Chủ tịch xã giải thích gì về việc tổ chức đám cưới con cán bộ ngay trụ sở ?
Chủ tịch xã nói rằng trong ngày hôm đó trên địa bàn có đến 5 đám cưới diễn ra cùng ngày nên không còn địa điểm để tổ chức, một cán bộ đề xuất nguyện vọng nên cơ quan cũng tạo điều kiện cho mượn sân trụ sở
Sáng 18-1, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Lê Văn Duẩn – Chủ tịch UBND xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã lên tiếng giải thích về việc chính quyền cho mượn sân trụ sở để tổ chức đám cưới cho con trai út của bà Lê Thị Hát, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Lý Trạch ngay trong giờ hành chính gây xôn xao dư luận.
Trụ sở UBND xã Lý Trạch bị chiếm dụng để tổ chức đám cưới cho con trai bà Lê Thị Hát – Chủ tịch Hội LHPN xã Lý Trạch
Ông Duẩn cho biết trước đó trong một Hội nghị họp giao ban của xã, bà Lê Thị Hát đề xuất nguyện vọng với lãnh đạo địa phương cho mượn sân của trụ sở UBND xã để tổ chức đám cưới cho con trai mình. Lý do bà Hát trình bày rằng thời điểm trên, toàn xã có đến 5 đám cưới nên không có địa điểm để tổ chức.
Do vậy sau khi tiếp nhận ý kiến, lãnh đạo xã Lý Trạch đã xem xét và tạo điều kiện đồng ý cho hộ bà Lê Thị Hát được mượn sân trụ sở. – “Vì là anh em trong cơ quan nên địa phương cũng tạo điều kiện cho chị ấy” – ông Duẩn phân trần.
Dư luận phản ánh, dù chưa hết giờ hành chính nhưng nhiều phòng ban của UBND xã Lý Trạch đã đóng kín mịt để cán bộ dự đám cưới
Giải thích việc huyện Bố Trạch biết sự việc trên và đã có chỉ đạo buộc phải dời địa điểm nhưng địa phương không chấp hành, ông Duẩn lý giải do ở xã Lý Trạch hiện vẫn chưa có nhà hàng chuyên tiệc cưới nên người dân thường tổ chức đám cưới tại nhà riêng, nhà văn hóa thôn hoặc sân vận động.
“Thú thật ngày hôm đó trên địa bàn lại có thêm 5 đám cưới khác và trời lại đang mưa, gia đình không còn cách nào nên không thể di chuyển vị trí rạp cưới đi nơi khác. Chúng tôi cũng muốn tạo điều kiện vì thương hoàn cảnh lúc đó và gia đình cũng hứa rằng sau khi đám cưới kết thúc sẽ làm vệ sinh sạch sẽ nên địa phương đành giúp đỡ” – ông Duẩn giải thích.
Vì đám cưới choán hết sân trụ sở UBND xã nên mọi giao dịch của địa phương trong sáng ngày 17-1 gần như bị “tê liệt”
Còn về thông tin các cán bộ tại trụ sở UBND xã Lý Trạch trong giờ hành chính nghỉ làm để đi dự đám cưới khiến nhiều người dân đến làm việc phải ra về, ông Duẩn nói rằng thời điểm diễn ra đám cưới đã hết giờ hành chính, các cán bộ mới đi dự chứ không có chuyện chưa hết giờ đã đi dự đám cưới.
Liên quan đến việc sân trụ sở UBND xã Lý Trạch bị chiếm dụng để dựng rạp, tổ chức đám cưới ầm ĩ trong giờ hành chính, phía huyện Bố Trạch đã đề nghị kiểm điểm nghiêm túc trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức liên quan.
Sáng 17-1, Ông Phan Văn Gòn – Bí thư huyện ủy Bố Trạch, cho biết đã nắm được thông tin vụ việc cũng như hướng xử lý của UBND huyện này. Cụ thể, UBND huyện Bố Trạch đã đề nghị kiểm điểm nghiêm túc vấn đề trách nhiệm sau sự việc sân trụ sở xã Lý Trạch bị chiếm dụng để tổ chức đám cưới trong giờ hành chính. Huyện ủy Bố Trạch cũng đã thống nhất về hướng xử lý này.
Video đang HOT
Trong khi đó, ông Trần Quang Vũ – Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch, khẳng định việc tổ chức đám cưới tại trụ sở trong giờ hành chính là sai, làm mất an toàn, an ninh trật tự. UBND huyện Bố Trạch đã chỉ đạo cán bộ xuống lập biên bản.
