Chủ tịch XHC và người nhà sếp SHI bị ’sờ gáy’ do mua bán chui cổ phiếu
Mới đây, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với 2 cá nhân.
Cụ thể, UBCKNN xử phạt ông Đào Đức Chính – Chủ tịch HĐQT CTCP Xuân Hòa Việt Nam (XHC) số tiền là 30 triệu đồng vì không báo cáo về việc dự kiến giao dịch. Từ ngày 18/3-15/4, ông Chính đã mua 37.800 cổ phiếu XHC nhưng không báo cáo về việc dự kiến giao dịch.
Bên cạnh đó UBCKNN còn xử phạt bà Đào Lệ Phương số tiền 82,5 triệu đồng do không báo cáo về việc dự kiến giao dịch và giao dịch không đúng khối lượng đã đăng ký.
Bà Đào Lệ Phương là người liên quan của ông Nhữ Văn Hoan – Phó Tổng giám đốc Quốc tế Sơn Hà (SHI), từ ngày 21/11/2019-20/3/2020 đã mua hơn 15,6 triệu cổ phiếu SHI, bán gần 14,3 triệu cổ phiếu SHI, từ ngày 1-17/4 đã mua 162.010 cổ phiếu SHI, từ ngày 11-27/5 đã mua 56.200 cổ phiếu SHI nhưng không báo cáo về việc dự kiến giao dịch.
Còn từ ngày 11-27/5, bà Phương đã bán 982.803 cổ phiếu SHI, không đúng với khối lượng đăng ký giao dịch (bán nhiều hơn 56.200 cổ phiếu so với số lượng đăng ký giao dịch là 926.603 cổ phiếu).
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 26/5
Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 26/5 của các công ty chứng khoán.
Video đang HOT
Khuyến nghị trung lập dành cho TCB
CTCK Bảo Việt (BVSC)
Chúng tôi ưa thích Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, mã chứng khoán TCB) do đây là ngân hàng đã duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm với mức tăng trưởng kép 10 năm qua là 19,5%/năm.
Cùng với đó, Techcombank là ngân hàng có văn hóa đổi mới sáng tạo và là ngân hàng tiên phong trong việc tạo ra nhiều dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Techcombank cũng là ngân hàng có hiệu quả hoạt động cao với ROE bình quân 4 năm gần đây lên tới 21,1% với đòn bẩy tài chính thấp nhất trong hệ thống ở mức 6,2 lần.
Tuy nhiên, chúng tôi quan ngại ngành ngân hàng có thể chịu tác động xấu từ Covid19, mức tập trung vào ngành Bất động sản ở mức cao ở Techcombank và mức định giá chưa hấp dẫn thì chúng tôi khuyến nghị NEUTRAL đối với TCB với mức giá mục tiêu là 22.400 đồng/CP.
Mục tiêu chốt lãi của KBC quanh ngưỡng 15
CTCK BIDV (BSC)
Cổ phiếu KBC của Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc-CTCP đang ở trong trạng thái tăng giá từ cuối tháng 3 đến nay đồng thuận với đà hồi phục của thị trường chứng khoán Việt Nam. Thanh khoản cổ phiếu những phiên gần đây vẫn đang duy trì giá trị tốt và ổn định.
Phiên 25/5, sự hưng phấn đã đẩy giá cổ phiếu tăng kịch trần, qua đó vượt qua ngưỡng cản tại giá 13.5. Các chỉ báo kỹ thuật hầu hết đều đang ủng hộ cho trạng thái tích cực của KBC.
Chỉ báo động lượng RSI đang tăng dần nhưng chưa đi vào vùng quá mua nên cổ phiếu có thể tiếp tục duy trì đà tăng của mình trong những phiên tới. Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của KBC nằm tại mốc 13.
Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu KBC nằm tại xung quanh ngưỡng 15, cắt lỗ nếu mốc 12.5 bị xuyên thủng.
Khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu PNJ
CTCK MB (MBS)
Chúng tôi hạ khuyến nghị từ mua xuống nắm giữ đối với cổ phiếu PNJ với giá mục tiêu 12 tháng điều chỉnh xuống còn 70.800 đồng/cổ phiếu trên cơ sở giảm dự phóng lợi nhuận trong bối cảnh kinh doanh kém hơn chúng tôi kỳ vọng do tác động của dịch Covid-19 và thay đổi P/E mục tiêu từ 13 lần xuống 12 lần.
