Chủ tịch xã thua kiện, phải trả lại tượng đá cho dân
Chưa đến thời hạn nhưng Chủ tịch UBND xã Trường Xuân đã chỉ đạo cưỡng chế tháo dỡ công trình nhà dân. Trong quá trình thực hiện tháo dỡ, một bức tượng bằng đá đã bị thất lạc.
Ngày 21/9, Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh Đắk Nông đã xét xử phúc thẩm vụ cưỡng chế và yêu cầu bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực đất đai. Chủ tịch UBND xã Trường Xuân (huyện Đắk Song) bị tuyên phải trả lại bức tượng cho một người dân do cưỡng chế sai.
Theo nội dung vụ việc, tháng 2/2019, bà Tạ N.N. (xã Trường Xuân) khởi công xây dựng một căn nhà và một bức tượng trên phần đất do bà chuyển nhượng của một hộ dân trên địa bàn. Đến tháng 3/2019, công trình được thi công xong.
Ngày 19/4/2019, Chủ tịch UBND xã Trường Xuân là ông Đinh Cao Cường đã cử cán bộ địa chính xã xuống lập biên bản vi phạm hành chính đối với bà N..
Nhưng trong biên bản này, cán bộ địa chính chưa xác định được tình tiết vi phạm của bà N.. Do đó, UBND xã Trường Xuân đã không thể xử phạt vi phạm hành chính đối với bà N. theo quy định.
Ba tháng sau, ngày 1/7/2019, Chủ tịch UBND xã Trường Xuân ra quyết định yêu cầu trong vòng 15 ngày, bà N. phải tự tháo dỡ công trình vi phạm.
Đến ngày 4/7/2019, cán bộ địa chính xã Trường Xuân giao quyết định này cho bà N. Nhận được quyết định, bà N. đã chấp nhận điều kiện tự tháo dỡ công trình trong vòng 15 ngày theo yêu cầu của Chủ tịch UBND xã Trường Xuân.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ngày 12/7/2019 (tức 8 ngày sau), Chủ tịch UBND xã Trường Xuân đã chỉ đạo lực lượng chức năng của xã tiến hành cưỡng chế tháo dỡ các công trình của bà N.. Quá trình cưỡng chế lực lượng đã di dời bức tượng bằng đá trước đó được dựng trên đất của bà này.
Ngày 18/7/2019, bà N. đã khởi kiện Chủ tịch UBND xã Trường Xuân Đinh Cao Cường ra TAND huyện Đắk Song vì hành vi cưỡng chế sai quy định pháp luật; yêu cầu ông Cường bồi thường thiệt hại các tài sản bị cưỡng chế do thất lạc.
Ngày 3/7/2020, TAND huyện Đắk Song mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án cưỡng chế và yêu cầu bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực đất đai giữa bà N. và Chủ tịch UBND xã Trường Xuân Đinh Cao Cường.
Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định, ngày 19/4/2019, Chủ tịch UBND xã Trường Xuân đã căn cứ vào biên bản vi phạm hành chính do cán bộ địa chính lập vào ngày 19/4/2019 để ra quyết định cưỡng chế vi phạm đối với và N. Tuy nhiên, biên bản vi phạm hành chính này chưa xác định được tình tiết vi phạm.
TAND tỉnh Đắk Nông khẳng định, việc “cưỡng chế sớm” là vi phạm pháp luật
Mặt khác, căn cứ theo quy định hiện hành, cán bộ địa chính xã không đủ thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong trường hợp này, thay vào đó phải là Chủ tịch UBND xã Trường Xuân.
Ngoài ra, trong quyết định cưỡng chế, Chủ tịch UBND xã Trường Xuân ra điều kiện trong vòng 15 ngày bà N. phải tự tháo dỡ công trình vi phạm. Thế nhưng, mới sau 8 ngày từ ngày bà N. nhận được quyết định, Chủ tịch UBND xã Trường Xuân đã chỉ đạo lực lượng chức năng cưỡng chế tháo dỡ công trình của bà N.
Từ những nhận định trên, Hội đồng xét xử tuyên: Hành vi của Chủ tịch UBND xã Trường Xuân trong việc cưỡng chế tháo dỡ công trình của bà N. là trái pháp luật; hủy các quyết định cưỡng chế tháo dỡ công trình của bà N. do Chủ tịch UBND xã Trường Xuân đã ban hành trước đó.
Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm yêu cầu Chủ tịch UBND xã Trường Xuân trả lại tượng đá cho bà N..
Ngày 21/9/2020, TAND tỉnh Đắk Nông cho rằng, bức tượng hiện đang được gửi tại một cơ sở trên địa bàn. Tòa tỉnh Đắk Nông yêu cầu Chủ tịch xã Trường Xuân trả lại tượng cho người dân nhưng đề nghị bà N. tự liên hệ với nơi lưu giữ để lấy về.
Tháo dỡ trạm dừng chân trên đèo Đại Ninh
Trạm dừng chân Panorama xây dựng trái phép trên đèo Đại Ninh, xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình bị cưỡng chế tháo dỡ, ngày 27/8.
Trạm dừng chân rộng hơn 2.000 m2 do bà Nguyễn Thị Huê, trú tại xã Đà Loan, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), xây dựng trái phép trên đất rừng phòng hộ Sông Lũy, đất hành lang đường bộ QL28B và đất công do xã Phan Sơn quản lý.
Trạm dừng chân Panorama đang bị tháo dỡ, ngày 27/8. Ảnh: Đức Huynh.
Các công trình bị tháo dỡ gồm nhà kết cấu bằng thép và nhà gỗ làm nơi dừng chân cho du khách nghỉ ngơi, chụp ảnh trên đèo. Việc cưỡng chế có sự chứng kiến của các cơ quan chức năng địa phương.
Cơ sở này xây dựng trái phép từ tháng 8/2018 đến tháng 6/2019. Tháng 10 năm ngoái, chủ cơ sở bị xử phạt vi phạm hành chính, nhưng không chấp hành việc tháo dỡ theo yêu cầu của UBND huyện Bắc Bình.
Tháng 4 vừa qua, Chủ tịch UBND huyện Bắc Bình ra quyết định cưỡng chế, buộc bà Huê thực hiện biện pháp khắc phục, trả lại toàn bộ hiện trạng đất đã lấn chiếm.
Đèo Đại Ninh dài 12 km, nằm trên quốc lộ 28B nối Bình Thuận với Lâm Đồng. Trên tuyến có 6 công trình trái phép, trong đó 4 công trình đã bị tháo dỡ. Hai trạm dừng chân Hoàng Yến và Như Anh tới đây cũng bị cưỡng chế do vi phạm tương tự.
Sắp cưỡng chế 5 điểm dừng chân trên đèo Đại Ninh
Bình Dương xử lý, cưỡng chế nhiều công trình xây dựng lấn sông Sài Gòn Ngày 22/6, thông tin từ Bình Dương cho biết, hàng loạt công trình xây dựng lấn chiếm hành lang sông Sài Gòn qua địa bàn tỉnh Bình Dương đã được phát hiện, xử lý, buộc tháo dỡ... Thông tin UBND TP.Thuận An, tỉnh Bình Dương cho biết, địa phương đã tiến hành lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính và buộc...