Chủ tịch UBND TP.HCM: ‘Quyết không để lây nhiễm chéo ở khu phong tỏa’
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh hai nhiệm vụ chính hiện nay là giảm số ca F0 và nâng cao năng lực điều trị, giảm thiểu tử vong.
Tối 23/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống dịch Covid-19 với 21 tỉnh, thành phố phía nam và Nam Trung Bộ để chỉ đạo công tác chống dịch theo hướng mạnh mẽ hơn.
Cuộc họp nhằm đánh giá tình hình sau 5 ngày thực hiện Chỉ thị 16 tại những địa phương đang có dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Tỷ lệ nhiễm có xu hướng đi ngang
Phát biểu mở đầu cuộc họp, Thủ tướng nhấn mạnh thời gian qua, việc thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 tại 19 tỉnh, thành phố phía nam có những kết quả nhất định.
Với các giải pháp chống dịch, Thủ tướng nhấn mạnh hướng quan trọng hiện nay là chủ động phòng ngừa, nâng cao ý thức chấp hành của người dân vì virus lây từ người sang người, đồng thời siết chặt kỷ luật kỷ cương trong giám sát việc thực hiện các quy định cách ly và thực hiện Chỉ thị 16.
Thủ tướng Phạm Minh Chính họp với các tỉnh phía nam. Ảnh: VGP.
Qua 5 ngày triển khai Chỉ thị số 16 tại các tỉnh, thành phố khu vực phía nam, tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp do biến chủng mới có tốc độ lây lan rất nhanh, vòng lây nhiễm ngắn. Mặt khác, nhiều ca bệnh đã có trong cộng đồng từ trong thời gian trước đó.
Bộ Y tế nhận định công tác triển khai các biện pháp chống dịch theo Chỉ thị số 16 ở một số địa phương còn chưa nghiêm, nhất là một số nơi người dân vẫn lơ là, chủ quan, mất cảnh giác. Cho rằng tình hình dịch bệnh đã có những dấu hiệu tích cực, Bộ Y tế dự báo tỷ lệ nhiễm sẽ có xu hướng “đi ngang” trong một vài ngày tới nếu TP.HCM và các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 16.
Không để phát sinh lây nhiễm chéo
Báo cáo với Thủ tướng, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết tình hình dịch bệnh hiện còn diễn biến rất phức tạp. Riêng trong 15 ngày thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, thành phố ghi nhận 40.255 ca nhiễm, trung bình mỗi ngày phát hiện 2.780 ca bệnh.
Do đó, TP.HCM sẽ cùng các tỉnh, thành phía nam tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thêm 9 ngày nữa, đến hết 1/8.
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh hai nhiệm vụ chính hiện nay là giảm số ca F0 và nâng cao năng lực điều trị, giảm thiểu tử vong.
Theo đó, thành phố thay đổi tư duy trong quản lý khu phong tỏa với mục tiêu tiên quyết là không để xảy ra lây nhiễm chéo; thực hiện khoanh vùng phong tỏa, đáp ứng các tiêu chí về dịch tễ.
“Không quá hẹp để bỏ sót F0 nhưng cũng không quá rộng vì việc phong tỏa ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân dân”, ông nói và cho biết sẽ định kỳ đánh giá tình hình khu phong tỏa để kịp thời gỡ phong tỏa từng phần khi đã đủ điều kiện an toàn.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong. Ảnh: HMC.
Ông Phong nhấn mạnh thành phố xác định để kiềm chế dịch thành công phải kiểm soát thật chặt khu phong tỏa. TP quyết liệt, kiểm soát thực hiện nghiêm giãn cách, không để người dân trong khu phong tỏa tiếp xúc với nhau, theo nguyên tắc “nhà cách ly với nhà, người cách ly với người”.
Các khu cách ly tập trung phải quản lý tốt các trường hợp F1, không để phát sinh lây nhiễm chéo. Chiến dịch tiêm vaccine đợt 5 tiếp tục triển khai nhưng không đặt mục tiêu phải tiêm nhanh nhất mà đặt yêu cầu đảm bảo giãn cách, an toàn và hiệu quả nhất.
Thành phố cũng tập trung nâng cao năng lực điều trị và giảm thiểu tử vong. Cụ thể là luân chuyển người bệnh không có triệu chứng từ các cơ sở cách ly, điều trị về nhà để quản lý, theo dõi. Ngược lại, chuyển bệnh nhân điều trị khi người bệnh có triệu chứng bất thường hoặc chuyển nặng. Thành phố cách ly tại nhà đối với F0, F1 theo quy định của ngành y tế với điều kiện theo dõi, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ.
Thành phố cũng nâng cao năng lực điều trị, hệ thống trang thiết bị, nhân lực để luôn làm chủ trong mọi tình huống. Ông cũng cho biết sẽ nâng cao năng lực của Trung tâm cấp cứu 115 trong điều phối và vận chuyển bệnh nhân kịp thời, giảm tử vong.
Đánh giá lại các mô hình hoạt động của chợ truyền thống
Về cung ứng hàng hóa, Chủ tịch UBND TP cho hay thành phố sẽ đánh giá lại các mô hình hoạt động của chợ truyền thống trong điều kiện có dịch. Qua đó, TP nghiên cứu, đề xuất lộ trình từng bước mở lại hoạt động chợ an toàn nhằm giảm áp lực cung ứng hàng hóa cho hệ thống siêu thị; tiếp tục thực hiện “3 tại chỗ” và “1 cung đường – 2 địa điểm” để đảm bảo sản xuất an toàn.
