Chủ tịch Ủy ban châu Âu bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
Sáng 25-8, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Giô-sê Ma-nu-en Đu-rao Ba-rô-sô ( José Manuel Durão Barroso) bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 25 đến 26-8 theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.
Cùng đi với Chủ tịch EC Giô-sê Ma-nu-en Đu-rao Ba-rô-sô có: Đại sứ, Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam Phranh Giét-sen (Franz Jessen); Phó chánh Văn phòng Chủ tịch EC Hu-gô Xô-bran (Hugo Sobral); Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á, Cơ quan Đối ngoại EU U-gô Át-xtu-tô (Ugo Astuto); người phát ngôn EC Ra-chen Pa-tri-xi-ô Gô-mê (Raquel Patricio Gomes).
Chủ tịch EC Giô-sê Ma-nu-en Đu-rao Ba-rô-sô.
Ông Giô-sê Ma-nu-en Đu-rao Ba-rô-sô sinh ngày 23-3-1956 tại Li-xbon, Bồ Đào Nha. Ông đã tốt nghiệp Cử nhân luật Đại học Tổng hợp Lisbon, Cử nhân Nghiên cứu châu Âu, Thạc sĩ Chính trị Khoa Khoa học xã hội của Đại học Geneva, Giáo sư thỉnh giảng Đại học Georgetown (Mỹ).
Ông Giô-sê Ma-nu-en Đu-rao Ba-rô-sô đã nhận được bằng danh dự của các trường đại học, gồm Đại học Georgetown (Mỹ, 2006), Đại học Genoa (I-ta-li-a, 2006), Đại học Kobe (2006), Đại học Edinburgh (2006), Đại học Sapienza (I-ta-li-a, 2007), Trường Kinh tế Warsaw (2007), Đại học Công giáo São Paulo (2008), Đại học Sophia Antipolis (Nice, 2008), Đại học Chemnitz (2009), Đại học Geneva (2010), Đại học Ghent và Đại học Kỹ thuật Lisbon (2011), Đại học Haifa (2012), Đại học Quốc gia Mông Cổ (2013).
Ông Giô-sê Ma-nu-en Đu-rao Ba-rô-sô gia nhập Đảng Dân chủ Xã hội năm 1980. Năm 1991, ông là Quốc vụ khanh phụ trách về Đối ngoại và hợp tác phát triển. Từ năm 1992 đến 1995, ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bồ Đào Nha. Năm 1999, ông được bầu làm Chủ tịch Đảng Dân chủ Xã hội, kiêm Phó chủ tịch Đảng Nhân dân châu Âu. Từ tháng 4-2002 đến tháng 7-2004, ông giữ chức Thủ tướng Bồ Đào Nha. Ngày 1-11-2004, ông được bầu làm Chủ tịch Ủy ban châu Âu. Ngày 16-9-2009, ông tái đắc cử nhiệm kỳ hai vị trí Chủ tịch Ủy ban châu Âu.
Ông Giô-sê Ma-nu-en Đu-rao Ba-rô-sô thông thạo tiếng Pháp, Tây Ban Nha, Anh, Đức.
Video đang HOT
Ông Giô-sê Ma-nu-en Đu-rao Ba-rô-sô đã lập gia đình và có 3 con trai.
Theo QPND
Đối đầu với Tổng thống Obama: "Thất sách" của cựu Ngoại trưởng Clinton
Mối quan hệ đồng minh chính trị Obama - Clinton bất ngờ chệch hướng gần đây khi cựu Ngoại trưởng Mỹ thẳng thừng chỉ trích gay gắt đường lối chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama.
Đây là chương mới nhất trong mối quan hệ chính trị lâu dài và phức tạp giữa hai nhân vật quyền thế của Đảng Dân chủ - một người trở thành tổng thống vào năm 2009 và người kia có thể ra tranh cử tổng thống vào năm 2016. Mối quan hệ đó có thể lại thay đổi lần nữa nếu bà Hillary Clinton quyết định tranh đua và Nhà Trắng 2 năm tới.
Đôi khi người ta dễ quên rằng trước khi trở thành đồng minh chính trị, Barack Obama và Hillary Clinton từng là hai đối thủ cạnh tranh khốc liệt để giành đề cử ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ vào năm 2008.
Ông Obama giành chiến thắng trong trận chiến đó và sau đó tiến lên trở thành tổng thống. Ông làm nhiều người ngạc nhiên khi lựa chọn bà Clinton làm bộ trưởng ngoại giao đầu tiên của mình.