Ông Vũ cũng cho hay việc chiếm dụng sân trụ sở UBND xã Lý Trạch để tổ chức đám cưới phía huyện đã nắm thông tin trước đó. Lãnh đạo huyện Bố Trạch cũng đã yêu cầu xã di chuyển rạp đám cưới này đi chỗ khác. Tuy nhiên trong sáng và trưa ngày 17-1, đám cưới nói trên vẫn diễn ra tại trụ sở xã Lý Trạch.
Như Báo Người Lao Động phản ánh, ngày 17-1, trụ sở UBND xã Lý Trạch (huyện Bố Trạch, Quảng Bình) bị chiếm dụng để tổ chức một đám cưới cho con trai út bà Lê Thị Hát – Chủ tịch Hội LHPN xã Lý Trạch. Tại đây, tiếng người ra vào phục vụ đám cưới huyên náo, khách đến đông kín cộng với tiếng nhạc xập xình gây mất an ninh trật tự khiến người dân bất bình.
Không những vậy, khoảng 11 giờ ngày 17-1 thì đám cưới mới diễn ra nhưng rạp cưới đã được dựng vào 2 ngày trước. Tối 16-1, trụ sở UBND xã Lý Trạch biến thành “sân khấu” để hàng chục thanh niên vui chơi, nhảy múa. Người dân và cán bộ khi đến giao dịch hay làm giấy tờ thủ tục bị rạp cưới chắn ngang, choán hết sân khiến mọi giao dịch của địa phương gần như “tê liệt”. Ngoài ra, người dân còn phản ánh dù chưa hết giờ hành chính nhưng nhiều phòng ban của UBND xã Lý Trạch đã đóng cửa để đi dự đám cưới.
Theo Hoàng Dũng (Người lao động)
Xót lòng những vụ xe đám cưới gặp nạn: Đại hỷ thành đại tang
9 người, 10 người, rồi 13 người tử vong là những con số đáng sợ khi nhắc đến những vụ TNGT thảm khốc xảy đến với đoàn xe đám cưới.
Chú rể và 12 người tử vong trên đường đi đón dâu
Một vụ tai nạn giao thông thảm khốc vừa xảy ra tại Quảng Nam khiến 13 người tử vong, 4 người bị thương nặng.
Theo đó, tối 29/7, xe ô tô chở gia đình chú rể từ xã Hải Sơn, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị vào Bình Định đón dâu. Hơn 2h sáng hôm sau (30/7), khi đến thị trấn Vĩnh Điện (Điện Bàn, Quảng Nam), xe đón dâu đã va chạm với container đi chiều ngược lại, lúc này trên xe khách có 17 người.
Hiện trường vụ tai nạn kinh hoàng khiến 13 người tử vong tại Quảng Nam
Vụ tai nạn khiến 10 người tử vong tại chỗ, 3 người tử vong trên đường đến bệnh viện, trong đó có cả chú rể. Tất cả nạn nhân đều là người ngồi trên ô tô khách, trong khi tài xế xe container chỉ bị thương nhẹ.
Trong số các nạn nhân tử vong, có 4 người là người trong gia đình chú rể, bao gồm chú rể, mẹ chú rể, em gái chú rể và một người cháu.
Tại hiện trường, chiếc xe container nằm sát mép phải đường với phần đầu bị móp, hư hỏng nặng; còn chiếc 16 chỗ bẹp dúm, chắn ngang với ngóc xoay hơn 100 độ, thi thể nạn nhân biến dạng lẫn trong các mảnh vỡ văng tứ tung...
Nguyên nhân ban đầu của vụ tai nạn kinh hoàng này được xác định là do tài xế xe đón dâu buồn ngủ, mất tay lái.
Xe rước dâu 16 chỗ gặp đại nạn
Hơn 1 năm trước, ngày 16/3/2017, chiếc xe khách 16 chỗ đang chạy trên tuyến đường TP.Phủ Lý, Hà Nam để đi đón dâu.
Khi đến ngã 5 đường đi Bút Sơn (Kim Bảng, Hà Nam) xe này bất ngờ va chạm với một xe tải.
Nhiều người bị thương được chuyển đến bệnh viện ngay sau vụ tai nạn tại ngã 5 đường đi Bút Sơn (Ảnh: Người lao động)
Vụ tai nạn khiến 3 người trong xe khách tử vong, 15 người khác bị thương. Tại hiện trường, phần bên phải và đầu xe ô tô 16 chỗ bị hư hỏng nặng, chiếc xe tải sau khi xảy ra tai nạn cũng đã dừng lại tại hiện trường.
Cơ quan chức năng nhận định, tai nạn xảy ra do chiếc xe đón dâu bám đoàn xe đưa dâu, thiếu quan sát, không giảm tốc độ khi đi qua ngã 5 nên đã đâm trực tiếp vào giữa thùng xe tải.
