Chủ tịch xã bỏ trụ sở đi xem đá bóng: Hoan hô tinh thần thể dục
“Tôi không hiểu vì sao bạn đọc cứ lăm lăm chỉ trích ông Chủ tịch xã. Có phải một mình ông “bỏ” trụ sở vào giờ hành chính đâu, tất cả cán bộ chủ chốt của xã cùng nhau đi đấy chứ.”
Trụ sở xã Hưng Đạo lúc các cán bộ chủ chốt đi xem đá bóng. Ảnh: Anh Ngọc.
Ông Chủ tịch xã Hưng Đạo kính mến,
Tôi viết những dòng này ngay sau khi đọc xong bài báo “Chủ tịch xã đi xem đá bóng, trụ sở vắng… như chùa Bà Đanh”. Tôi sợ nếu không viết ngay, bộ óc lẩm cẩm của tôi sẽ quên hết những cảm xúc đặc biệt về ông.
Thưa ông, kể từ giờ phút này tôi nguyện làm fan hâm mộ trung thành của ông. Hiếm có người chủ tịch xã nào yêu thể thao như ông.
Mà những người yêu thể thao, theo một nghiên cứu của Tiến sĩ tâm lý Daniel Mochon (trường đại học Yale (Mỹ) và các đồng nghiệp từ các Trường đại học Harvard và Duke, thường rất phấn chấn khi ai đó bàn đến việc tập thể dục.
Nên chuyện ông rời bỏ trụ sở để đi xem đá bóng càng chứng tỏ tình yêu của ông dành cho môn thể thao vua nói riêng và các hoạt động thể chất nói chung mà thôi.
Tôi không hiểu vì sao bạn đọc cứ lăm lăm chỉ trích ông. Có phải một mình ông “bỏ” trụ sở vào giờ hành chính đâu, tất cả cán bộ chủ chốt của xã cùng nhau đi đấy chứ.
Chẳng lẽ Phó chủ tịch xã, Bí thư, Trưởng công an, địa chính… được phép hòa chung vào không khí thể thao sôi nổi, gay cấn còn Chủ tịch xã thì phải ngồi lại “canh miếu” ư? Chuyện đâu lạ đời thế?
Mọi người cần hiểu rằng: Ở thời buổi mà chúng ta “tự nguyện” chung sống hòa thuận với môi trường ô nhiễm, với những kẻ đang đầu độc chúng ta bằng thực phẩm bẩn hàng ngày hàng giờ thì tham gia vào các hoạt động thể chất thường xuyên là giải pháp tối ưu để cải thiện và nâng cao sức khỏe.
Video đang HOT
Đáng tiếc, đây là việc dễ “nói mồm” song lại rất khó kiên trì thực hiện.
Một số người trên bàn nhậu thì hùng hồn kể chuyện đam mê đá bóng, nhưng lại tỏ thái độ khó chịu, “bị ép buộc” khi anh em vận động thuê sân cùng luyện tập . Chẳng khác gì mấy bà nội trợ vừa run cầm cập khi thấy số liệu về ung thư trong nước, vài tiếng đồng hồ sau đã tặc lưỡi mua yến gạo tuy không rõ nguồn gốc xuất xứ nhưng giá rẻ bất ngờ…
Ai đã từng đọc truyện ngắn “ Tinh thần thể dục” của nhà văn Nguyễn Công Hoan hẳn rất ám ảnh với cảnh tượng người dân cày bị tróc nã, truy đuổi rồi bị áp tải lên huyện để… xem đá bóng theo lệnh khẩn của quan trên.
Lẽ ra bạn đọc nên thấy phấn khởi khi chuyện xem bóng tại xã Hưng Đạo (Hưng Nguyên, Nghệ An) đã không diễn ra theo “mô-típ” cưỡng bức quyết liệt như thế mới phải, ông Chủ tịch nhỉ?
Theo_Người Đưa Tin
Thương vụ lớn của đại gia Phương Hữu Việt
Hai con nợ thuộc loại lớn nhất tỉnh Quảng Nam là Công ty TNHH Khai thác vàng Bồng Miêu và Công ty TNHH Vàng Phước Sơn sẽ được tái cơ cấu để có thể trả nợ thuế khả thi?