Phê phán chính sách đối ngoại
Mối quan hệ đồng minh chính trị của Obama - Cliton bất ngờ chệch hướng gần đây khi bà Clinton chỉ trích đường lối chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí The Atlantic.
Bà Clinton nói với tạp chí này rằng: "Những quốc gia vĩ đại cần những nguyên tắc có tính tổ chức và "đừng làm chuyện dại dột" không phải là một nguyên tắc có tính tổ chức".
Tổng thống Obama và cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton dường như đã giảng hòa.
Lời chỉ trích dường như khơi lại một số căng thẳng giữa 2 phe Clinton và Obama. Có thể bà Clinton thấy mình được các ứng viên đảng Dân chủ o bế nhiều hơn Tổng thống Obama trong chiến dịch tranh cử.
Một số ứng viên đảng Dân chủ, đặc biệt là ở những bang nghiêng về phía đảng Cộng hòa, muốn giữ khoảng cách với Tổng thống, người đang phải chịu tỉ lệ ủng hộ thấp nhất trong quãng thời gian ông cầm quyền.
Tuy nhiên, Tổng thống Obama và cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton dường như đã giảng hòa trong cuộc tranh cãi mới đây về chính sách đối ngoại của ông chủ Nhà Trắng.
Tại hiệu sách ở khu Martha's Vineyard (nơi ông Obama và gia đình đi nghỉ mát), nơi cựu Ngoại trưởng Mỹ tổ chức ký tặng cuốn hồi ký Hard Choices của bà, bà đã hạ giảm sự khác biệt của mình với tổng thống: "Chúng tôi có những bất đồng cũng như bất kỳ đối tác và bạn bè nào có thể có. Nhưng tôi tự hào đã phục vụ với ông ấy và cho ông ấy".
Lời lẽ hòa dịu cũng đến từ phía Nhà Trắng và Phó Phát ngôn viên Eric Schultz. "Họ vẫn đồng thuận về phần lớn những vấn đề mà đất nước chúng ta phải đối mặt ngay cả khi đôi lúc họ có sự khác biệt về chính sách."
Một mối quan hệ chính trị còn tiến triển
Một số nhà quan sát chính trị như Tom DeFrank của tạp chí National Journalxem cuộc phỏng vấn trên là nỗ lực của bà Clinton nhằm tạo khoảng cách chính trị giữa bà và Tổng thống Obama.
"Rất có thể người dân Mỹ đã sẵn sàng cho một nhiệm kỳ Clinton thứ ba. Nhưng họ chắc chắn không sẵn sàng cho một nhiệm kỳ Obama thứ ba", Ông DeFrank cho biết như vậy trong chương trình " Vấn đề Thời sự" của VOA.
Tuy nhiên, nhà phân tích Thomas Mann thuộc Viện Brookings lại có quan điểm khác. "Bà ấy có quan điểm mang tính 'diều hâu' hơn. Tôi nghĩ bà ấy phát biểu khá thẳng thắn về lập trường của mình trong chính sách đối ngoại. Tôi không cho rằng đây là chiến thuật khôn ngoan để tạo dựng thanh thế bà ấy cho cuộc bầu cử".
Phía Đảng Cộng hòa cũng đang chuẩn bị cho một chiến dịch tranh cử khả dĩ của bà Clinton. Nhưng gương mặt nào có thể nổi lên từ dàn ứng viên tổng thống hãy còn chưa chắc chắn, theo chuyên gia John Fortier. "Phe đảng Cộng hòa chắc chắn biết được một số điểm mạnh và điểm yếu của bà Clinton, nhưng thực sự tôi nghĩ cái khó của đảng Cộng hòa là tìm ra một ứng viên nổi tiếng ngang bà Hillary Clinton và sau đó có thể đấu tay đôi với bà ấy."
Bà Hillary Clinton và Tổng thống Obama sắp lên đường vận động trước các cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 11. Nhưng nhà phân tích Mann nói phe Cộng hòa mới là bên có lợi thế rõ ràng trong cuộc bỏ phiếu năm nay.
"Tình hình đúng là như vậy khi tổng thống không được lòng nhiều người, khi người dân vẫn còn bất an về kinh tế và khi họ tin rằng đất nước đang lầm đường lạc hướng."
Theo Danviet
Các nước thành viên EU kêu gọi dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Nga Nhiều nhà lãnh đạo các nước thành viên Liên minh châu Âu đã lên tiếng kêu gọi EU cân nhắc lại về các biện pháp trừng phạt đối với Nga. Theo kế hoạch, một cuộc họp đặc biệt của Ngoại trưởng các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) ngày 15/8 sẽ diễn ra tại Brussels, Bỉ nhằm thảo luận về cuộc...