Chủ tọa phiên tòa nói về việc bắt tay bị cáo Nguyễn Đức Chung sau tuyên án!
Chủ tọa phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung và đồng phạm vụ “Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước” giải thích về việc đi xuống bắt tay các bị cáo sau khi kết thúc phiên tòa.
Trước đó, như đã đưa tin, sau nửa ngày xét xử kín, trưa 11/12, Tòa án nhân dân (TAND) TP Hà Nội tuyên án vụ “Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước”. Dù xử kín nhưng bản án được tòa tuyên công khai. Phiên tòa do Thẩm phán Trương Việt Toàn – Phó chánh tòa hình sự thuộc TAND Hà Nội làm chủ tọa.
Theo đó, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị tuyên phạt 5 năm tù; Phạm Quang Dũng (cựu cán bộ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu – C03, Bộ Công an): 4 năm 6 tháng năm tù; Nguyễn Hoàng Trung (lái xe của ông Chung): 24 tháng tù; Nguyễn Anh Ngọc (cựu Phó trưởng phòng Thư ký biên tập, Văn phòng UBND TP Hà Nội): 18 tháng tù.
Bị cáo Nguyễn Đức Chung (ngồi) và 3 đồng phạm tại phiên xét xử. (Ảnh: TTXVN).
Đáng chú ý, sau khi kết thúc phiên tòa trên, Thẩm phán Trương Việt Toàn đã xuống khu vực các bị cáo, vỗ vai động viên và bắt tay bị cáo Nguyễn Đức Chung và các đồng phạm trong vụ án.
Thẩm phán Trương Việt Toàn bắt tay động viên bị cáo Nguyễn Đức Chung.
Hình ảnh trên sau đó được lan truyền trên mạng xã hội và nhận nhiều ý bình luận khác nhau. Có ý kiến cho rằng, hành động của Thẩm phán Trương Việt Toàn như vậy làm giảm tính uy nghiêm chốn công đường. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, các bị cáo cũng là con người và việc Thẩm phán Trương Việt Toàn xuống bắt tay các bị cáo sau khi kết thúc phiên tòa là chuyện bình thường.
Liên quan đến nội dung trên, sáng 13/12, trao đổi với phóng viên Dân trí , Thẩm phán Trương Việt Toàn cho biết: “Sau khi kết thúc phiên tòa, tôi có xuống bắt tay động viên các bị cáo là yên tâm cải tạo để sớm được về”.
Ông cũng phân tích: “Tôi xuống bắt tay các bị cáo khi phiên tòa đã kết thúc, HĐXX đã xong việc rồi, chứ có làm thế lúc đang xử đâu nên việc này có tính chất khác nhau, tùy thời điểm. Tuyên án xong là xong, ở góc độ nào đó, bị can, bị cáo cũng là con người, thẩm phán cũng là con người, không lẽ người ta giơ tay ra mình không bắt. Tôi nghĩ chuyện này diễn ra một cách bình thường, thể hiện tình người với nhau thôi”.
Theo cáo trạng, ngày 14/5/2019, Cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố, điều tra vụ án hình sự xảy ra tại Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) thương mại và dịch vụ Nhật Cường (Công ty Nhật Cường) cùng một số đơn vị liên quan (vụ án Công ty Nhật Cường). Ông Nguyễn Đức Chung và vợ là bà Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa là những người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án này.
Để nắm thông tin, tài liệu về quá trình điều tra vụ án, ông Chung đã thông qua ông Phan Huy Lệ (Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Công ty TNHH Hà Thành) giới thiệu, làm quen với ông Phạm Quang Dũng, cán bộ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) Bộ Công an, người được trưng dụng tham gia hỗ trợ điều tra vụ án Công ty Nhật Cường.
Video đang HOT
Ngày 16/6/2019, ông Nguyễn Đức Chung đặt vấn đề và được ông Dũng đồng ý thu thập, cung cấp thông tin, tài liệu về tình hình, tiến độ; kết quả điều tra vụ án Công ty Nhật Cường. Để có thông tin, tài liệu cung cấp cho ông Chung, ông Dũng đã lợi dụng việc được trưng dụng hỗ trợ điều tra vụ án để lấy thông tin, tài liệu mà mình được phép tiếp cận hoặc đột nhập vào phòng làm việc của cán bộ chiến sĩ thuộc Phòng 14, C03 chụp trộm các tài liệu, báo cáo.
Cáo trạng xác định, từ tháng 7/2019 và 6/2020, ông Dũng đã nhiều lần thu thập, chiếm đoạt được tài liệu có liên quan đến vụ án Công ty Nhật Cường. Để đột nhập được vào phòng làm việc của lãnh đạo phòng 14, ông Dũng đã đánh trộm chìa khóa phòng làm việc.
