Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ: Châu Âu nên biết ơn về chương trình do thám
Người dân châu Âu nên biết ơn vì những chương trình do thám của Mỹ bởi vì những chương trình này là nhằm ‘chống khủng bố’ và đảm bảo an toàn cho họ, các quan chức Mỹ cho biết vào ngày 27.10.
Trụ sở NSA tại bang Maryland, Mỹ – Ảnh: Reuters
Mike Rogers, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ, ngày 27.10 cho rằng truyền thông thế giới đưa tin không đúng về chương trình do thám của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA).
Truyền thông thế giới dẫn các tài liệu mật của Mỹ do cựu nhân viên Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), Edward Snowden, từng làm việc cho NSA cung cấp, cho rằng NSA đã bí mật do thám, nghe lén điện thoại, theo dõi email của dân thường và lãnh đạo các nước.
NSA cũng bác bỏ cáo buộc báo đài Đức cho rằng Barack Obama đã được thông báo vào năm 2010 về việc các điệp viên Mỹ nghe lén được thoại của Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ, ông James Clapper, khẳng định Mỹ áp dụng các biện pháp thu thập thông tin tình báo tương tự như tất cả các quốc gia trên thế giới.
Tuy nhiên, vụ do thám của NSA đã tạo ra làn sóng phản đối gay gắt cả trong và ngoài nước Mỹ.
Video đang HOT
Vào ngày 27.10, khoảng 4.500 người biểu tình rầm rộ gần trụ sở Quốc hội Mỹ ở thủ đô Washington D.C để phản đối chương trình do thám của NSA.
Các nước châu Âu và Nam Mỹ cũng phản ứng gay gắt đòi chính quyền Mỹ giải thích về chương trình do thám của NSA.
Đức và Brazil đang soạn thảo một nghị quyết trình lên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, đề nghị chấm dứt những hoạt động do thám và xâm phạm đời tư.
Ông Peter King, người đứng đầu Tiểu ban Chống Khủng bố và Tình báo Hạ viện Mỹ, ngày 27.10 cho biết Tổng thống Obama nên “ngừng xin lỗi” về vụ bê bối nghe lén của NSA, cho rằng các chương trình do thám của NSA đã cứu “hàng ngàn mạng sống”.
“Sự thật là NSA đã cứu sống hàng ngàn con người, không chỉ ở Mỹ mà còn ở Pháp, Đức và khắp châu Âu”, ông King khẳng định.
Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện, ông Mike Rogers, cho rằng báo đài đưa tin “100% sai sự thật” về việc NSA theo dõi 70 triệu cuộc điện thoại của dân Pháp.
Ông Rogers cho biết người dân Pháp sẽ phải “biết ơn” vì Mỹ đã bí mật theo dõi điện thoại của họ.
“Nếu người dân Pháp biết đích xác chương trình do thám Mỹ là gì, họ sẽ vỗ tay hoan hô. Chương trình do thám của Mỹ là điều tốt cần phải làm và nó giúp đảm bảo an toàn cho người dân Pháp, đảm bảo an toàn cho Mỹ, đảm bảo an toàn cho các đồng minh châu Âu”, ông Rogers cho biết thêm.
Kể từ khi vụ bê bối NSA diễn ra, Mỹ luôn cho rằng chương trình giám sát của họ là nhằm thu thập thông tin tình báo chống lại khủng bố.
Ông Rogers cũng khẳng định rằng chương trình do thám của NSA là một chương trình chống khủng bố, chứ không phải nhắm vào các thường dân, nhưng không hề đề cập đến việc NSA do thám các nguyên thủ quốc gia trên thế giới.
Theo TNO
Snowden: TQ không chạm được vào tài liệu mật
Snowden biết rõ các thủ đoạn của điệp viên Trung Quốc, và đã từng được huấn luyện về phản gián mạng chống lại tình báo Trung Quốc.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ The New York Times thông qua các phương tiện liên lạc mã hóa gần đây, cựu nhân viên cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) Edward Snowden cho biết anh không mang theo bất cứ tài liệu tối mật nào khi tới Nga và tình báo Trung Quốc không thể nào chạm tay vào các tài liệu này.
