Chủ trại lợn 12 tỷ phải vay tín dụng đen và “e ngại” của ngân hàng
Đã 45 năm gắn bó với nông nghiệp và nông dân, tôi quá hiểu những trường hợp bất đắc dĩ phải viết tâm thư như nông dân Tô Hiến Thành.
Ngày hôm qua, theo dõi trên báo điện tử Dân Việt, tôi biết tới thông tin ông chủ trang trại lợn là Tô Hiến Thành (thông Danh Thượng 2, xã Danh Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) có tâm thư gửi Bộ trưởng NNPTNT và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước với lý do doanh thu của ông đạt tới 13 tỷ đồng, lãi tới 3 tỷ đồng/năm nhưng không làm sao vay được vốn của ngân hàng mà phải tìm tới tín dụng đen.
Đọc những dòng chia sẻ của nông dân Thành, chủ trang trại lợn hữu cơ đầu tiên ở Bắc Giang, tôi cảm thấy chua xót.
Ông Tô Hiến Thành tắm cho đàn lợn tại trang trại của đơn vị ở huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang). Ảnh: Trần Quang
Chua xót vì thực tế ấy đã diễn ra nhiều năm nay ở nhiều tỉnh thành với nhiều nông dân không thể tiếp cận được đồng vốn ngân hàng dù Đảng, Nhà nước đã có chính sách rất rõ ràng.
Chỉ có điều không phải nông dân nào cũng đủ “dũng cảm” để viết tâm thư gửi tới những người có trách nhiệm.
Vì sao người nông dân muốn phát triển, muốn mở rộng sản xuất, muốn tăng thêm sản phẩm tiêu dùng cho xã hội mà lại khó vay vốn đến thế?
Trong khi có những ngành không hề tạo ra của cải và giá trị thực cho xã hôi nhưng mức độ sinh lời lại cao thì dễ dàng vay được vốn?
Tình trạng các hộ nông dân, chủ trang trại, thậm chí các doanh nghiệp nhỏ và vừa không tiếp cận, không vay được vốn tín dụng, ngân hàng…phải đi vay “ nóng” bên ngoài lãi với lãi suất “cắt cổ” là chuyện “thường ngày ở huyện”, mọi người ai cũng biết.
Tôi cũng có người em đầu tư trang trại chăn nuôi ở Thanh Sơn – Phú Thọ, nuôi 1.500 lợn nái bố mẹ, đầu tư xây dựng mặt bằng và chuồng trại hết trên 30 tỷ (san lấp đồi làm đường vào trang trại, kéo điện từ Hòa Bình sang, xây dựng chuồng trại, xây dựng hệ thống cấp nước, hệ thống xử lý chất thải…), chưa kể lợn giống, thức ăn chăn nuôi, anh cũng không vay ngân hàng được đồng nào. Nhà cửa, ô tô thì đã cầm cắm hết cả, cho “tín dụng đen” với lãi suất hàng chục %.
Phần đa những doanh nhân, nông dân đầu tư vào nông nghiệp đều khởi phát từ tâm huyết và khát vọng với ngành này. Ảnh: Ngọc Thọ
Đã 45 năm gắn bó với nông nghiệp và nông dân, tôi quá hiểu những trường hợp bất đắc dĩ phải viết tâm thư như nông dân Tô Hiến Thành.
Dù chúng ta có đủ chủ trương và chính sách về tín dụng cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhưng những chính sách đó lại chưa có hiệu quả thực sự vào cuộc sống bởi quy định còn quá cứng nhắc.
Ngày 9.6.2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, thay thế Nghị định 41/2010/NĐ-CP.
Theo đó, điểm mấu chốt là Nghị định 55/2015/NĐ-CP đã nâng mức cho vay không có tài sản bảo đảm đối với các đối tượng là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, chủ trang trại, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã… lên từ 1,5 đến 2 lần so với quy định tại Nghị định 41/2010/NĐ-CP .
Video đang HOT
Nếu như Nghị định 41/2010/NĐ-CP chia làm 3 mức: Tối đa 50 triệu đồng với cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; tối đa 200 triệu đồng với các hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn; tối đa 500 triệu đồng với hợp tác xã, chủ trang trại.
