Chủ tịch VCOSA lên tiếng về vụ việc tại FTM
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch Ban chấp hành Hiệp hội Bông sợi Việt Nam ( VCOSA) mới đây đã có công văn gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) xác nhận những khó khăn trong kinh doanh của Công ty cổ phần ầu tư và Phát triển ức Quân (Fortex, mã chứng khoán FTM).
Ông Tuấn cho biết, ngày 6/9/2019, VCOSA nhận được công văn của FTM và trước đó, ngày 5/9/2019 nhận được bản sao công văn FTM gửi Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an cùng UBCK kiến nghị xác minh, xử lý một số nội dung thông tin về FTM trên thị trường chứng khoán.
Theo ông Tuấn, thị trường Trung Quốc tiêu thụ đến 90% sản lượng sợi cotton của Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài.
Hiện toàn ngành kéo sợi có 9,7 triệu cọc với tổng sản lượng đạt 1,85 triệu tấn/năm, nhưng do khả năng hấp thụ thấp của ngành dệt trong nước, nên 2/3 lượng sợi làm ra phải xuất khẩu, trong đó có 0,8 triệu tấn là sợi cotton.
Nhiều năm qua, Trung Quốc là thị trường ổn định của sợi cotton với lượng nhập 2 triệu tấn/năm và chỉ có 3 nhà cung cấp chính là Ấn ộ, Pakistan, Việt Nam.
Sợi của Việt Nam có ưu thế hơn nên giành được 40% thị phần, điều này phần nào lý giải cho sự phát triển của một số doanh nghiệp sợi Việt Nam, trong đó có FTM.
Ngày 23/9/2019, UBCK đã vào làm việc tại FTM và công bố quyết định thanh tra doanh nghiệp này.
“Tuy nhiên, chiến tranh thương mại Trung – Mỹ đã làm thay đổi mọi thứ. Ngược với ngành may (vốn được xem là hưởng lợi từ chiến tranh thương mại, vì sản phẩm chủ yếu được xuất sang Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Canada, Úc), ngành kéo sợi của Việt Nam lại trải qua giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử phát triển của ngành.
Chiến tranh thương mại khiến xuất khẩu hàng may mặc của Trung Quốc vào Mỹ (chiếm 45% tổng nhập khẩu của Mỹ) giảm đáng kể, kéo theo nhu cầu mua sợi cotton của Trung Quốc giảm;
Chiến tranh thương mại khiến đồng Nhân dân tệ mất giá, tác động xấu lên giá bán sợi cotton của Việt Nam; đồng Rupee của Ấn ộ đột ngột mất giá 12%, cho phép các nhà bán sợi Ấn ộ giảm giá bán bình quân cho 1 kg sợi từ 3,5 USD xuống còn 2,8 USD.
Video đang HOT
Theo tính toán sơ bộ, kể từ khi thương chiến Mỹ – Trung xảy ra, ngành kéo sợi Việt Nam mất khoảng 400 triệu USD do bị giảm giá. Mức thiệt hại của FTM (6 tháng đầu năm 2019 lỗ 31 tỷ đồng) là dễ hiểu”, công văn của VCOSA viết.
Liên quan đến việc cổ phiếu FTM bị bán mạnh trên thị trường chứng khoán, Chủ tịch VCOSA cho rằng, việc các nhà đầu tư ồ ạt bán ra do lo ngại doanh nghiệp thua lỗ hoặc không đạt được lợi nhuận kỳ vọng là có thể hiểu được.
Những thông tin không có sự thấu hiểu về ngành, về doanh nghiệp, không có sự cảm thông, chia sẻ là đáng trách. Các thông tin sai lệch cần được loại bỏ, cơ quan hữu quan cần xác minh, xử lý những sai phạm.