Hy vọng đang nằm trong tay doanh nhân Phương Hữu Việt và Ngân hàng TMCP Việt Á, đơn vị có khả năng tham gia nắm cổ phần chi phối tại 2 công ty này.
Đại gia vào cuộc
Tháng 3/2015, Tập đoàn Besra, nắm giữ 85% cổ phần tại Phước Sơn và 80% cổ phần tại Bồng Miêu, hai mỏ vàng lớn nhất tại Việt Nam với trữ lượng ước tính khoảng 20 tấn vàng, đã công bố đàm phán bán cổ phần của Công ty Phước Sơn cho một tổ chức tài chính tại Việt Nam.
Tháng 6/2015, ông David Seton, Chủ tịch của Besra đã chính thức xác nhận việc Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) đàm phán mua lại cổ phần của Công ty Phước Sơn.
"Kế hoạch khởi động lại Công ty Phước Sơn đã sẵn sàng và đang đợi hoàn thiện các thỏa thuận mới của chúng tôi là VietABank", Chủ tịch Besra khẳng định như vậy.
Besra nhận giấy phép khai thác mỏ Bồng Miêu năm 1997, tập trung xây dựng nhà máy và đưa vào hoạt động năm 2005. Mỏ Phước Sơn được cấp phép năm 1999 và tháng 6/2011 đi vào hoạt động.
Theo thống kê, hai công ty Bồng Miêu và Phước Sơn đã khai thác được hơn 60.000 ounces vàng. Tuy nhiên, cả hai đều vướng phải nợ nần, trong đó riêng nợ thuế lên tới gần 400 tỷ đồng và đã phải dừng hoạt động do Cục Thuế Quảng Nam áp dụng các biện pháp cưỡng chế hóa đơn.
Đề cập đến kế hoạch tái cơ cấu hai công ty vàng, ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã nhiều lần nhắc tới và cho rằng, VietABank sẽ mua lại cả hai công ty vàng Phước Sơn và Bồng Miêu. Ông cũng hoan nghênh lãnh đạo VietABank đã chủ động phối hợp với Công ty Phước Sơn trong việc xây dựng đề án tái cơ cấu lại công ty để khôi phục sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm cho người lao động, có nguồn thu để thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, trả nợ cho các nhà cung cấp dịch vụ, vật tư, hàng hóa.
Nhận diện "sức khỏe" đại gia
VietABank do doanh nhân Phương Hữu Việt đảm nhận ghế Chủ tịch HĐQT, trong năm 2015 đã có nhiều thay đổi khá mạnh mẽ.
Chẳng hạn như việc di chuyển trụ sở chính từ địa điểm cũ, số 115-121 Nguyễn Công Trứ, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP. HCM đến địa điểm mới, số 34A và 35B, phố Hàn Thuyên, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội; hay việc thông báo thoái một loạt các khoản đầu tư tài chính tại các doanh nghiệp niêm yết như Đất Xanh, Gỗ Trường Thành và mới nhất vào ngày 8/3/2016, VietABank đã bán ra toàn bộ 929.500 cổ phiếu DSN của CTCP Công viên nước Đầm Sen, tương đương 11% vốn công ty này và thu về khoảng 84 tỷ đồng...
Trong các ngân hàng TMCP đang hoạt động tại Việt Nam, thương hiệu VietABank được đánh gia là chưa nổi bật. Tính đến cuối năm 2015, VietABank mới có vốn điều lệ 3.098 tỷ đồng.
Doanh nhân Phương Hữu Việt
Vào những ngày cuối của năm 2015, VietABank đã hoàn tất đợt chào bán riêng lẻ 23.130.020 cổ phiếu với giá bán 10.000 đồng/cổ phiếu. Với động thái này, kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 4.200 tỷ đồng theo nghị quyết ĐHCĐ 2015 của VietABank sẽ về đích. Theo lộ trình, Việt Á Bank sẽ tiếp tục tăng vốn lên 5.000 tỷ đồng trong năm 2016. Với quy mô vốn điều lệ như vậy, tổng tài sản trong khoảng 40.000-45.000 tỷ đồng, VietABank thuộc nhóm ngân hàng nhỏ của Việt Nam.
Hiệu quả kinh doanh của VietABank cũng thuộc nhóm thấp với 60 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế được ghi nhận trong năm 2014 và kế hoạch đạt 150 tỷ đồng trong năm 2015 (VietABank chưa công bố kết quả 2015 - PV). 2015 cũng là năm cuối trong lộ trình tái cơ cấu mà ngân hàng này chủ động thực hiện.