Nghị định 55/2015/NĐ-CP đã chia thành 8 mức: Tối đa 50 triệu đồng với cá nhân, hộ gia đình ở ngoài khu vực nông thôn có sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp; Tối đa 100 triệu đồng với cá nhân, hộ gia đình ở tại địa bàn nông thôn; cá nhân và hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có tham gia liên kết với hợp tác xã hoặc doanh nghiệp; Tối đa 200 triệu đồng trồng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm; Tối đa 300 triệu đồng với tổ hợp tác và hộ kinh doanh; Tối đa 500 triệu đồng với hộ nuôi trồng thủy sản, hộ khai thác hải sản xa bờ có ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với tổ chức chế biến và xuất khẩu trực tiếp; Tối đa 1 tỷ đồng đối với hợp tác xã, chủ trang trại hoạt động trên địa bàn nông thôn hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp; Tối đa 2 tỷ đồng với hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ phục vụ khai thác hải sản xa bờ; các chủ trang trại nuôi trồng thủy sản; Tối đa 3 tỷ đồng đối với liên hiệp hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ phục vụ khai thác hải sản xa bờ.
Thế nhưng, thực tế, một trang trại chăn nuôi lợn, như trường hợp của nông dân Tô Hiến Thành, trung bình đầu tư từ 13 – 15 tỷ đồng (san lấp mặt bằng, xây dựng chuồng trại, mua thiết bị chăn nuôi, vốn giống…), chưa kể tiền thức ăn hàng tháng lên đến cả tỷ đồng thì hạn mức như trên liệu có nghĩa lý gì?
Tương tự, để ngư dân đóng những chiếc tàu xa bờ hàng chục tỷ đồng, 1-2 tỷ đồng giải quyết được bao nhiêu?
Trang trại nuôi 1.800 lợn thịt của anh Nguyễn Văn Tuất (xã Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội) cũng gặp khó khăn về vay vốn đầu tư sản xuất.
Tại Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao” vừa qua, số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, dư nợ cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn chiếm tỷ trọng khoảng 19% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Thế nhưng, con số mà tôi có được là 63% hộ nông dân có vay vốn thì vẫn phải vay từ các nguồn phi chính thức như họ hàng, bạn bè và thậm chí là tín dụng đen.
Vậy nguyên nhân vì sao các hộ nông dân, chủ trang trại khó tiếp cận vốn ngân hàng đến vậy?
Theo tôi, ngyên nhân chính yếu là do thủ tục còn rườm rà, phiền hà, khiến người dân ngại tiếp xúc.
Muốn vay vốn ngân hàng nông dân phải lập dự án sản xuất, kinh doanh và sử dụng đồng vốn đúng mục đích (như mua sắm cái gì, thời gian trả nợ ra sao)… Trong khi đó nông dân không quen với thủ tục.
Nguyên nhân thứ hai là tài sản thế chấp. Đây là điểm mấu chốt, gây khó khăn nhất cho các chủ trang trại nông nghiệp, nông dân hiện nay. Hầu hết nông dân phát triển sản xuất, mở trang trại từ nguồn đất hoang hóa, bãi ven sông, đồi núi, đất chưa sử dụng của chính quyền địa phương…nên không được cấp sổ đỏ, trong khi đó các ngân hàng đòi phải có sổ đỏ thế chấp mới cho vay thì khác nào đánh đố nông dân.
Nguyên nhân tiếp theo là hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp còn nhiều khó khăn do còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên; thị trường đầu ra thường xuyên biến động… nói chung có rủi ro nên ngân hàng e ngại khi cho nông dân vay vốn.
Do vậy, theo tôi, thời gian tới, để nông dân tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng và mức vay vốn có ý nghĩa hơn thì hạn mức cho vay cần nhiều hơn, tốt nhất bằng 1/2 giá trị tài sản hiện có (đất đai,chuồng trại…). Chu kỳ cho vay cũng dài hơn từ 7 – 10 năm, thậm chí 30 năm để nông dân, đặc biệt chủ trang trại yên tâm đầu tư lâu dài do thời gian thu hồi vốn trong nông nghiệp rất lâu.
Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng phải vào cuộc thực sự chứ không chỉ là lời nói để tháo gỡ về cấp sổ đỏ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông dân.
Đây là vấn đề “khó nói” nhưng đang ách tắc lớn hiện nay ở nông thôn nhiều năm chưa được giải quyết. Những trang trại ở xa dân cư cần cấp chứng nhận quyền sử dụng đất 50 năm. Làm được điều này không những giải quyết khó khăn cho nông dân mà còn tránh cả được những tranh chấp, mâu thuẫn.
Chỉ có như thế mới tháo gỡ được nút thắt “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” để những người nông dân thực sự là những ông chủ, công nhân nông nghiệp công nghệ cao trên những cánh đồng.
Theo Danviet
Xót xa cậu bé 4 tuổi làm trụ cột gia đình, chăm mẹ liệt hai chân
Bố bỏ rơi từ khi còn chưa chào đời, cậu bé 4 tuổi phải làm trụ cột gia đình để chăm sóc cho người mẹ tật nguyền hai chân.
Ngôi nhà nhỏ của hai mẹ con chị Nguyễn Thị Huyền tại thôn Hạc Lâm (xã Hương Lâm, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang).
Tấn bi kịch của người phụ nữ thôn quê
Đến thôn Hạc Lâm, xã Hương Lâm (huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang) hỏi thăm nhà chị Nguyễn Thị Huyền (SN 1986) không mấy ai không biết. Bởi hoàn cảnh của chị Huyền thuộc diện nghèo khó nhất vùng. Ngoài ra, chị còn bị liệt 2 chân sau khi sinh. Cậu con trai 4 tuổi phải đứng lên làm trụ cột gia đình chăm mẹ.
Nhà chị Huyền nằm gần cuối làng, cạnh cánh đồng. Điều đầu tiên đập vào mắt khi chúng tôi đến, đó là căn nhà cấp 4 nhỏ bé, xiêu vẹo, tường loang lổ. Mảng sân nhỏ trước nhà chỗ láng xi măng, chỗ nền đất. Bên trong căn nhà, đồ đạc tuềnh toàng, chỉ có chiếc tủ lạnh do một tổ chức từ thiện tặng là đáng giá nhất.
Sau khi sinh con được 17 ngày, đôi chân của chị Huyền không đi lại được, chị phải ngồi xe lăn 4 năm nay.
Ngồi tiếp chuyện chúng tôi trên chiếc xe lăn, chị Huyền không giấu nổi những giọt nước mắt nghẹn ngào. Cuộc đời chị là chuỗi những ngày tháng đau thương và mất mát liên tiếp ập đến.
Chị Huyền kể: Chị sinh ra trong một gia đình nghèo khó. Bố bỏ rơi 3 mẹ con đi tìm hạnh phúc mới khi chị cùng người em gái đang tuổi ăn tuổi lớn.
Đầu năm 2000, cuộc sống quá nhiều khó khăn, mẹ chị Huyền đưa hai con gái vào Trảng Bom (Đồng Nai) để mưu sinh. Cuộc sống những năm tháng nơi đất khách quê người cũng vô cùng khó khăn. Chị Huyền cùng mẹ và em gái phải bươn trải, làm đủ mọi nghề để có tiền trang trải cuộc sống.
Thế rồi, tai họa ập đến gia đình nhỏ của 3 mẹ con chị Huyền. Sau một tai nạn giao thông, mẹ chị đã qua đời để lại hai đứa con bơ vơ nơi đất khách quê người.
Mẹ mất, hai chị em chị Huyền lại phải gò lưng làm thuê, làm mướn để nuôi nhau nơi xứ lạ. Không lâu sau đó, em gái chị Huyền cũng nên duyên với một thanh niên ở Đồng Nai và về sinh sống với nhà chồng.
Chị Huyền một thân một mình tiếp tục bươn trải, đi làm công nhân may. Nhiều lần, chị nghĩ đến việc ra Bắc nhưng không đủ tiền. Mãi đến cuối năm 2009, khi đã dành dụm được một số tiền nhất định, chị Huyền mới bắt xe về quê.
"Về quê ít ra còn có họ hàng, hàng xóm thân thiết chứ ở trong đó cảnh làm thuê, ở trọ lại có một thân một mình cô đơn lắm", chị Huyền tâm sự.
