qua tìm hiểu, giá nhà trọ ở những khu vực này hiện đã tăng thêm từ 300.000 – 500.000 đồng so với hơn 1 tháng trước đây. Một căn phòng chỉ 15m2, có gác xép ở 2 – 3 người được các chủ nhà trọ hét giá từ 1,7 triệu đồng đến 2 triệu đồng/tháng chưa bao gồm điện nước. Nhiều dãy trọ ở khu vực quận Tân Bình, hay Thủ Đức… giá có mềm hơn nhưng vẫn giao động ở mức 1,3 triệu đồng đến 1,7 triệu đồng/1 phòng rộng gần 20m2.
Lần theo một tờ rơi thông báo cho thuê phòng, chúng tôi tìm đến một dãy trọ trong hẻm Đống Đa (quận Bình Thạnh). Trong căn phòng còn vương mùi ẩm mốc, rộng chưa đầy 12m2, bà chủ nhà ra giá 1,5 triệu đồng/tháng, điện nước tính riêng. Lấy lý do hoàn cảnh khó khăn, tôi đề nghị bà chủ bớt chút đỉnh giá thuê thì nhận ngay cái bĩu môi kèm theo câu nói: “Không có tiền thì kiếm chỗ khác mà thuê, kỳ kèo ít bữa nữa không có phòng thì cứ ra gầm cầu mà ngủ”.
Một khu nhà trọ bình dân
Quân, sinh viên trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn TP.HCM cho biết: “Vừa mới bước chân vào nhà trọ sau hơn một tháng nghỉ hè, em được chủ phòng trọ thông báo tiền phòng sẽ tăng thêm 200.000 đồng kể từ tháng tới. Lý do được đưa ra là nhà nước vừa tăng giá điện, ra chợ cái gì cũng tăng nên bà chủ cũng phải tăng giá phòng để lấy cái bù vào. Biết là phi lý, nhưng bọn em cũng đành phải chấp nhận, bởi bây giờ muốn kiếm được một phòng sạch sẽ, an ninh lại gần trường như thế này cũng khó lắm”.
Cũng ở trong hoàn cảnh tương tự, nhưng khi vừa có ý kiến là sao giá phòng cứ liên tục tăng mãi thế, Lan (ĐH Kỹ thuật công nghệ) được bà chủ phán một câu gọn lỏn, “nếu con thấy giá phòng cao thì cứ đi tìm chỗ khác mà ở, sắp tới đây mấy đứa sinh viên mới vào nhập học, chỉ sợ chả có phòng cho chúng nó thuê thôi”. Ấm ức, nhưng thời gian nhập học đã tới gần, Lan cùng với 2 người bạn đành bảo nhau ráng nhịn, ở tạm thêm vài tháng rồi kiếm chỗ chuyển đi sau.
Video đang HOT
Theo tìm hiểu, cứ mỗi mùa nhập học, lượng tân sinh viên đổ về thành phố ngày một nhiều dẫn đến nhu cầu về chỗ ở cũng tăng cao. Nắm bắt được điều này, nhiều chủ nhà trọ đã tranh thủ tăng giá phòng để kiếm thêm lợi. Không chỉ đầu mùa nhập học, cứ cách vài tháng, nhiều nơi lại tăng thêm giá phòng với đầy đủ mọi lý do, lúc thì giá xăng tăng, giá điện tăng hay đơn giản chỉ là dãy phòng trọ bên cạnh vừa tăng giá phòng nên bên này cũng phải tăng theo cho khỏi thiệt. Cuối cùng, người bị hại vẫn chỉ là sinh viên hay những người thuê trọ.
“Mời” sinh viên đến ở ký túc xá
Khác hẳn với tình trạng căng thẳng như mọi năm, năm nay, việc sắp xếp chỗ ăn ở cho tân sinh viên của ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM diễn ra khá suôn sẻ.
Ông Trần Thanh An – Giám đốc ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM cho biết: “Năm nay, chúng tôi áp dụng quy định bắt buộc tất cả sinh viên năm nhất (khoảng hơn 7.000 sinh viên – PV) đến từ các tỉnh sẽ phải ở hết trong ký túc xá, điều này giúp các em tránh được sự bỡ ngỡ khi mới rời xa gia đình, có được môi trường rèn luyện tốt, tránh xa những tệ nạn đang xuất hiện ngày càng nhiều trên địa bàn”.
Ban quản lý ký túc xá ĐH Quốc gia hướng dẫn cho tân sinh viên đăng ký chỗ ở
Tân sinh viên năm học 2013 – 2014 và phụ huynh nhận phòng tại ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM
Hiện tại, ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM có khoảng 16.000 chỗ ở. Đến tháng 1/2014, sẽ nâng lên khoảng 21.000 sau khi một số tòa nhà được xây xong. Ngoài quy định cho tân sinh viên, ban quản lý cũng vận động sinh viên năm 2, 3, 4 vào ở trong ký túc xá để tiện việc quản lý, sinh hoạt, học tập. Theo ông An, với những trường hợp muốn ra ngoài “ở cho thoải mái”, cần phải làm đơn xin xem xét, đồng thời cam kết không được ở trong khu vực ĐH Quốc gia TP.HCM bởi đây là địa bàn đang được giải tỏa. Những trường hợp cố tình vi phạm sẽ không được nhà trường nơi sinh viên theo học đánh giá điểm rèn luyện.
