Chủ tịch UBND TP.HCM: ‘Nên tính toán làm kinh tế giao thông, không phải dự án giao thông’
UBND TP.HCM tổ chức hội thảo chuyên đề Quy hoạch giao thông vận tải thành phố. Hội thảo có sự tham dự của lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, lãnh đạo các địa phương tham dự góp ý gỡ nghẽn giao thông, kết nối hạ tầng liên vùng.
Ông Phan Văn Mãi – chủ tịch UBND TP.HCM, và ông Lê Anh Tuấn – thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải, chủ trì hội thảo – Ảnh: CHÂU TUẤN
Phát biểu tại buổi hội thảo sáng 20-8, Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi khẳng định việc kết nối giao thông vùng rất quan trọng, thực hiện quy hoạch đường bộ, đường thủy, đường sắt và cảng biển đã cơ bản hoàn thành. Các địa phương cùng tổ chức thực hiện để giải quyết các điểm nghẽn, phát triển kinh tế và xã hội.
Trong quá trình làm, tất nhiên gặp nhiều vấn đề khó khăn như cần nhiều vốn, vấn đề giải phóng mặt bằng… Do đó, TP.HCM cần hướng giải quyết hài hòa quyền lợi người dân, Nhà nước, nhà đầu tư thì mới đẩy nhanh được dự án.
“Các đơn vị nên nghiên cứu làm kinh tế giao thông, chứ không phải dự án giao thông. Bởi vì nhu cầu vốn cho giao thông quá lớn, chỉ dựa vào vốn nhà nước thì rất khó”, ông Mãi nhấn mạnh.
Ông Trần Quang Lâm – giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM – cũng cho biết, phát triển giao thông TP là phải gắn kết với tất cả các tỉnh lân cận, phải liên vùng. Chính phủ đã có các quy hoạch cơ bản phù hợp nhưng sự kết hợp với các tỉnh lân cận với nhau là trách nhiệm của từng địa phương.
TP cùng với các tỉnh trao đổi các dự án, quy hoạch giao thông mang lại hiệu quả nhất. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý các dự án giao thông khi đề xuất kế hoạch đầu tư phát triển hạ tầng giao thông phải đảm bảo mang tính trọng tâm, trọng điểm và khả thi.
Theo ông Lâm, TP.HCM phát triển giao thông phải gắn bó mật thiết với các tỉnh, thành lân cận. Như vậy, hạ tầng mới bắt kịp sự phát triển dân số, kinh tế… phải có những điều chỉnh quy hoạch phù hợp với tầm nhìn, định hướng TP. Hệ thống đường sắt đô thị kết nối với các sân bay, cảng biển phải được ưu tiên.
Video đang HOT
Để làm được những điều đó, cần có cơ chế đột phá thực hiện quy hoạch giao thông. Như các đơn vị nghiên cứu phương thức đầu tư theo hình thức PPP đang áp dụng phổ biến trên thế giới.
Góp ý tại hội thảo, ông Vũ Anh Tuấn, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giao thông vận tải Việt Đức, nhận định quy hoạch giao thông cần quan tâm đến định hướng phát triển giao thông công cộng sức chở lớn kết nối vào khu đô thị, người dân dễ dàng tiếp cận.
Thế giới giải quyết các vấn đề giao thông bằng đô thị thông minh TOD. Đô thị nén ở vùng ven được xây dựng, đường sắt đô thị liên kết khép kín và văn phòng, trung tâm thương mại được xây dựng dọc hành lang đường sắt đô thị.
Từ đó, giao thông công cộng phục vụ sự phát triển của địa phương và cũng là phương tiện liên kết vùng. Hàng loạt chuyên gia, lãnh đạo các địa phương lân cận cũng đưa ra những định hướng mới cho giao thông đường bộ, đường sắt, hàng không…
Cũng tại hội thảo này, đại diện các bộ, ngành và các chuyên gia đã trình bày những tham luận, đưa ra nhiều ý kiến về việc phát triển quy hoạch giao thông cần phải định hướng liên kết vùng.