Ra Bắc, chị Huyền quen một người đàn ông cùng xã. Hai người đã có một quãng thời gian dài tìm hiểu, yêu nhau. Chị Huyền cũng đã về mắt gia đình người yêu. Thế nhưng khi biết tin chị Huyền có thai, người đàn ông bắt chị Huyền phải bỏ đứa con đi nếu không sẽ bỏ chị. Vì không muốn làm chuyện thất đức, chị Huyền quyết giữ con.
Chị Huyền tiếp tục xin làm công nhân may trên TP Bắc Giang. Ngày chị chuyển dạ, một thân một mình không biết xoay sở ra sao thì may mắn có chủ phòng trọ đưa đi viện.
Giữa năm 2013, một bé trai kháu khỉnh ra đời. Chị Huyền đặt tên con là Nguyễn Minh Hiếu vì muốn con sau này vừa thông minh, vừa có hiếu.
Thế nhưng tấn bi kịch của chị Huyền vẫn chưa chấm dứt, đẻ con xong được 17 ngày thì hai chân chị bị liệt, không đi lại được. Miệng chị cũng méo xệch đi và nói năng không còn được như bình thường.
"Không biết kiếp trước tôi làm gì sai mà kiếp này tôi bị đày đọa, khổ sở đến vậy. Nhiều lúc tôi nghĩ muốn chết đi cho nhẹ nợ nhưng lại nghĩ mình chết thì ai chăm con nên gắng gượng sống", chị Huyền rưng rưng.
Bé trai 4 tuổi làm trụ cột gia đình
Từ khi mắc bệnh, không đi lại được, mọi việc sinh hoạt chị Huyền đều phải nhờ họ hàng, láng giềng giúp đỡ. Những năm đầu, khi bé Hiếu còn nhỏ, cuộc sống của hai mẹ con vô cùng khó khăn, thiếu thốn.
Mọi việc trong nhà từ nấu cơm, rửa bát, giặt quần áo... bé Hiếu phải làm để giúp đỡ mẹ.
"Người thân, hàng xóm thương cảnh hai mẹ con tôi nên người cho gạo, người cho rau, người cho tiền... có người còn sang nấu nướng, giặt giũ giúp mẹ con tôi. Tôi mang ơn mọi người nhiều lắm. Bây giờ, con lớn rồi nên cũng giúp mẹ được nhiều thứ", chị Huyền nói.
Dù mới 4 tuổi nhưng bé Hiếu đã phải đứng lên gánh vác mọi công việc trong gia đình. Ngoài thời gian đến trường ban ngày, buổi chiều về bé Hiếu lại giúp mẹ mọi thứ từ nhặt rau, nấu cơm, quét nhà, giặt quần áo...
Hai năm đầu sau sinh, chân chị Huyền gần như không đi lại được, phải ngồi một chỗ. Gần đây, nhờ một nhà hảo tâm giúp đỡ, thuê một bác sĩ từ Hà Nội về châm cứu 1 lần/tuần, chân của chị Huyền có dấu hiệu phục hồi.
Chị Huyền hằng ngày tập đi để mong đôi chân có thể trở lại bình thường.
Chị Huyền còn nhờ hàng xóm dùng tre làm tay vịn dựng ở sân để tập đi. Chiều chiều, chị Huyền lại ra sân và bám vào đó để tập đi. Đôi tay chị run run bám không được chặt, đôi chân cũng run run bước đi một cách khó nhọc.
"Bác sĩ nói bệnh của tôi có thể chữa khỏi được nhưng tốn kém và cần kiên trì tập đi lại. Bây giờ, tôi chỉ ước mình có thể sớm đi lại như bình thường để chăm con và đi làm nuôi con, cho con đỡ khổ", chị Huyền nói về ước mơ của mình.
Đôi mắt rưng rưng, chị Huyền nói tiếp: "Nhiều khi hỏi con lớn lên muốn làm gì, bé bảo con sẽ học thật giỏi để làm bác sĩ chữa bệnh cho mẹ. Tôi chỉ biết ôm con vào lòng mà khóc".
Ông Nguyễn Thế Hạnh - Trưởng thôn Hạc Lâm chia sẻ, hoàn cảnh của gia đình chị Huyền rất khó khăn, thuộc diện hộ nghèo nhất thôn.
"Chúng tôi cố gắng tạo điều kiện về chính sách, hỗ trợ cho chị Huyền mỗi tháng 405.000 đồng, còn lại mọi sinh hoạt, chi phí khác đều do hàng xóm, họ hàng giúp đỡ", ông Hạnh nói.
Theo danviet
Chàng 'lái lợn' thành ông chủ trang trại Chỉ với kinh nghiệm giúp mẹ mua lợn về thịt, sau một năm quyết tâm đầu tư cho chăn nuôi, trang trại lợn của ông chủ trẻ ở Lạng Sơn cho lãi gần 300 triệu đồng. Những ngày này, anh Nguyễn Ngọc Anh, 28 tuổi, trú tại Thị trấn Bắc Sơn, Bắc Sơn, Lạng Sơn đang cùng thợ xây mở rộng khu chuồng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ô tô bán tải bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