Ông khẳng định thành phố sẽ khẩn trương phổ biến ngay đến từng hộ gia đình các hướng dẫn về: Những điều người sống trong khu phong tỏa cần biết; điều cần thực hiện khi cách ly F1 tại nhà; triển khai xuất viện sớm và cách ly điều trị tại nơi cư trú các trường hợp F0 không có triệu chứng.
Lãnh đạo thành phố cho biết sẽ cập nhật thông tin liên quan đến công tác xét nghiệm, cách ly, điều trị Covid-19 để Trung tâm cấp cứu 115 có số liệu đầy đủ, chính xác, tức thời, giúp điều hành công tác chuyển viện, cấp cứu bệnh nhân theo thời gian thực, giảm thiểu tử vong.
Chủ tịch Nguyễn Thành Phong yêu cầu cấp cứu bệnh nhân theo thời gian thực, giảm tử vong. Ảnh: Duy Hiệu.
TP.HCM áp dụng Chỉ thị 16 từ 0h ngày 9/7 đến ngày 1/8. Sau 14 ngày đầu áp dụng Chỉ thị 16, số ca nhiễm mỗi ngày tại TP.HCM vẫn liên tục tăng. Từ 9/7 đến 6h ngày 23/7, TP.HCM ghi nhận 40.255 ca nhiễm, trung bình mỗi ngày phát hiện 2.780 ca; phần lớn trong khu cách ly, phong tỏa.
Hiện, TP điều trị 36.569 trường hợp dương tính mới (bao gồm xét nghiệm PCR và test nhanh dương), trong đó có 562 bệnh nhân nặng đang thở máy và 11 bệnh nhân được can thiệp ECMO, có 441 trường hợp tử vong. Ngày 22/7, TP.HCM có 2.046 bệnh nhân xuất viện.
Từ 27/4 đến tối 23/7, TP.HCM ghi nhận 50.474 ca mắc Covid-19, là tâm dịch lớn nhất trên cả nước.
Thí điểm tiêm vaccine ngừa Covid-19 đợt 5 ở TP.HCM. Chiều 21/7, TP.HCM tiêm thí điểm khoảng 60 liều vaccine ngừa Covid-19 đợt 5. Chiến dịch tiêm chủng sẽ đồng loạt diễn ra vào ngày mai (22/7).
5 ngày 2 vụ cháy khiến 9 người chết, Công an TP.HCM ra khuyến cáo khẩn
Công an TP.HCM vừa ra khuyến cáo khẩn, vì chỉ sau 5 ngày, thành phố xảy ra 2 vụ cháy lớn khiến 9 người chết thương tâm.
Ngày 30/3, Phòng PC07 Công an TP.HCM cho biết, đơn vị vừa phát đi khuyến cáo khẩn đến người dân về công tác phòng chống cháy nổ.
Theo PC07, tình hình cháy, nổ ở hộ gia đình kết hợp kinh doanh luôn chiếm tỷ lệ cao và thường gây thiệt hại nhiều hơn về người. Chỉ trong 5 ngày, TP.HCM xảy 2 vụ cháy nghiêm trọng làm 9 người chết.
Hiện trường vụ cháy khiến 6 người chết thương tâm ở TP Thủ Đức sáng 30/3.
Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân, PC07 khuyến cáo không để nhiều đồ dùng, hàng hóa dễ cháy nơi đun nấu.
Đối với ô tô, xe máy, các phương tiện dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng dễ cháy để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu, nguồn sinh nhiệt.
Hạn chế sử dụng gỗ, tấm nhựa, mút xốp...Không sạc điện thoại, thiết bị tiêu thụ điện ban đêm. Phải lắp đặt thiết bị tự ngắt cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng, từng nhánh từng thiết bị điện tiêu thụ công suất lớn.
Khi sử dụng các thiết bị điện phải có người trông coi, không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, người tàn tật, người tâm thần sử dụng các thiết bị điện.
Bố trí nơi thờ cúng hợp lý, tường phía đặt bàn thờ, trần phía trên bàn thờ phải bằng vật liệu không cháy. Nơi đun nấu phải có vách ngăn bằng vật liệu không cháy. Trước khi rời khỏi và trước khi đi ngủ phải kiểm tra nơi đun nấu.
Không lắp lồng sắt, lưới sắt ở lan can nhà cao tầng. Nhà có trẻ nhỏ, người già, người tàn tật thì phải có biện pháp thoát nạn, cứu người phù hợp và không được khóa cửa phòng của những người nêu trên.
Khi xảy ra cháy tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho mọi người xung quanh biết, gọi điện cho PCCC 114 hoặc đội dân phòng chính quyền, công an xã, phường gần nhất, đồng thời sử dụng phương tiện để chữa cháy.
Chen nhau bay ra Côn Đảo, giá đắt đỏ vẫn liên tục 'cháy' vé Từ nay đến giữa tháng 4, các đường bay đến Côn Đảo và ngược lại lúc nào cũng nhộn nhịp phục vụ du khách đi lễ đầu năm. Giá vé đắt đỏ, thậm chí có chặng đã hết sạch. Giá vé máy bay chặng Hà Nội/TP.HCM đi Côn Đảo luôn đắt đỏ nhất trong các đường bay nội địa. Thời điểm này, khảo...