Chủ tịch UBND TP.HCM “đuổi” người dự họp thay
Chủ tịch UBND TP.HCM gay gắt khi một số lãnh đạo các quận, huyện vắng mặt, cử người đi họp thay trong hội nghị triển khai công tác giải pháp, kéo giảm ùn tắc tai nạn giao thông trên địa bàn TP.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong yêu cầu các phó chủ tịch các quận, huyện đi họp thay ra về vì không đúng chức năng.
Chiều 16.8, UBND TP.HCM tổ chức hội nghị triển khai công tác giải pháp, kéo giảm ùn tắc tai nạn giao thông trên địa bàn TP. Đúng 14h15, hội nghị băt đầu. Sau khi xem danh sách điểm danh các đại biểu dự hội nghị, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong tỏ ra không hài lòng khi một số người đứng đầu UBND các quận, huyện không tham gia, cử người đi thay. Trong đó, chủ tịch UBND quận 2, quận Thủ Đức cử người đi thay nhưng không có lý do, quận 7 không có chủ tịch UBND dự họp, chỉ có đại diện công an quận.
“Một cuộc họp rất quan trọng như thế này mà một số quận, huyện chưa thực sự quan tâm. Hội nghị sơ kết để chúng ta đánh giá tình hình giao thông trong các tháng đầu năm cũng như giải pháp kéo giảm tai nạn, ùn tắc trong các tháng cuối năm được tốt hơn nhưng chủ tịch một số quận, huyện lại vắng mặt cử người đi thay nhưng thế là không được”, ông Phong nói.
Người đứng đầu UBND TP yêu cầu các Phó chủ tịch quận, huyện đi họp thay ra về làm việc khác vì không đúng trách nhiệm.
Ông Phong giải thích lý do yêu cầu Phó chủ tịch quận, huyện ra về để làm việc khác vì cuộc họp rất quan trọng. Chủ tịch UBND các quận là người làm trưởng Ban ATGT các quận, huyện nên Phó chủ tịch quận, huyện đi thay không giải quyết được vấn đề và cũng không đúng trách nhiệm.
Sau khi nghe báo cáo của Ban ATGT TP, ông Phong yêu cầu các quận, huyện báo cáo tình hình giao thông ở địa phương mình. Sau 2 lần yêu cầu chủ tịch UBND quận 7 báo cáo về tình hình giao thông nhưng không thấy lãnh đạo quận này có mặt, người đứng đầu UBND TP gay gắt.
Video đang HOT
“Các đồng chí ở các quận, huyện cửa ngõ xảy ra tai nạn nhiều, lịch báo từ tuần trước rồi, nhưng lại vắng mặt. Các anh làm trưởng Ban ATGT các quận, huyện không cảm thấy nhức nhối, đau lòng về về tình hình trật tự ATGT của địa phương mình sao. Tôi đâu có mời đột xuất”, Chủ tịch UBND TP.HCM gay gắt khi đến giữa cuộc họp lãnh đạo một số quận, huyện vẫn chưa có mặt.
“Trước đó, sau khi xem báo cáo của Ban ATGT TP về tình hình ATGT 6 tháng đầu năm 2016, tôi có đề nghị Ban ATGT TP có chỉ thị gửi đến các quận, huyện. Tuy nhiên, chỉ thị không cũng chưa đủ nên tôi bàn với Ban ATGT TP tổ chức cuộc họp chiều hôm nay với mục đích thể hiện quyết tâm kéo giảm tai nạn nhưng tiếc rằng một số đồng chí chủ tịch quận, huyện không quan tâm. Tôi rất buồn vì điều này”, ông Phong nói.
Ông Phong cũng cho biết, bản thân là Trưởng Ban ATGT TP ông xin nhận trách nhiệm về tình hình trật tự ATGT phức tạp hiện nay.
