Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc: DNNVV là đối tượng ưu tiên của chính sách, nhưng giải cứu các tập đoàn lớn cũng là việc cần làm!
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có một đề xuất một số kiến nghị chung về biện pháp hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp nhân Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương diễn ra ngày 10/4.
Đầu tiên, ông Lộc đề nghị Chính phủ phải chú trọng “5 mũi giáp công”: Mở ngân khố, nới tiền tệ, đẩy đầu tư, nhanh thể chế và khai thị trường.
Theo ông, quyết tâm của Thủ tướng và Chính phủ rất cao và các giải pháp được đưa ra như vậy là khá đồng bộ. Nỗ lực của các bộ ngành, địa phương rất đáng được trân trọng, nhưng kết quả còn chưa được như mong muốn.
“Cảm giác chung là, trên trận tuyến chống đỡ dịch bệnh, thì chúng ta có thể yên tâm, nhưng trong hỗ trợ doanh nghiệp thì chúng ta không thể không quan ngại”, ông nói.
Nguyên nhân việc thực hiện các chủ trương chính sách mà trực tiếp là Chỉ thị 11, 16 của Thủ tướng còn chậm và thiếu nhất quán. Bên cạnh đó, nếu đã xác định phải thực hiện nhiệm vụ kép chống dịch là ưu tiên, hỗ trợ doanh nghiệp là quan trọng, thì dường như việc hỗ trợ doanh nghiệp đã chưa được triển khai thật quyết liệt, khẩn trương, rốt ráo như chống dịch và vẫn có hiện tượng mỗi địa phương làm một kiểu.
Ông Lộc cũng đề cập đến việc khái niệm sản xuất kinh doanh các mặt hàng thiết yếu đang được hiểu khác nhau được hiểu rất khác nhau.
Cụ thể, ông cho rằng sản xuất kinh doanh các mặt hàng thiết yếu không thể nào quan niệm chỉ bao gồm khâu lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm cuối cùng, mà còn bao gồm cả khâu sản xuất nguyên, nhiên vật liệu, dán nhãn, bao bì.
“Ai bảo sản xuất chip Intel là không thiết yếu, phải ngừng sản xuất, khi linh kiện này là thành tố không thể thiếu để sản xuất các thiết bị y tế hiện đại phục vụ cho chữa trị Covid-19, phục vụ cho điều trị y tế từ xa ? Ai bảo nhà máy sản xuất bìa carton là không thiết yếu, phải ngừng sản xuất, khi nếu không có bao bì thì lấy gì đóng gói chở máy trợ thở đến với các bệnh nhân ?… Tất cả đều liên quan – nguyên lí sản xuất chuỗi là như vậy”, ông nói.
Vậy nên, dù không thể mất cảnh giác trước dịch bệnh, ông Lộc cho biết vẫn muốn đề nghị với Thủ tướng chỉ đạo các địa phương rà xét, dỡ bỏ ngay các quy định bất hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh – trừ những ngành, những lĩnh vực rất hạn chế phải ngừng hoạt động do yêu cầu chống dịch như hàng không, nhà hàng, du lịch…
“Khi hầu hết các doanh nghiệp đều phải giảm quy mô sản xuất, hay đóng cửa ngừng hoạt động thì doanh nghiệp nào còn có thị trường, có nguyên liệu để có thể duy trì được sản xuất kinh doanh, chúng ta phải rất trân quý, chắt chiu và tạo điều kiện thuận lợi cho họ với điều kiện họ phải tuân thủ đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh”, ông nói.
Video đang HOT
Theo đó, để trợ giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức này, ông Lộc đề nghị Chính phủ ban hành ngay danh mục các mặt hàng và dịch vụ thiết yếu và các sản phẩm dịch vụ có liên quan trong cả chuỗi giá trị, để có phương án chủ động bảo đảm sản xuất cung ứng các mặt hàng này được thông suốt ngay cả trong trường hợp phải siết chặt thêm các biện pháp cách ly hay phong tỏa.