Tại hội thảo, đại diện các bộ, ngành và các chuyên gia đã đưa ra nhiều ý kiến tháo gỡ nghẽn giao thông, kết nối liên vùng – Ảnh: CHÂU TUẤN
Chúng tôi rất cần sự hỗ trợ của cơ quan trung ương, bộ, ngành… muốn kết nối giao thông thông suốt thì phải kết nối trong tư duy, suy nghĩ, tình cảm. Trên tinh thần đó, TP sẽ nỗ lực, cố gắng làm tốt hơn những gì mình đang làm tốt. Chuyện gì chưa làm tốt thì mong chúng ta cùng ngồi lại với nhau, cầu thị để TP làm tốt hơn. Giao thông phải luôn đi trước mở đường, cần được ưu tiên phát triển.
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi
Kết luận hội thảo, ông Phan Văn Mãi đề nghị Sở Giao thông vận tải TP.HCM chủ trì, tổng hợp tất cả ý kiến của các đại biểu, phối hợp với Sở Quy hoạch – kiến trúc và các sở ngành để chúng ta tập hợp tất cả những điểm hợp lý vào quy hoạch chung của TP.
Theo ông Mãi, các ban, ngành cần phải mở rộng hơn về cơ chế, mô hình để triển khai. Thời gian vừa qua, chưa đạt được mục tiêu quy hoạch, chỉ đạt được tỉ lệ rất thấp là do hạn chế chủ yếu về nguồn vốn. Nếu như chúng ta không nghiên cứu những quy hoạch thì trong thời gian sắp tới chúng ta sẽ không dám đưa ra mô hình có tính chất đột phá.
Tranh cãi cấm xe khách vào nội đô TP.HCM
Lộ trình hạn chế các loại xe lớn vào trung tâm TP.HCM được Sở GTVT xây dựng để giải quyết triệt để nạn xe "dù", bến "cóc", giảm ùn tắc giao thông, song vẫn nhận về nhiều ý kiến trái chiều.
Cấm dần từ xe giường nằm đến xe trên 30 chỗ
Trong văn bản vừa gửi xin ý kiến Ủy ban MTTQ VN TP.HCM về phương án tổ chức giao thông đối với phương tiện xe khách trên địa bàn TP, Sở GTVT TP.HCM nêu 2 phương án tổ chức quản lý, kiểm soát hoạt động phương tiện vận tải hành khách (VTHK) có kích thước lớn.
Một xe khách đón trả khách tại bến cóc trên đường Điện Biên Phủ, Q.Bình Thạnh, TP.HCM. Ảnh NGUYỄN TIẾN
Cụ thể, theo phương án 1, từ năm 2022 - 2025, TP sẽ hạn chế các loại xe khách giường nằm lưu thông vào khu vực nội đô từ 6 - 22 giờ hằng ngày, giai đoạn 2 từ năm 2025 - 2030 hạn chế tiếp các loại xe khách trên 30 chỗ (trừ xe buýt, xe phục vụ đám tang, xe công vụ, các xe du lịch được cấp phù hiệu riêng khi TP ban hành). Khu vực hạn chế được giới hạn theo hành lang của Quyết định 23/2018/QĐ-UBND. Theo đó, các loại phương tiện này chỉ được phép di chuyển theo lộ trình QL1 (TP.Thủ Đức, Q.12, Q.Bình Tân, H.Bình Chánh) - Nguyễn Văn Linh (H.Bình Chánh, Q.7) - Võ Chí Công (TP.Thủ Đức) - Đồng Văn Cống (TP.Thủ Đức) - Mai Chí Thọ (TP.Thủ Đức) - Xa lộ Hà Nội (TP.Thủ Đức). Với phương án 2, khung giờ cấm và hành lang hạn chế tương tự phương án 1, song đối tượng hạn chế là xe khách trên 16 chỗ.