Phía sau việc mã FTM bị bán tháo là nghi vấn cổ phiếu FTM bị làm giá, để nhóm cổ đông lớn vay tiền công ty chứng khoán và rút ra khỏi tài khoản
Trước đó, trong công văn giải trình về tình hình sản xuất – kinh doanh và thị trường chứng khoán của FTM gửi tới VCOSA, ông ỗ Văn Sinh, Tổng giám đốc FTM cho biết, kể từ thời điểm cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung diễn ra (quý III/2018), ngành sản xuất sợi nói chung và FTM nói riêng đã bị tác động mạnh theo hướng rất tiêu cực.
Với sự cố gắng từ nội bộ, năm 2018, FTM vẫn cán đích kế hoạch lợi nhuận, nhưng sang năm 2019 thì không thể.
Theo ông Sinh, căng thẳng thương mại giữa 2 quốc gia lớn nhất và nhì thế giới đã làm giá sợi thành phẩm giảm mạnh, trong khi giá bông nguyên liệu giảm không đáng kể, dẫn tới việc FTM ghi nhận lỗ 31 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2019.
FTM đã báo cáo VCOSA rằng, kết quả kinh doanh thua lỗ, cộng với tâm lý nhà đầu tư bi quan và một số thông tin về nghi vẫn thao túng giá cổ phiếu tác động, khiến giá cổ phiếu lao dốc, Công ty rơi vào khó khăn chồng chất, đặc biệt là uy tín và điểm tín dụng giao dịch ngân hàng trong việc huy động vốn để duy trì sản xuất – kinh doanh. FTM cho biết, Công ty có gần 1.000 người lao động đang làm việc.
Câu chuyên tại FTM bắt đầu được dư luận quan tâm đặc biệt khi cổ phiếu của Công ty bị các công ty chứng khoán bán giải chấp liên tục trên sàn.
Phía sau câu chuyện này là nghi vấn cổ phiếu FTM bị làm giá, tạo thanh khoản để tạo thuận lợi cho một số nhân sự mang danh cổ đông nắm 60% vốn tại FTM vay tiền công ty chứng khoán và rút ra khỏi tài khoản.
ược biết, có hơn 10 công ty chứng khoán liên quan đến dòng tiền vay margin của FTM và tổng số tiền cho vay margin vào khoảng 200 tỷ đồng.
Báo ầu tư Chứng khoán sẽ tiếp tục thông tin khi có diễn biến mới.
Ngọc Hà
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Nghi án FTM bị làm giá: Kịch bản đường đi của tiền margin
Không phải 13 tài khoản, mà có gần 30 tài khoản đã được các cổ đông lớn cá nhân tại CTCP ầu tư và phát triển ức Quân (FTM) mở tại các công ty chứng khoán để giao dịch cổ phiếu.
Việc có nhiều tài khoản sẽ giúp thuận lợi trong việc điều tiết các giao dịch chéo nhằm tạo lập cung - cầu, tạo thanh khoản và tạo giá cổ phiếu FTM. ây là vấn đề trọng yếu cơ quan điều tra cần vào cuộc và làm rõ.
Ghi nhận từ thị trường cho thấy, để có thể tạo lập và duy trì thanh khoản ở mức hơn 1 triệu cổ phiếu/phiên, nhiều ý kiến cho rằng, "nhóm hành động" có thể phải kiểm soát nhiều hơn 30 tài khoản của 9 cá nhân có dư nợ lớn tại các công ty chứng khoán đang bị thiệt hại.
Tới phiên giao dịch ngày 24/9, cổ phiếu FTM vẫn chưa có dấu hiệu dừng giảm sàn, từ mức đỉnh 24.200 đồng/cổ phiếu trong phiên 9/8 nay còn trên 3.000 đồng/cổ phiếu.
Một số chủ thể bị nghi vấn là có hành vi thao túng, tạo thanh khoản và đẩy giá cổ phiếu FTM lên cao để dùng cổ phiếu FTM làm tài sản đảm bảo vay ký quỹ (margin) tại các công ty chứng khoán, sau đó rút tiền ký quỹ ra khỏi tài khoản... đều đã lên tiếng thông qua truyền thông. Một số chủ thể khẳng định không liên quan tới vụ việc, cáo buộc thông tin báo chí không chính xác.