Chúng tôi cho rằng dịch bệnh sẽ khiến thu nhập bình quân của người dân giảm xuống, ảnh hưởng tới nhu cầu và sức mua thị trường đối với các sản phẩm xa xỉ và đồ trang sức - vốn là những mặt hàng không thiết yếu, kéo theo tốc độ và số lượng cửa hàng mở mới của PNJ sẽ bị chậm lại.
Kể từ đầu tháng 4, khi dịch bệnh Covid-19 trong nước bùng phát, PNJ đã tạm đóng phần lớn cửa hàng theo chỉ thị của Cơ quan chức năng và mở lại hoạt động bình thường khi dịch đã được kiểm soát hơn trong nửa cuối tháng 4. Đây là nguyên nhân chính khiến kết quả kinh doanh trong tháng giảm mạnh so với cùng kỳ với 501 tỷ đồng doanh thu, giảm 47% n/n.
Doanh thu kênh bán lẻ giảm mạnh nhất (62%) trong khi vàng miếng tăng 42% do nhu cầu tích trữ vàng trong cư dân tăng trong bối cảnh lo ngại kinh tế suy yếu trước đại dịch toàn cầu. Biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 24,6% cùng kỳ xuống còn 8,4% do tỷ trọng lớn hơn của doanh thu vàng miếng (tăng từ 14,1% lên 37,6%).
Công ty ghi nhận mức lỗ 89 tỷ đồng trong tháng, trong khi tháng 4/2019 lãi 53 tỷ đồng.
Trong Q1 2020, PNJ ghi nhận 5.000 tỷ đồng doanh thu và 411 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, lũy kế 4 tháng đầu năm, doanh thu và lợi nhuận sau thuế đạt tương ứng 5.502 tỷ đồng và 320 tỷ đồng, giảm 4% và 34% so với cùng kỳ năm ngoái. Vàng miếng đóng góp 25,3% tỷ trọng doanh thu, tăng so với mức 20,6% năm ngoái.
Trong tháng 4/2020, PNJ đã thực hiện mở mới 2 cửa hàng Gold và đóng 3 cửa hàng trang sức, mở mới 6 cửa hàng đồng hồ. Theo đó tính đến hết tháng 4 PNJ có 292 cửa hàng vàng, 53 cửa hàng bạc, 4 cửa hàng CAO và 33 cửa hàng đồng hồ.
Chúng tôi thực hiện điều chỉnh giảm 7% lợi nhuận sau thuế so với dự phóng trước đó, đạt tương ứng 1.333 tỷ đồng cho năm 2020, trên cơ sở doanh thu bình quân/cửa hàng tăng 6% so với cùng kỳ, thấp hơn mức tăng 15% của năm 2019 do Công ty phải đóng các cửa hàng trong tháng 4 và sức mua đối với các sản phẩm xa xỉ giảm.
Chúng tôi dự phóng đến cuối năm 2020, số lượng cửa hàng bán lẻ sẽ đạt 360 cửa hàng, tăng nhẹ so với con số 346 cửa hàng của năm 2019. Doanh thu ước tính trong năm 2020 đạt khoảng 19.381 tỷ đồng, giảm nhẹ so với mức dự phóng trước đó (19.632 tỷ đồng).
Lợi nhuận ước tính khoảng 1.333 tỷ đồng do tỷ trọng doanh thu bán lẻ với biên lợi nhuận gộp cao nhất giảm nhẹ 5% trong 4 tháng đầu năm, đặc biệt kể từ tháng 3 và giảm mạnh trong tháng 4.
Chúng tôi ước tính biên lợi nhuận gộp năm 2020 dạt khoảng 21%, cải thiện nhẹ so với mức 20,4% năm ngoái trên cơ sở kỳ vọng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được cải thiện tốt hơn trong những tháng còn lại. Doanh nghiệp cũng cho biết tình hình kinh doanh nửa cuối tháng 4 có dấu hiệu phục hồi khả quan và doanh nghiệp cũng đang mở rộng thị phần.
PC1 chuẩn bị bầu cử thành viên HĐQT nhiệm kỳ mới, lên kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 25% trong năm 2020 Tại ĐHCĐ diễn ra vào ngày 3/6 tới đây, PC1 sẽ thông qua việc bầu cử thành viên HĐQT và BKS nhiệm kỳ 2020-2025. Mới đây, Công ty cổ phần BEHS, một doanh nghiệp có ít nhiều liên quan tới BIM Group đã chi ra hơn 500 tỷ đồng để sở hữu 28,28 triệu cổ phiếu PC1, tương ứng tỷ lệ 17,76%. Theo...