Đại diện Sở GTVT cho biết, hiện nay số lượng phương tiện hằng năm tại TP.HCM tăng bình quân trên 8%, trong đó TP đang quản lý hơn 8,4 triệu phương tiện, chưa kể phương tiện các tỉnh lưu thông vào, gây áp lực lớn cho cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ bởi tốc độ đáp ứng về hạ tầng hằng năm rất hạn chế, chỉ khoảng 2%/năm. Xe khách lưu thông từ các tỉnh, TP khác vào TP.HCM có tính chất kinh doanh VTHK theo tuyến cố định nhưng không vào 6 bến xe của TP mà chuyển đổi dưới hình thức kinh doanh vận tải theo hợp đồng để lưu thông vào khu vực trung tâm, gây khó khăn cho các đơn vị xử lý vi phạm, đặc biệt đối với các loại xe giường nằm.
Thống kê của Thanh tra Sở GTVT năm 2020 chỉ ra trên địa bàn TP tồn tại 107 điểm có tổ chức đón, trả khách trước trụ sở hoặc trong khuôn viên trụ sở, bãi xe... có khả năng trở thành các điểm đón khách trong khu vực trung tâm, thu hút lượng xe chạy tuyến cố định lưu thông sai quy định. Do đó, 2 phương án kiểm soát nêu trên sẽ giúp giảm diện tích chiếm dụng mặt đường và tăng vận tốc lưu thông bình quân của các xe so với hiện nay, đảm bảo mỹ quan đô thị khu vực trung tâm. Đồng thời, hạn chế được xe dù, bến cóc vào nội đô...
"Tuy nhiên, phương án 2 sẽ tác động đến tình hình kinh tế - xã hội lớn hơn, cũng như đến hoạt động phần lớn các doanh nghiệp (DN) VTHK trên địa bàn TP nên Sở đề xuất lựa chọn phương án 1. Như vậy, trong giai đoạn 1 vẫn có thể tạo điều kiện cho xe khách sử dụng ghế ngồi vận chuyển học sinh, sinh viên, công nhân, khách du lịch, hợp đồng và giai đoạn 2 vẫn tạo điều kiện cho xe khách dưới 30 chỗ lưu thông vào trung tâm TP", đại diện Sở GTVT thông tin.
Không quản được nên cấm hết?
Đây không phải lần đầu tiên TP.HCM áp dụng các biện pháp hạn chế hoạt động của xe khách. Trước đó, TP cũng đã ban hành quy định cấm xe khách trên 25 chỗ trong khoảng thời gian từ 6 - 22 giờ trên các tuyến đường tại Q.10 như Lê Hồng Phong, Trần Nhân Tôn, Vĩnh Viễn... và cấm xe khách trên 30 chỗ lưu thông trên đường Nguyễn Trãi (Q.5)... Việc hạn chế xe khách giường nằm vào nội đô cũng đã được nêu ra lấy ý kiến từ 2018 nhưng không khả thi do lo ngại ảnh hưởng đến hoạt động của các DN du lịch.
Ủng hộ đề xuất của Sở GTVT TP, ông Hà Ngọc Trường, Phó chủ tịch Hội Cầu đường cảng TP.HCM, cho rằng cần thiết cấm xe giường nằm lưu thông tràn lan trên các tuyến đường bởi đây là phương tiện có kích thước lớn, trọng tải lớn, không chỉ tăng áp lực giao thông, tăng ùn tắc giao thông mà còn gây mất mỹ quan đô thị. Cùng với lộ trình hạn chế xe cá nhân lưu thông vào nội đô, tăng diện tích cho các phương tiện giao thông công cộng, dần dần sẽ phải hạn chế thêm nhiều loại hình phương tiện phục vụ nhu cầu di chuyển cá nhân chiếm dụng nhiều diện tích đường lưu thông vào khu trung tâm.