Về các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp mà Chính phủ đã ban hành và chuẩn bị ban hành theo chỉ đạo của Thủ tướng, ở giai đoạn hiện nay, ông Lộc cho biết là phù hợp cả về mức độ bao phủ và liều lượng.
Các biện pháp đều hướng đến mục tiêu trọng tâm là “trợ giúp” chứ chưa cần “giải cứu” cho doanh nghiệp. Chủ yếu là các biện pháp giúp doanh nghiệp hạ được giá thành, cải thiện khả năng thanh khoản, để có thể cầm cự hay “ngủ đông”.
Hai công cụ quan trọng nhất của Chính phủ vẫn là chính sách tài khóa và chính sách tín dụng. Các biện pháp khác đóng vai trò bổ trợ.
Khi dịch bệnh kéo dài hơn, khả năng thanh toán của phần lớn các doanh nghiệp bị đe dọa, nguy cơ đóng cửa, giải thể tăng lên, thì kịch bản “giải cứu” sẽ được triển khai.
Lúc đó, trọng tâm chính sách là nới lỏng hơn các chính sách tài khóa tiền tệ, đồng thời tăng cường đầu tư và chi tiêu của nhà nước, thậm chí nhà nước có thể mua lại nợ của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn, để tránh đổ vỡ dây chuyền.
Theo ông, DNNVV là đối tượng ưu tiên của chính sách, nhưng việc giải cứu các tập đoàn lớn cũng là việc cần làm.
Bên cạnh đó, cần tăng đầu tư công vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó đặc biệt chú trọng những cơ sở hạ tầng của tương lai như công nghệ thông tin, viễn thông và chuyển đổi số… là hướng đi quan trọng vừa để kích cầu vừa tạo lập nền tảng cho giai đoạn phát triển tiếp theo.
Mặt khác, trong thời kỳ dịch bệnh, sẽ có một bộ phận lớn doanh nghiệp sẽ phải đóng cửa, giải thể, rút lui khỏi thị trường như một phần sàng lọc tự nhiên và khắc nghiệt.
Do đó, ông nhận định định hướng chính sách cũng cần lưu ý tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp có tiềm năng, đang gặp khó khăn tạm thời do dịch bệnh.
“Hỗ trợ là hỗ trợ phát triển, chứ không phải hoạt động cứu tế cho những doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh”, ông nói và lưu ý: “Hỗ trợ các doanh nghiệp có tiềm năng sẽ không chỉ giúp nền kinh tế không đổ vỡ khi dịch bệnh mà còn định hình tương lai của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn phục hồi”.
Ngoài ra ông Vũ Tiến Lộc cũng nhấn mạnh đến việc tận dụng thị trường nội địa cũng như thành lập ngay Ban chỉ đạo và Tổ công tác hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch với sự tham gia của các hiệp hội để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn hiện tại.
Đức Minh
Quán game trên cả nước buộc ngừng hoạt động từ 28/3 đến ít nhất là 15/4
Đây là chỉ đạo của Thủ tướng yêu cầu không tụ tập đông người, đóng cửa các cơ sở kinh doanh không cần thiết để chống dịch COVID-19.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Chỉ thị 15 vào hôm nay (27/3) về việc thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19. Chỉ thị nhằm kiềm chế, kiểm soát hiệu quả sự lây lan, chủ động ngăn chặn, ứng phó với dịch bệnh trên toàn quốc, bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe, tính mạng của nhân dân.
Theo Chỉ thị của Thủ tướng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ đạo áp dụng biện pháp hạn chế tụ tập đông người từ 0g00 ngày 28/3 đến ít nhất là ngày 15/4 và sẽ xem xét cụ thể sau.
"Ngoài bảo đảm nhu cầu cần thiết cho nhân dân, những dịch vụ không cần thiết trong lúc này thì tạm thời đóng cửa", người đứng đầu Chính phủ quán triệt.