Sau khi thu thập được các tài liệu, ông Dũng nhiều lần cung cấp thông tin, tài liệu cho ông Nguyễn Đức Chung thông qua 3 phương thức: Dùng ứng dụng phần mềm Viber trên điện thoại di động để trao đổi, cung cấp thông tin hoặc chuyển trực tiếp file ảnh chụp tài liệu qua Viber, hoặc thông qua người trung gian để cung cấp tài liệu bản giấy cho ông Nguyễn Đức Chung.
Cơ quan tố tụng xác định, 2 lần ông Dũng chuyển 12 tài liệu của vụ án Công ty Nhật Cường cho ông Nguyễn Đức Chung. Trong đó có 6 tài liệu thuộc danh mục bí mật Nhà nước độ “Mật”.
Cáo trạng cũng xác định, 2 nguyên cán bộ Văn phòng UBND Hà Nội là Nguyễn Hoàng Trung và Nguyễn Anh Ngọc bị cáo buộc nhận 3 tài liệu thuộc danh mục bí mật Nhà nước từ bị can Nguyễn Đức Chung. Sau đó, họ in ra giấy để chỉnh sửa, cắt phần chữ ký trang cuối của tài liệu mật.
Trong vụ án này, bị can Nguyễn Đức Chung giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu. Các bị can Phạm Quang Dũng, Nguyễn Hoàng Trung, Nguyễn Anh Ngọc giữ vai trò đồng phạm giúp sức.
Đáng chú ý, vào dịp tết Nguyên đán Âm lịch Canh Tý, vào ngày 22/1/2020, tại khu vực Bệnh viện Bạch Mai, thông qua bị can Nguyễn Hoàng Trung, bị can Phạm Quang Dũng đã nhận của Nguyễn Đức Chung 1 phong bì trong đó có 10.000 USD. Bị can Dũng đã thông qua gia đình nộp lại số tiền này.
Đến nay, do chưa có điều kiện làm rõ bản chất của việc ông Dũng được ông Nguyễn Đức Chung chuyển cho 10.000 USD, nên Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an tách hành vi nêu trên để xem xét, xử lý sau.
Chủ tọa phiên xử cựu Chủ tịch Hà Nội: Ông Chung luôn nhắc đến từ day dứt, hối hận, giọng như lạc đi
"Thái độ của bị cáo Nguyễn Đức Chung thành khẩn, thể hiện sự ăn năn, giọng lạc đi. Bị cáo Chung cũng thừa nhận hành vi phạm tội ", Thẩm phán Trương Việt Toàn, Chủ toạ phiên toà xét xử ông Nguyễn Đức Chung và đồng phạm chia sẻ với phóng viên.
Ngày 11/12, sau nửa ngày xét xử kín, Tòa án nhân dân TP.Hà Nội đã tuyên án 5 năm tù đối với cựu Chủ tịch UBND TP.Hà Nội. Các đồng phạm khác cũng nhận mức án tương xứng với hành vi. Dân Việt đã có cuộc trao đổi với Thẩm phán Trương Việt Toàn - Chủ tọa phiên xét xử ông Nguyễn Đức Chung và đồng phạm.
Thái độ ông Nguyễn Đức Chung thực sự ăn năn, hối cải
Thưa ông, liên quan đến vụ án "Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước" của ông Nguyễn Đức Chung và đồng phạm, từ lúc có kết luận điều tra đến lúc xét xử rất nhanh, xin ông cho biết công tác xét xử vụ án đã được chuẩn bị như thế nào?
Vụ án được chuyển sang tòa thụ lý vào ngày 27/11, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã tập trung cả ngày và đêm để đọc hồ sơ và quyết định đưa vụ án ra xét xử vào ngày 11/12. Chính thức, kể cả làm các thủ tục phiên tòa lẫn nghiên cứu hồ sơ chỉ có 15 ngày, cho nên tạo rất nhiều áp lực trong quá trình nghiên cứu hồ sơ.
HĐXX ngày, đêm tập trung nghiên cứu; thư ký thì tập trung làm tất cả các nội dung tố tụng để đảm bảo đúng ngày xét xử, tống đạt cho các bị cáo theo luật định.
Cựu Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung (hàng đầu, thứ 2 từ phải sang) tại phiên xét xử sáng 11/12
Là người từng tham gia xét xử những vụ án lớn, bị cáo lần này là nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, hơn nữa lại là người có sự hiểu biết sâu sắc về pháp luật, từng là người đứng đầu ngành công an ở Hà Nội, ông có gặp áp lực, khó khăn gì trong công tác xét xử không?
Đối với vụ án này, bị cáo là cựu Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, đồng thời cũng là nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, thời gian chuẩn bị xét xử lại rất ngắn, bị cáo lại là người rất hiểu biết pháp luật, cho nên khi nghiên cứu hồ sơ, HĐXX đã phải nghiên cứu rất kỹ các tài liệu, hồ sơ liên quan đến bị cáo Nguyễn Đức Chung.