Trong cuộc phỏng vấn này, Snowden tuyên bố: "Người Nga và người Trung Quốc không có cơ hội nào nhận được bất cứ tài liệu nào."
Snowden xuất hiện trong một lễ trao giải gần đây ở Moscow
Snowden hiện đang bị chính phủ Mỹ truy tố gắt gao theo Đạo luật chống gián điệp vì đã giao các tài liệu mật của NSA cho các phóng viên hồi tháng 6. Các tài liệu mật bị rò rỉ này đề cập đến những chương trình do thám trong và ngoài nước quy mô lớn của NSA.
Một số người cho rằng việc Snowden chạy đến Hong Kong (một vùng lãnh thổ thuộc Trung Quốc) và Nga có thể khiến các tài liệu mật này rơi vào tay các cơ quan tình báo của hai nước trên.
Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn này Snowden cho biết anh được đào tạo đặc biệt để làm thất bại bất cứ nỗ lực nào của tình báo Trung Quốc nhằm tìm cách tiếp cận với các tài liệu mật. Là một nhà thầu của NSA, Snowden cho biết anh đã quá rõ các chương trình gián điệp mạng của Trung Quốc và thậm chí còn đã trải qua khóa huấn luyện về chống tình báo mạng Trung Quốc.
Còn về phần Nga, Snowden nói rằng anh đã bàn giao toàn bộ số tài liệu mật của mình cho các phóng viên trước khi rời Hong Kong và không mang theo bất cứ bản sao này vì việc anh cứ khư khư giữ lấy những tài liệu này "sẽ không có lợi cho công chúng". Snowden cho biết anh không hề tham dự vào quy trình biên tập của các phóng viên vì không muốn can thiệp vào quá trình ra quyết định của tòa soạn.
Trong cuộc phỏng vấn này, Snowden cũng tiết lộ động cơ khiến anh công bố các tài liệu mật về chương trình do thám của NSA. Snowden cho biết trong hồ sơ của anh có một ghi chú mà thực chất đó là đòn trả đũa của cấp trên sau khi bị anh chất vấn.
Vụ việc này đã khiến Snowden nhận ra rằng công bố các tài liệu mật này là cách duy nhất để mọi người biết về chương trình do thám của NSA. Nếu anh dùng các biện pháp khác, những nỗ lực của anh "sẽ bị chôn vùi vĩnh viễn" và chính bản thân anh "sẽ bị mang tiếng và sự nghiệp sẽ bị hủy hoại".
Snowden nhận định: "Nếu các quan chức cao cấp nhất trong chính phủ có thể phá luật mà không sợ bị trừng phạt hoặc không phải chịu hậu quả thì các thế lực ngầm sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm."
Sau khi được tị nạn tạm thời ở Nga, Snowden đã biến mất trước công chúng trong một thời gian, trước khi xuất hiện trở lại trong một lễ trao giải của các cựu nhân viên cộng đồng tình báo và hành pháp Mỹ ở Moscow. Trong buổi phỏng vấn với The New York Times, Snowden cho biết anh vẫn được tự do đi lại trên đất Nga và không hề bị chính phủ Nga kiểm soát.
Theo USA Today
Brazil muốn thẩm vấn "kẻ phản bội nước Mỹ" Cảnh sát liên bang và một ủy ban điều tra quốc hội của Brazil ngày hôm qua (15/10) cho biết họ muốn thẩm vấn "kẻ phản bội nước Mỹ" Edward Snowden để tìm hiểu thêm về chương trình do thám nhằm vào quốc gia lớn nhất Mỹ Latin. Edward Snowden hiện tại đang tị nạn tại Nga. Theo thông tin do Snowden tiết...