“Hiện nay, ký túc xá đã có hệ thống quản lý hiện đại bằng việc cấp cho mỗi em một chiếc thẻ thông minh, tích hợp mọi thông tin của sinh viên, các em có thể dùng chiếc thẻ này để ra vào ký túc xá gửi xe, khám sức khỏe, đóng tiền điện, nước…. Với số lượng chỗ ở dồi dào như năm nay, ban quản lý có thể tự tin “mời” sinh viên vào ở trong ký túc xá”, ông An cho biết.
Ngoài mức giá chung 100.000 – 120.000 đồng/tháng/sinh viên, hiện nay ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM có khoảng 30 phòng thực hiện thí điểm mô hình 4 người/phòng cho những sinh viên có nhu cầu với giá 500.000 đồng/tháng/sinh viên.
Theo Minh Nghĩa (Khampha.vn)
Sập nhà xây năm 1975, một sinh viên tử vong
Khoảng 5h sáng nay, người dân thôn Bầu, xã Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội) tỉnh giấc khi tầng 2 ngôi nhà xây từ gần 40 năm trước bị sập. Một nạn nhân được đưa đi bệnh viện cấp cứu nhưng đã tử vong.
Gạch, ngói làm thủng mái tôn và đè kín giường cùng nhiều đồ đạc của 3 phòng trọ. Ảnh: Bá Đô.
5h sáng nay, nhiều người dân thôn Bầu, xã Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội) bị đánh thức bởi tiếng động lớn khi mái của ngôi nhà hai tầng sập xuống.
Anh Công Toán sống gần hiện trường cho biết, cả nhà đang ngủ, trời không mưa gió nhưng bỗng nhiên có một tiếng động lớn, nhà rung chuyển. Mọi người bật dậy chạy ra ngoài thì thấy bức tường và mái tầng hai của ngôi nhà cũ kỹ bên cạnh đổ sập xuống 3 phòng trọ phía dưới.
Bức tường phía sau ngôi nhà hai tầng bị đổ sập xuống dãy phòng trọ. Ảnh: Bá Đô.
"Một nam thanh niên trong phòng trọ ở cuối dãy bị bức tường đổ vào và tử vong trên đường cấp cứu, còn một nữ công nhân ở trọ ở phòng ngoài cùng chỉ bị thương nhẹ", anh Toán nói và cho biết thêm, phòng trọ giữa không có người.
Theo một số người dân, thời điểm xảy ra sự việc, dưới tầng một của ngôi nhà bị sập có bà cụ ngoài 70 tuổi đang nằm ngủ nhưng không bị ảnh hưởng.
Nam thanh niên tử vong là Trần Hữu Đại (25 tuổi, quê Thanh Hóa), sinh viên ĐH Xây dựng. Phòng trọ của Đại có 3 người nhưng hai sinh viên khác đang nghỉ hè, còn Đại ở lại vừa học vừa làm công nhân trong khu công nghiệp ở Kim Chung. Nạn nhân đã có vợ và một con 5 tháng tuổi.
Ngôi nhà bị bỏ hoang đổ sập lúc rạng sáng. Ảnh: Bá Đô.
Ngôi bị sập cao 2 tầng, rộng khoảng 20 m2, được xây dựng từ năm 1975. Nhà bị bỏ hoang từ nhiều năm nay, mái ngói đã mục nát, trong nhà không còn vật dụng gì giá trị ngoài chiếc giường gỗ cũ kỹ. Tuy nhiên, bà cụ hơn 70 tuổi thi thoảng vẫn qua đây ở.
Trao đổi với VnExpress.net, một cán bộ xã Kim Chung cho biết, lực lượng chức năng đang giúp gia đình di tản đồ đạc và giải phóng hiện trường vụ sập nhà. Nguyên nhân có thể do ngôi nhà 2 tầng lợp ngói này quá cũ, được xây bằng vôi cát từ năm 1975.
Cơ quan chức năng đang điều tra nguyên nhân vụ việc.
Theo VNE
Nhà trọ... lại "điệp khúc" tăng giá Sau kỳ nghỉ tết kéo dài, phần lớn sinh viên tại các trường ĐH và CĐ trên địa bàn Thành phố Hà Nội phải đối mặt với tình trạng nhà trọ tăng giá. Trong khi trước đó giá cả sinh hoạt cũng không có dấu hiệu giảm khiến nhiều cuộc sống người thuê trọ càng khó khăn hơn. Theo khảo sát tại một...