Trong khi đó, PGS-TS Phạm Xuân Mai, thành viên Hội đồng tư vấn giao thông đô thị TP.HCM, nhận định đề xuất của Sở GTVT là không hợp lý. Theo ông, luật GTVT đã quy định có 5 loại hình VTHK gồm xe chạy theo tuyến cố định, xe buýt nội đô, xe taxi, VTHK theo hợp đồng, và vận tải khách du lịch bằng ô tô. Trong đó, các xe chạy tuyến cố định bắt buộc phải đón/trả khách tại bến, sau đó hành khách đi đâu sẽ có hệ thống giao thông công cộng hoặc phương tiện cá nhân giải quyết. Xe VTHK theo hợp đồng ở đây thường là các xe chở công nhân, học sinh, sinh viên, được thực hiện theo hợp đồng vận tải bằng văn bản giữa đơn vị kinh doanh vận tải và người thuê vận tải. Lái xe phải mang theo bản chính hoặc bản sao hợp đồng vận tải và danh sách hành khách có xác nhận của đơn vị vận tải (trừ xe phục vụ đám tang, đám cưới). Đối với xe du lịch, được thực hiện theo chương trình và phải có hợp đồng vận tải khách du lịch bằng văn bản giữa đơn vị kinh doanh vận tải và đơn vị kinh doanh du lịch hoặc lữ hành. Loại hình này không thể ngăn cản, bởi du khách phải được hưởng quyền lợi đưa đón tới tận nơi lưu trú hoặc điểm tham quan theo đúng hợp đồng đã ký với công ty du lịch. Ngay cả các TP lớn trên thế giới cũng không thể cấm loại hình vận tải này.
"Hành lang pháp lý đã có đầy đủ, các đối tượng đáng bị cấm cũng đã bị cấm, TP không quản được nên "đẻ" thêm quy định cấm chung các loại phương tiện thì sẽ ảnh hưởng lây tới các xe hợp đồng du lịch, xe hợp đồng đưa đón công nhân, các đơn vị làm đúng. Vậy nên thay vì cấm, Sở GTVT phải rà soát lại và xử lý các loại xe không có hợp đồng hoặc biến tướng hợp đồng bằng cách phối hợp với Sở Du lịch, Thanh tra giao thông... Đồng thời, kiểm soát kỹ các khu vực xuống khách của các loại xe có hợp đồng bằng lực lượng thanh tra giao thông. Làm mạnh tay với xe "dù", bến "cóc", giải quyết được bài toán kết nối giao thông tới các bến xe đầu mối thì hoạt động của các loại hình VTHK trong nội đô sẽ tự ổn định", PGS-TS Phạm Xuân Mai nhấn mạnh.
Xe "dù", bến "cóc" xuất hiện là do xe chạy tuyến cố định vi phạm quy định, không đón/trả khách tại bến hoặc là do xe khách "giả mạo" xe hợp đồng, xe du lịch chui. Những loại hình này vốn đã bị cấm lưu thông vào nội đô nhưng do quản lý lỏng lẻo, chưa xử phạt nghiêm và không loại trừ có "móc nối", lợi ích nhóm giữa các bên nên mới hoành hành nhiều năm không dẹp được tận gốc.
PGS-TS Phạm Xuân Mai, thành viên Hội đồng tư vấn giao thông đô thị TP.HCM
TP.HCM: Giám đốc sở than phiền quy trình nội bộ 'phải hỏi ý kiến lòng vòng' "Hiện nay chúng ta hỏi ý kiến rất nhiều, chúng tôi cũng phải trả lời các sở khác. Việc này rất mất thời gian", Giám đốc Sở Công thương TP.HCM Bùi Tá Hoàng Vũ nói về quy trình nội bộ giữa các sở, ngành. Sáng 4.8, UBND TP.HCM tổ chức phiên họp thường kỳ về tình hình kinh tế - xã hội tháng...