Hôm nay, lực lượng diễu binh, diễu hành Bộ Quốc phòng vào Nam bằng tàu hỏa

Ninh Thuận thông tin về vụ ngộ độc của đoàn du khách đến từ Tiền Giang

Bé gái bị bỏ rơi, hàng chục gia đình tha thiết xin nuôi, chọn ai?

Cháy nhà lúc nửa đêm ở Hà Nội, 1 người tử vong

2 ngư dân ôm can nhựa lênh đênh trên biển Phú Quý 20 giờ

Bố trí chỗ ở cho gia đình có 3 người tử vong sau vụ cháy ở TPHCM

Triệu tập thanh niên hô "mày biết tao là ai không" rồi đánh bác sĩ

Vị trí vụ hỏa hoạn làm 3 người chết thuộc con đường sắp được TPHCM mở rộng

Nam thanh niên bị hất tung lên không trung sau cú đâm vào ô tô con

Tìm thấy 2 người mất tích trong vụ tàu cá bị chìm ở Bình Thuận

Vụ cháy nhà 3 người chết ở TPHCM: Phó Thủ tướng chỉ đạo sớm làm rõ nguyên nhân
Có thể bạn quan tâm

"Luật phòng chống Kim Soo Hyun" liệu có khả thi?
Sao châu á
21:28:45 03/04/2025
Bốn giai đoạn phát triển của bệnh COPD
Sức khỏe
21:18:02 03/04/2025
Sở Văn hóa nhắc nhở ý thức ứng xử trên mạng sau vụ ồn ào của ViruSs
Sao việt
21:17:51 03/04/2025
Nhan sắc xinh đẹp, gợi cảm của Thảo Bebe - vợ ca sĩ Khắc Việt
Phong cách sao
21:16:03 03/04/2025
Top 3 con giáp nữ thích kiểm soát chồng, có xu hướng áp đặt và muốn bạn đời phải tuân theo ý mình
Trắc nghiệm
21:15:16 03/04/2025
So sánh 1 ly trà sữa ở Starbucks với 4kg khoai lang: màn đáp trả được đồng tình gấp 3 lần bài gốc!
Netizen
21:07:50 03/04/2025
Phim "Địa đạo" thu về hơn 13 tỷ đồng dù chưa chiếu chính thức
Hậu trường phim
21:06:45 03/04/2025
Hai Long lần đầu lên tiếng việc khoác áo đội bóng cực mạnh nước Đức
Sao thể thao
20:57:20 03/04/2025
'Canh bạc' khó lường
Thế giới
18:14:45 03/04/2025
Đau lòng nữ 'nghịch tử' 16 tuổi sát hại cha mẹ
Pháp luật
17:27:41 03/04/2025