Ông đánh giá thế nào về thái độ của bị cáo Nguyễn Đức Chung trong suốt phiên xét xử?
Những lời khai và thái độ của bị cáo Nguyễn Đức Chung tại phiên tòa thể hiện sự ăn năn, hối cải, giọng nói của bị cáo lạc đi. Lời khai của bị cáo HĐXX đánh giá là thành khẩn, hối cải. Được nói lời sau cùng, ông Chung xin lỗi Đảng và Nhà nước, thừa nhận hành vi phạm tội của mình đã ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của Đảng và Nhà nước.
Bị cáo Nguyễn Đức Chung là người hiểu biết pháp luật, từng đứng đầu cơ quan điều tra tuy nhiên vì những động cơ cá nhân, chỉ vì muốn biết thông tin về những người thân quen của mình dẫn đến phạm tội, những người xét xử như chúng tôi cảm thấy rất xót xa. Chính bản thân bị cáo Nguyễn Đức Chung cũng thấy rất ân hận, day dứt. Điều đó thể hiện trong các lời khai, bị cáo luôn luôn nhắc đến từ day dứt và hối hận nhưng sự việc đã xảy ra rồi.
Sức khỏe của ông Nguyễn Đức Chung tại phiên tòa như thế nào thưa ông?
Sức khỏe của bị cáo ở phiên tòa hoàn toàn bình thường. Tất nhiên là so với trước khi bị bắt thì cũng có phần suy sụp. Sức khỏe với tinh thần được thể hiện ở bên ngoài là gầy đi, dáng điệu có vẻ suy sụp.
Quan điểm của Viện kiểm sát và Tòa tương đối tương đồng nhau
Đánh giá của ông về lập luận của Viện Kiểm sát cũng như mức án mà họ đề nghị đối với ông Nguyễn Đức Chung và các bị cáo khác?
Lập luận của Viện Kiểm sát cũng không khác gì so với nhận định của tòa án đối với ông Nguyễn Đức Chung nói riêng, các bị cáo trong vụ án nói chung.
Lập luận của hai bên tương đối sát nhau, do vậy mức án giữa đề nghị của Viện Kiểm sát và mức án của tòa tuyên là tương đối tương đồng nhau.
Thẩm phán Trương Việt Toàn cho biết, lập luận của Viện kiểm sát với nhận định của Tòa án trong phiên xét xử ông Nguyễn Đức Chung và đồng phạm tương đối tương đồng nhau.
Theo ông, bản án này sẽ có tác động cảnh tỉnh như thế nào đối với những người đang có ý định vi phạm pháp luật?
Bản án này sẽ có sức lan tỏa, sự cảnh tỉnh đối với những người đang giữ các chức vụ, quyền hạn nhưng không thắng nổi chủ nghĩa cá nhân.
Vì chủ nghĩa cá nhân mà dẫn đến sẵn sàng làm sai các quy định của pháp luật, quên đi vị trí của mình đang nắm giữ để vi phạm pháp luật. Đây là một sự cảnh tỉnh rất lớn cho những người có quyền có chức nhưng vì động cơ cá nhân mà không vượt qua được mà dẫn đến phạm tội.
So với các phiên xét xử những người từng có chức vụ trước đây, ông có thấy sự khác biệt nào không?
Phiên tòa này so sánh với các phiên tòa đã xử, với những người đã từng nắm giữ các chức vụ cao thì cũng không có gì là khác biệt.
Tất cả các bị cáo khi thực hiện hành vi phạm tội đều nghĩ rằng đơn giản, chỉ đến khi đứng trước vành móng ngựa các bị cáo mới thực sự nhận thức được hành vi của mình là rất nghiêm trọng so với luật pháp và để lại uy tín xấu trong xã hội.
Vụ án này còn điều gì khiến ông phải suy nghĩ không, thưa ông?
Tôi thấy tiếc và xót xa thay cho ông Nguyễn Đức Chung. Ông Chung là người đã phấn đấu nỗ lực, được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang năm 37 tuổi, trong cả một quá trình phấn đấu rất dài như vậy, đến bây giờ giữ một chức vụ rất cao, nhưng chỉ vì giây phút không thắng nổi chủ nghĩa cá nhân cho nên đã phạm tội.
Xin cảm ơn ông!
Tuyên phạt ông Nguyễn Đức Chung 5 năm tù giam Hôm nay (11/12), TAND TP Hà Nội tuyên phạt ông Nguyễn Đức Chung (cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội) mức án 5 năm tù. HĐXX tuyên phạt các bị cáo Tất cả các bị cáo đều bị tuyên án vì tội Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước, quy định tại Điều 337 Bộ luật hình sự. Xét xử kín ông...