Về phía công ty chứng khoán, hơn 10 công ty đang "ôm" khối tài sản đảm bảo là cổ phiếu FTM giảm sàn, mất thanh khoản khiến khả năng không thể thu hồi vốn vay là nhìn thấy trước.
Nếu không tìm ra cách giải quyết hài hòa giữa "nhóm hành động" tại FTM với các công ty chứng khoán, thì báo cáo quý III cũng như cuối năm nay nhiều công ty sẽ phải trích lập nhiều tỷ đồng dự phòng rủi ro cho việc lỡ cấp margin cho mã FTM.
Theo nguồn tin của Báo ầu tư Chứng khoán, hiện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã vào cuộc thanh tra vụ việc tại FTM. Ngoài nghi vấn mã FTM bị làm giá, dư luận đang hướng sự quan tâm đến việc làm cách nào để dòng tiền vay margin được rút ra khỏi cả chục công ty chứng khoán.
Ghi nhận từ thị trường cho thấy, tổng số lượng cổ phần FTM mà nhóm cổ đông nói trên sử dụng để vay ký quỹ lên tới gần 30 triệu đơn vị, chiếm khoảng 60% vốn điều lệ của Công ty FTM. Con số ước tính thiệt hại của các công ty chứng khoán là khoảng 200 tỷ đồng.
Tuy nhiên, con số cụ thể về số tiền margin bị rút ra khỏi tài khoản hiện chưa được thống kê chính xác.
Nguồn tin của Báo ầu tư Chứng khoán cho biết, tiền margin có bị rút ra, nhưng phần không nhỏ trong số này đã được sử dụng để trả một phần tiền gốc và lãi, phí giao dịch...
Hiện tại, tổng dư nợ trên toàn thị trường của cổ phiếu FTM chỉ tập trung vào gần 30 tài khoản được đứng tên của khoảng 9 - 10 cá nhân tại các công ty chứng khoán, trong đó hầu hết các cá nhân này đều là các cổ đông lớn nhất của FTM.
Kịch bản thị trường nghi ngờ là các tài khoản của 9 cá nhân (là các cổ đông lớn) đóng vai trò mua vào cổ phiếu FTM ở vùng giá cao. ây là những tài khoản sở hữu nhiều cổ phiếu FTM, có sức mua lớn nhờ chủ tài khoản sử dụng dịch vụ cho vay ký quỹ mà các công ty chứng khoán cấp.
Ở chiều ngược lại, một số tài khoản sẽ bán cổ phiếu FTM ở vùng giá cao, rồi rút ra khỏi thị trường khoản tiền lớn.
Những tài khoản bên mua, bên bán này về mặt hình thức không có liên quan với nhau, nhưng về bản chất thì có thể cùng một chủ thể đạo diễn.
Với hệ thống công nghệ và khả năng giám sát dòng chu chuyển cổ phiếu "tận chân" từng tài khoản như hiện nay, dư luận kỳ vọng, nhà quản lý sẽ sớm tìm ra bản chất thực sự của dòng giao dịch mã FTM.
Trong động thái mới nhất từ FTM, Công ty dự kiến sẽ ại hội đồng cổ đông bất thường để bầu thêm thành viên vào Hội đồng quản trị.
Người sáng lập FTM, nguyên Chủ tịch Công ty Lê Mạnh Thường dự kiến sẽ ứng cử lại vị trí thành viên Hội đồng quản trị, sau đó nếu được tín nhiệm sẽ vào lại vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị với hy vọng ở vị trí này sẽ có thể chủ động hơn trong thu xếp tài chính, xử lý các khoản nợ có liên quan đến Công ty cũng như cổ đông lớn của Công ty.
Phan Hằng
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Cần điều tra thủ đoạn "đánh chìm" cổ phiếu FTM để trục lợi? Hơn 10 công ty chứng khoán đang "cầu cứu" Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, về chuyện Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đức Quân (MCK: FTM-HOSE) có dấu hiệu bất thường trong giao dịch cổ phiếu. FTM hiện đã mất 81% giá trị vốn hóa và gây thiệt hại cho các công ty này số tiền khoảng 200 tỷ...