Cô dâu trẻ gánh đại tang trong ngày cưới
Ngày 25/1/2015 có lẽ là ngày cả đời này chị Đường Thị Minh (Anh Sơn, Nghệ An) không thể quên được. Khi đám cưới vừa hoàn thành ở bên nhà chồng (Hà Nội), chị đã lập tức phải về lại quê nhà ở Nghệ An để chịu tang.
Đó không phải là đám tang thông thường mà là một đại tang, khi cha mẹ chị cùng 7 người khác trong gia đình qua đời vì trong vụ tai nạn giao thông thảm khốc ở Thanh Hóa, khi các thành viên trong gia đình đang trên đường tới dự đám cưới của chị.
Hiện trường vụ tai nạn thảm khốc tại Thanh Hóa (Ảnh: Đời sống & Pháp luật)
Trưa hôm trước (24/1), bố chị thuê một chiếc xe du lịch chở 13 người gồm anh em họ hàng xuất phát từ Nghệ An ra Hà Nội để mọi người có thời gian nghỉ ngơi trước khi dự ngày lễ trọng đại của chị.
Nhưng, khi đến xã Xuân Quỳ (Như Xuân, Thanh Hóa), chiếc xe du lịch đã tông vào ôtô tải ngược chiều. Vụ tai nạn khiến10 người tử vong, trong đó có toàn bộ 7 người thân trong gia đình chị Minh cùng tài xế, chủ xe.
Tài xế mải nghe điện thoại để tàu hỏa húc văng xe, 9 người tử nạn
Cách đây 7 năm, vào chiều 30/3/2011, một vụ tai nạn thảm khốc đã xảy ra tại huyện Thường Tín, Hà Nội.
Theo đó, đoàn tàu SE8 từ TP.HCM ra Hà Nội, khi đến địa điểm trên, tàu đã húc vào xe chở khách đi ăn cưới ở huyện Thường Tín. Trên xe lúc này có 18 người. Vụ tai nạn khiến 7 người tử vong tại chỗ, 2 người khác chết trên đường tới bệnh viện.
Sau tai nạn, tài xế xe khách là Nguyễn Thế Hùng đã rời khỏi hiện trường. Hơn 2 giờ sau, anh này mới quay lại cơ quan công an để đầu thú.
Tài xế khai nhận, sáng 30/3 anh này được thuê chở đoàn khách từ thành phố Thái Nguyên đến xã Lê Lợi (Thường Tín) ăn cưới. Sau khi rời khỏi đám cưới, tài xế đánh xe đến một nhà người quen ở gần đó chơi. Chỉ 5 phút sau khi rời khỏi xã Nguyễn Trãi, xe khách đã gặp nạn.
Tài xế Hùng thừa nhận, khi đến đoạn đường sắt trên đã nghe điện thoại, không để ý tàu hỏa đi ngang qua nên không kịp xử lý.
Xe ăn hỏi bị tàu hỏa húc văng, 9 người chết
Trước đó chưa đầy 2 năm, tại Thường Tín (Hà Nội), một vu tai nạn tương tự cũng đã xảy ra giữa xe khách và tàu hỏa.
Chiếc xe khách văng xa hơn 10 m khi bị tàu SE8 tông phải (Ảnh: Người lao động)
10h30 ngày 22/11/2009, xe khách 30 chỗ chở 29 người của đám ăn hỏi đi qua đoạn Quốc lộ 1A cũ giao cắt đường bộ, đường sắt đã bị tàu TN1 lưu thông theo hướng Hà Nội - TP.HCM đâm vào đuôi xe.
Cú va chạm đã khiến ô tô lao thẳng vào một xe máy đang lưu thông làm người điều khiển xe máy tử vong tại chỗ. Sau đó, xe khách này tiếp tục quay một vòng và lật ngang.
Vụ tai nạn đã khiến 9 người tử vong. Chú rể ngồi ở đầu xe ô tô may mắn chỉ bị thương nhẹ.
Theo cảnh sát giao thông, nguyên nhân dẫn đến tai nạn do lái xe khách thiếu quan sát khi qua đường giao với đường sắt.
Theo Danviet
Vụ tai nạn 13 người chết: Nhói lòng ngày đám cưới ở nhà cô dâu Sau khi nhận hung tin gia đình chú rể Nguyễn Khắc Long (SN 1991) gặp nạn trên đường vào Bình Định dự đám cưới, cô dâu cùng người thân đã tức tốc lên đường đến tỉnh Quảng Trị nhìn chú rể lần cuối. Ông T (bác cô dâu, trú thôn Bình Trị, xã Mỹ Quang, huyện Phù Mỹ, Bình Định) cho biết: "Gia...