Chủ tịch UEFA tiết lộ điều kiện để Premier League bị hủy bỏ
Viễn cảnh mùa giải bóng đá châu Âu 2019/20 bị hủy bỏ được chính Chủ tịch UEFA Aleksander Ceferin thừa nhận trong phát biểu mới nhất.
Trả lời La Repubblica, Chủ tịch UEFA, Aleksander Ceferin, khẳng định: “Mùa giải có thể bắt đầu trở lại vào giữa tháng 5, thậm chí cuối tháng 6″.
Ông Ceferin cũng nhấn mạnh nếu trở lại muộn hơn, mùa giải “có thể sẽ bị hủy”. “Cũng có những lời đề nghị về việc kết thúc mùa giải vào đầu mùa sau và bắt đầu mùa giải sau muộn hơn”, ông tiếp tục. Chủ tịch UEFA cũng khẳng định ông không thích ý tưởng tổ chức những trận đại chiến tại châu Âu trên sân không khán giả.
Liverpool chỉ còn cách chức vô địch Premier League 2 chiến thắng. Ảnh: Getty.
Belarus là quốc gia duy nhất của châu Âu lúc này vẫn tổ chức thi đấu dù không có khán giả. Giải VĐQG Italy, Serie A, bị tạm hoãn đến ngày 5/4. Premier League bị hoãn đến 30/4, La Liga bị tạm hoãn vô thời hạn.
Trong buổi họp diễn ra cách đây không lâu, các CLB Premier League đã đồng thuận phương án hoãn mùa giải và tiếp tục thi đấu vào một thời điểm thích hợp.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo Theathletic, tình hình phức tạp của dịch Covid-19 đang dần thay đổi quan điểm của các đội bóng hàng đầu nước Anh.
Các đội bóng đều lo ngại về viễn cảnh phải ra sân thi đấu khi dịch bệnh chưa được khống chế. Phương án tổ chức các trận đấu ở sân không khán giả cũng được tính đến nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Đó là chưa kể đến việc nhiều cầu thủ đã rời Anh khi giải đấu bị hoãn và có thể trở thành nguồn lây nhiễm với các đồng nghiệp.
Nếu có 14 trên tổng số 20 đội bóng đồng loạt bỏ phiếu hủy kết quả mùa giải, ban tổ chức Premier League sẽ buộc phải thay đổi quyết định của mình.
Đây là thông tin không vui với Liverpool khi họ chỉ còn cách chức vô địch Premier League 2019/20 khoảng cách bằng 2 trận thắng.
GÓC NHÌN: Thách thức lớn nhất với UEFA thời Covid-19
Trong khoảng thời gian mà cả thế giới chao đảo vì đại dịch Covid-19, Liên đoàn bóng đá châu Âu sẽ đối mặt thử thách cực đại, chính là bài toán tài chính.
Do tác động khủng khiếp của Covid-19, Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) đã buộc phải đưa ra quyết định dời lịch tổ chức EURO 2020 sang năm 2021. Đó là điều mà cơ quan quyền lực nhất của bóng đá châu Âu không hề muốn, nhất là khi đây là phiên đặc biệt kỉ niệm 60 năm "sinh nhật" giải đấu. Tuy nhiên, họ vẫn phải chọn "sự hi sinh lớn nhất", theo đúng lời của chủ tịch UEFA, Aleksander Ceferin. Có ai phản đối quyết định ấy không? Không hề, thậm chí nó còn được đưa ra một cách nhanh chóng. Một giải pháp "tất lẽ dĩ ngẫu" trong bối cảnh khủng hoảng bao trùm nền bóng đá Lục địa già.
EURO 2020 chính thức bị hoãn 1 năm
Đó thực tế là một quyết định dễ dàng. Theo thông tin từ UEFA, việc hoãn EURO sẽ tốn khoảng 300 triệu euro trong khi việc hủy bỏ ngày hội bóng đá lớn nhất châu Âu sẽ gây ra thiệt hại gần 400 triệu euro. Dù vậy, chỉ cần một phép toán đơn giản để thấy UEFA cũng chả quá "lỗ". Nếu EURO được tổ chức vào hè 2021, sự kiện này vẫn có thể tạo ra khoảng 2,1 tỉ euro. Trừ 300 triệu từ số tiền đó, UEFA vẫn kiếm được 1,8 tỉ. Chỉ khi giải đấu không diễn ra, họ mới "âm" tiền.
Thế nhưng vấn đề ở đây là tiền của UEFA thực chất lại... không phải tiền của họ. Phần lớn những gì UEFA thu lại đều chảy thẳng vào túi các CLB dưới hình thức tiền thưởng ở Champions League, Europa League. Ngoài ra, 55 Liên đoàn bóng đá thành viên cũng được hưởng kha khá dưới hình thức hỗ trợ trực tiếp hoặc tiền thưởng khi tham gia các giải đấu do UEFA tổ chức, giống EURO và Nations League.