Ông Phương Hữu Việt, sinh năm 1964, có trình độ chuyên môn là tiến sỹ kinh tế. Ngoài việc đảm nhận ghế Chủ tịch VietABank, ông còn là Chủ tịch Hội hợp tác phát triển kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Việt Nam - Liên bang Nga, Ủy viên Ủy ban TƯMTTQ Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội,... Đế chế của ông mở rộng, trong đó nổi bật có Tập đoàn Việt Phương hiện đầu tư đa ngành nghề ở Việt Nam và nước ngoài, với quy mô trên 20 công ty thành viên. Bất động sản và khoáng sản là hai trong những ngành nghề kinh doanh chính của Tập đoàn.
Thương vụ thách thức
Trở lại với việc tái cơ cấu hai công ty vàng, VietABank hiện chưa lên tiếng chính thức về thương vụ này và thị trường cũng chưa có nhiều thông tin về kế hoạch tái cơ cấu Bồng Miêu và Phước Sơn. Song với sự tham gia của ông Phương Hữu Việt, giới phân tích cho rằng, hai công ty này sẽ nhanh chóng có những đổi mới.
Trong một công văn gửi Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế hồi tháng 9/2015 do Quyền Tổng giám đốc hai công ty Bồng Miêu và Phước Sơn là ông Paul Seton ký, đã đề nghị xác định lại số thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường mà doanh nghiệp phải nộp giai đoạn 2010-2014.
Cụ thể, Phước Sơn và Bồng Miêu cho rằng, trong giai đoạn 2010-2014, do chưa có quy định về tỷ lệ phần trăm quy đổi để xác định số lượng tài nguyên khai thác tính phí bảo vệ môi trường, biểu giá tính thuế tài nguyên tại địa phương chưa phù hợp với quy trình khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm của hai công ty, từ đó dẫn đến doanh nghiệp đã kê khai, nộp thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường không chính xác, phát sinh số phải nộp quá lớn, gây thiệt hại về tài chính và ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, đời sống người lao động tại doanh nghiệp.
Trong văn bản này, Phước Sơn và Bồng Miêu đã đề xuất công thức tính thuế và phí mới trong giai đoạn 2010-2014. Nếu được chấp thuận, họ sẽ tính toán lại và khai điều chỉnh số thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường đã nộp, từ đó xác định lại số nợ thuế của doanh nghiệp đối với Cục Thuế Quảng Nam. Với giải pháp này, họ cho biết, sẽ lập kế hoạch trả nợ thuế khả thi và tiếp tục hoạt động sản xuất tại hai mỏ Phước Sơn và Bồng Miêu nhằm tạo doanh thu, thực hiện nghĩa vụ trả nợ thuế.
Còn trong thông điệp mới nhất gửi các nhà đầu tư và cổ đông hồi cuối tháng 1/2016, Besra cho hay, đã có nhiều tiến triển tích cực liên quan đến "số phận" hai công ty vàng tại Việt Nam. Cụ thể, mỏ Bồng Miêu đã hoạt động trở lại dù công suất ở mức rất thấp. Còn Phước Sơn đã đạt được thỏa thuận về các khoản vay với một số tổ chức tài chính Việt Nam nhằm có thể sớm hoạt động trở lại trong vòng 6 tháng tới.
Tuy nhiên, Besra cũng chia sẻ rằng, dù các bên có nỗ lực rất lớn để cho hai công ty sớm được phép hoạt động bình thường trở lại, song mọi việc không dễ dàng.
Hiện việc đàm phán nợ thuế với Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế vẫn đang được tiếp tục với sự hỗ trợ tích cực của đối tác Việt Nam.
Theo_VietNamNet
Chi cục thuế Hạ Long đã hoàn thành di chuyển sang trụ sở mới Sáng nay (7/3), Chi cục thuế Hạ Long đã hoàn thành di chuyển sang trụ sở mới, đảm bảo hoạt động bình thường. Như đã đưa tin, những ngày vừa qua, sự việc Chi cục thuế Hạ Long (TP Hạ Long, Quảng Ninh) bị phong tỏa do chậm trễ trong việc di dời, bàn giao mặt bằng cho dự án Trung tâm thương...