Phố Đặng Văn Ngữ (Đống Đa, Hà Nội), tụ điểm nổi tiếng của game thủ Hà Nội, vắng vẻ trong mùa COVID-19 - Ảnh chụp chiều 26/3
Một cơ sở kinh doanh game online trên phố Đặng Văn Ngữ tranh thủ sửa sang, dọn dẹp trong quãng thời gian một tháng không mở cửa đón khách
Quán net không một bóng người dù đây vốn là địa điểm tập trung đông dân cư, trường học
Các dịch vụ không cần thiết buộc phải đóng cửa trong thời gian này bao gồm massage, vũ trường, các cơ sở du lịch, tham quan, các tụ điểm vui chơi, giải trí, các rạp chiếu phim, quán bia hơi, nhà hàng ăn uống, các điểm truy nhập Internet hoặc cung cấp trò chơi điện tử công cộng,...
Thủ tướng và cấp có thẩm quyền sẽ xem xét, xử lý trách nhiệm, kỷ luật nghiêm đối với người đứng đầu chính quyền địa phương để xảy ra tụ tập đông người.
Trước đó, như GameSao đã thông tin tới độc giả, TP.HCM và Hà Nội cùng nhiều tỉnh thành khác trên cả nước (Quảng Ninh, Hải Dương,...) đã chỉ đạo các sở ngành tạm ngưng hoạt động rạp chiếu phim, quán bar, game online, điểm massage, karaoke, vũ trường và sân khấu từ 18g00 ngày 15/3.
Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của TP Hà Nội thông báo người dân nếu phát hiện cơ sở nào còn mở cửa hoặc có dấu hiệu tụ tập đông người hãy chụp ảnh và gửi thông tin vào ứng dụng di động Hanoi Smart City. Dựa vào đó, Ban chỉ đạo sẽ xử lý nghiêm để đảm bảo hạn chế lây lan dịch trong cộng đồng.
Hình ảnh ghi lại một quán Internet trên địa bàn TP Lào Cai cố tình mở cửa đón khách vào tối ngày 23/3 dù đã có yêu cầu phải đóng cửa từ 18-31/3. Sau đó, cơ quan công an đã phát hiện và yêu cầu chủ quán lập tức tạm dừng kinh doanh theo đúng chỉ đạo của UBND tỉnh
Việt Nam vừa báo cáo thêm 10 ca mắc COVID-19 vào chiều nay nâng tổng số người dương tính với coronavirus lên 163 trên 25 tỉnh thành trên cả nước - chủ yếu ở Hà Nội (50) và TP.HCM (44). Hiện đã có 20 trường hợp được chữa khỏi và chưa ghi nhận ca tử vong.
Thủ tướng Chính phủ đề nghị nhân dân bình tĩnh, yên tâm, tiếp tục tin tưởng, ủng hộ các biện pháp phòng chống dịch. Mỗi người dân hãy là một chiến sĩ phòng, chống dịch; tiếp tục chung sức, đồng lòng đẩy lùi dịch bệnh.
Trước mắt thực hiện nghiêm các biện pháp không tụ tập đông người; chỉ ra khỏi nhà trong trường hợp thật cần thiết, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang nơi công cộng, tăng cường tự bảo vệ sức khỏe.
Hạn chế đến các cơ sở khám chữa bệnh trừ trường hợp thật sự cần thiết và thực hiện tốt các khuyến cáo của cơ quan chức năng, nhất là đối với người cao tuổi, có bệnh nền.
Gamer
Vua Trò Chơi xác nhận ngừng hoạt động Cùng Vua Trò Chơi, các bài thủ đã có được những trải nghiệm vui vẻ nhất... Nếu bạn chưa biết, Vua Trò Chơi là tựa game H5 được chuyển thể từ truyện tranh Yugi-Oh. Với hơn 1000 lá bài được thiết kế theo nguyên bản gốc, đây là nơi để các người chơi (bài thủ) thỏa chí sưu tập, sáng tạo những bộ...