Chủ tọa phiên tòa ra lệnh bắt giam nguyên chủ tịch HĐQT Quỹ TDND Hậu Giang
HĐXX của TAND tỉnh Hậu Giang ra lệnh bắt tạm giam Lê Hữu Tâm, nguyên Chủ tịch HĐQT Quỹ tín dụng nhân dân (TDND) Hậu Giang.
Các bị cáo liên quan đến vụ án có mặt tại phiên tòa sáng 24.8 ẢNH: MAI TRÂM
Ngày 24.8, TAND tỉnh Hậu Giang tiếp tục đưa ra xét xử sơ thẩm (lần hai) vụ án lừa đảo và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt 70 tỉ đồng xảy ra tại Quỹ TDND Hậu Giang.
Các bị cáo bị truy tố trước tòa gồm Lê Hữu Tâm (nguyên Chủ tịch HĐQT Quỹ TDND), Bùi Chí Linh (nguyên Phó giám đốc Quỹ TDND), Nguyễn Thiện Hồng (nguyên Giám đốc Quỹ TDND) và Phan Văn Tập (nguyên Giám đốc Công ty TNHH MTV Thiện Quỳnh Kiên Giang).
Trước đó, TAND tỉnh Hậu Giang đã hai lần đưa vụ án ra xét xử nhưng đều phải hoãn lại. Lần hoãn gần đây nhất là ngày 21.8 vì bị cáo Tâm đang nằm viện.
Tòa đã quyết định áp dụng biện pháp dẫn giải đối với Tâm. Tuy nhiên, khi lực lượng cảnh sát tư pháp đến nơi cư trú của Tâm để thực hiện biện pháp dẫn giải thì địa phương cho biết Tâm đi khỏi nơi cư trú (tại Cần Thơ và TP.HCM).
Video đang HOT
Hồi tháng 8.2015, tòa sơ thẩm đã tuyên phạt Tâm 34 năm tù về 2 tội danh ẢNH: MAI TRÂM
Bên cạnh đó, đại diện hợp pháp của Quỹ TDND tỉnh Hậu Giang cũng đã có đơn xin từ chối tham gia tố tụng với lý do người được tòa triệu tập đã nghỉ việc tại Quỹ TDND.
Do đó, HĐXX quyết định tiếp tục hoãn phiên tòa và ra lệnh bắt tạm giam đối với bị cáo Tâm; đồng thời đề nghị Quỹ TDND cử người đại diện hợp pháp tham gia tố tụng.
Vụ án sẽ được đưa ra xét xử khi lực lượng chức năng bắt giữ được bị cáo Tâm.
Trước đó, tháng 8.2015, TAND tỉnh xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Lê Hữu Tâm, nguyên Chủ tịch HĐQT Quỹ TDND Hậu Giang, 20 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 14 năm tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tổng hình phạt là 30 năm tù.
Bùi Chí Linh, nguyên Phó Giám đốc Quỹ TDND Hậu Giang, 12 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 12 năm tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tổng hình phạt 24 năm tù.
Nguyễn Thiện Hồng, nguyên Giám đốc Quỹ TDND Hậu Giang, 12 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Sau khí xét xử sơ thẩm, cả 3 bị cáo đều làm đơn kháng cáo kêu oan và cho rằng không phạm tội. Tháng 5.2016, TAND cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm vụ án và tuyên hủy toàn bộ án sơ thẩm, giao hồ sơ cho Viện KSND tỉnh điều tra lại từ đầu.
Theo TNO
Chi trả gần 144 tỷ đồng cho người gửi tại các quỹ tín dụng sai phạm
Đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh Đồng Nai đã chi trả cho 1.860 lượt khách hàng gửi tiền tại các quỹ tín dụng sai phạm trên địa bàn với số tiền gần 144 tỷ đồng.