Vấn đề tài chính của UEFA khá rõ ràng và minh bạch. Trong khoảng thời gian 2017-2018, hơn 85% doanh thu của UEFA được dành cho các đội tham gia những giải đấu do họ tổ chức, chia sẻ cho các Liên đoàn thành viên và thanh toán các khoản khác. Tổ chức sự kiện, trọng tài, nhân viên ở các trận đấu và chi phí cho phát sóng chiếm tới 9,4%. Thu nhập và phúc lợi cho các nhân viên của UEFA chỉ chiếm dưới 3%.
Chủ tịch UEFA, Cerefin cùng cộng sự đang phải giải quyết cơn khủng hoảng vì Covid-19
Theo tính toán, tạm thời thì UEFA đã có một khoản "lỗ" 300 triệu euro (do lùi EURO 1 năm) và nó có thể lớn hơn nếu các đối tác truyền hình cũng như những nhà tài trợ cố gắng lấy lại một khoản mà họ đã chi cho 2 giải đấu được chú ý nhất cấp CLB, Champions League và Europa League. Đó là điều có thể xảy ra bởi những đơn vị này đã kí hợp đồng rõ ràng, yêu cầu đảm bảo một số trận đấu nhất định. Thế nên việc Champions League và Europa League có thể bị "cắt gọt" (ví dụ như đề xuất đá thể thức 1 lượt cho các vòng knock-out còn lại) sẽ khiến họ chịu thiệt hại về mặt kinh tế.
Thế nhưng như đã đề cập, thực chất thì 300 triệu euro, thậm chí có nhiều hơn nữa bị mất cũng không phải tiền của UEFA. Phần lớn trong số đó dành cho các CLB cũng như Liên đoàn bóng đá thành viên. Bài toán mà UEFA phải giải lúc này là làm sao để phân chia số tiền ấy một cách hợp lý: theo tỉ lệ hay theo nhu cầu?
Báo cáo trong khoảng thời gian 2017-2018 cho thấy, Liechtenstein đã nhận được 1,14 triệu euro từ UEFA. Con số này với Moldova là 1,3 triệu euro. Dân số của Moldova cao hơn khoảng 70 lần so với Liechtenstein nhưng GDP bình quân đầu người là 3.400 USD, gần bằng 1/30 so với Liechtenstein. Nếu cần cắt giảm, sẽ dễ dàng chỉ ai là người phải chấp nhận chịu thiệt.
Tuy vậy, bài toán sẽ trở nên phức tạp hơn với Champions League và Europa League. Dễ hiểu bởi các CLB lớn hơn từ các thị trường truyền hình giàu có, như Anh hay Tây Ban Nha có thể lập luận rằng họ tạo ra phần lớn nguồn thu cho UEFA. Điều đó không sai. Các đài truyền hình từ Luxembourg hay Latvia bỏ tiền ra mua bản quyền Champions League để cung cấp cho người dùng ở đất nước họ các trận đấu với sự góp mặt của Real Madrid và Liverpool chứ không phải Krasnodar (Nga) và Dinamo Zagreb (Croatia).
Các CLB như Liverpool có quyền đòi hỏi nhiều hơn những CLB nhỏ
Chia một chiếc bánh nhỏ khi nhiều người đói (thậm chí một số chết đói) không dễ dàng mà cũng chẳng đơn giản. Bản chất của bóng đá là một thế giới mà cạnh tranh ngày càng nhiều, "ăn thịt lẫn nhau" và "cá lớn nuốt cá bé". Các CLB như những doanh nghiệp đấu đá nhau trên thương trường chứ không phải những kẻ đi làm từ thiện.
Không dễ để các CLB hay Liên đoàn bóng đá thành viên đặt lợi ích của mình sang một bên. Thách thức với UEFA trong việc giải bài toán kinh tế vì thế "khó nhằn" hơn hoãn EURO hay điều chỉnh lịch trình của một vài trận đấu rất nhiều. UEFA từng tốn rất nhiều công sức để giúp những nền bóng đá nhỏ tại châu Âu có thêm nguồn thu từ Cúp châu Âu nhưng với tình hình đại dịch như hiện tại, những nỗ lực ấy có thể trở thành công cốc.
(Lược dịch từ ESPN)
Tô Anh
Các CLB Premier League đối mặt khoản bồi thường 740 triệu bảng Nếu mùa giải 2019/20 kết thúc sớm, các câu lạc bộ (CLB) tại Premier League phải bồi thường tiền bản quyền truyền hình lên đến 740 triệu bảng. Theo Daily Mail, Premier League đã ký thoả thuận cho phép phát sóng tất cả trận đấu với BT Sports và Sky Sports cho đến ngày 31/7. Tuy nhiên, trước sự bùng phát của dịch...