Hình ảnh tại buổi họp báo. Ảnh: VGP/Mạnh Hùng
Chiều ngày 31/7, tại buổi họp báo về tình hình kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm của tỉnh Đồng Nai, trả lời báo chí về việc xử lý vi phạm tại các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn, ông Nguyễn Hùng Mạnh, Phó Giám đốc Phụ trách NHNN chi nhánh Đồng Nai cho biết, trong số 36 quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn, đến thời điểm tháng 11/2017, có 6 quỹ lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả. Ngay sau đó, NHNN đã chỉ đạo đưa 6 quỹ này vào diện kiểm soát đặc biệt, thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định, đồng thời tiến hành chi trả cho người dân gửi tiền vào các quỹ này.
Với sự vào cuộc kịp thời của các đơn vị chức năng, đến ngày 26/7, NHNN chi nhánh Đồng Nai đã thực hiện chi trả 3 đợt cho 1.860 lượt khách hàng gửi tiền tại 5 quy tin dung nhân dân trên địa ban gồm các quỹ: Thai Binh, Thanh Binh, Tân Tiên, Quang Tiên va Dâu Giây với số tiền gần 144 tỷ đồng.
Riêng đối với quỹ tín dụng nhân dân Gia Kiệm, do phát sinh sau, quy mô nhỏ hơn nên các cơ quan chức năng đang trong giai đoạn kiểm tra, xác minh và sẽ tiến hành chi trả cho người dân muộn hơn.
Theo ông Nguyễn Hùng Mạnh, trong số 5 quỹ tín dụng đang triển khai xử lý, hoạt động của các quỹ Tân Tiên và Quang Tiên có nhiều vi phạm nghiêm trọng. Cụ thể, sau khi huy động, các quỹ này đã sử dụng vốn không đúng quy định, có việc hạch toán trong sổ sách và ngoài sổ sách.
Do đó, trước mắt với các khoản tiền gửi của người dân được hạch toán trong số sách quản lý của quỹ, NHNN chi nhánh Đồng Nai sẽ thực hiện chi trả bình thường. Với những khoản các quỹ này để ngoài sổ sách sẽ phải chờ cơ quan công an đối chiếu, xác minh, hoàn thành hồ sơ sau đó mới tiến hành chi trả.
Ông Nguyễn Hùng Mạnh cũng cho hay, với sự quan tâm chỉ đạo của NHNN và các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai, tất cả các sổ tiết kiệm của khách hàng, không kể là sổ được hạch toán trong hay ngoài sổ sách, sau khi được cơ quan công an xác nhận đúng sổ do các quỹ tín dụng đó phát hành thì đều được chi trả lại tiền. Dự kiến đầu tháng 8 tới đây, NHNN chi nhánh Đồng Nai sẽ phối hợp với các Ngân hàng thương mại (Ngân hàng Nam Á, Ngân hàng Techcombank và Ngân hàng Hàng hải) được giao tham gia xử lý sẽ tiếp tục tiến hành trả lại tiền gửi cho khách hàng.
Cũng tại buổi họp báo, Đại tá Nguyễn Văn Thọ, Trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh Đồng Nai cho biết liên quan đến của 6 quỹ tín dụng nói trên, cơ quan an ninh điều tra xác định hoạt động của các quỹ này đã vi phạm các quy định pháp luật, gây thiệt hại khoảng 1.100 tỷ đồng. Cơ quan an ninh điều tra cũng đã khởi tố vụ án, khởi tố 6 bị can.
Mạnh Hùng
Theo Baodientu
Bị oan hơn 10 năm, nạn nhân đòi bồi thường 32 tỷ, tòa chỉ chấp nhận 1,7 tỷ đồng Qua 2 phiên xét xử, HĐXX chỉ chấp nhận một phần kháng cáo của nguyên đơn - nạn nhân của vụ án oan sai 10 năm, với số tiền 1,7 tỷ đồng. Không đồng tình với phán quyết, nguyên đơn bức xúc rời khỏi hội trường xét xử. Phiên tòa xét xử phúc thẩm diễn ra hôm (10/7) gây nhiều sự chú ý...