Theo báo cáo của Ban ATGT TP, trong 6 tháng đầu năm 2016, trên địa bàn TP xảy ra 1.835 vụ tai nạn giao thông làm chết 396 người, bị thương 1.497 người. So với cùng kỳ năm 2015 tăng 50 vụ và tăng 53 người chết.
Một vụ tai nạn giao thông chết người xảy ra trên đường Vành Đai Đông, quận 2 Về giao thông đường bộ, có 15/24 quận/huyện tăng số người chết về tai nạn giao thông. Trong 6 tháng đầu năm xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng làm 6 người chết và 3 người bị thương. Về ùn ứ giao thông thường xuyên xảy ra các tuyến đường cửa ngõ, đường xuyên tâm, khu vực ra vào sân bay Tân Sơn Nhất, cảng Cát Lái…vào giờ cao điểm. Theo báo cáo của Ban ATGT TP, một trong những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông do ý thức người tham gia giao thông cũng như người đi bộ không có vỉa hè để đi do bị lấn chiếm. Trong đó đáng chú ý trong 7 tháng đầu năm có 34 người tử vong do tự té khi tham gia giao thông.
Theo Dương Thanh (Dân Việt)
Đã làm đê bao còn nâng đường, có lãng phí?
Nhiều chuyên gia cho rằng TP.HCM nên mạnh dạn cho dừng các dự án nâng đường để tính toán lại giải pháp chống ngập
"TP.HCM vừa làm đê bao bên ngoài vừa nâng đường ồ ạt bên trong là cách làm lãng phí, thậm chí còn gây ra nhiều hệ lụy khó lường". Nhiều chuyên gia về chống ngập bày tỏ như thế sau khi Pháp Luật TP.HCM phản ánh về thực trạng nâng đường với xu hướng ngày càng tăng cao.
Làm đê bao lại nâng đường là lãng phí
Trung tâm Chống ngập TP.HCM cho biết hiện nay trên địa bàn TP có 17 tuyến đường còn ngập chưa được xử lý và 23 tuyến đường đã được xử lý bằng giải pháp tạm vẫn còn khả năng ngập. Để xóa ngập, nhiều tuyến đường cần phải được nâng cấp, lắp đặt, thay thế hệ thống cống thoát nước. Vậy những tuyến đường này cần phải nâng cao bao nhiêu thì hợp lý?
Ông Đỗ Tấn Long, Trưởng phòng Quản lý thoát nước, Trung tâm Chống ngập, cho biết các dự án nâng đường do Sở GTVT phê duyệt, trung tâm không có số liệu về các dự án nâng đường đã và đang thực hiện. "Có nhiều dự án nâng đường do quận, huyện làm chủ đầu tư, Trung tâm Chống ngập cũng không nhận được báo cáo" - ông Long nói.
Theo tìm hiểu, các dự án nâng đường do Sở GTVT phê duyệt thời gian gần đây đều có cốt nền từ 2 m trở lên so với cốt chuẩn quốc gia. Mới nhất là việc khởi động dự án nâng cấp khoảng 1,4 km quốc lộ 13 đi qua quận Thủ Đức (có tổng mức đầu tư gần 379 tỉ đồng, do Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình quận Thủ Đức làm chủ đầu tư). Sở GTVT đã phê duyệt cốt nền cho dự án đạt đến 2,5 m nên dự kiến mặt đường sẽ được nâng cao gần 2 m so với hiện hữu.
Nếu quốc lộ 13 được nâng đạt cốt trên thì đây sẽ là tuyến đường được nâng cao nhất TP.HCM hiện nay. Nhưng điều đáng nói là trong khi dự án nâng cấp quốc lộ 13 đang triển khai thực hiện thì "bên ngoài" tuyến đường này cũng có một dự án chống ngập quy mô khác. Đó là dự án đê bao bờ tả sông Sài Gòn (đoạn qua quận Thủ Đức, dài khoảng 4 km, có tổng mức đầu tư 444 tỉ đồng) hiện đã thi công một số đoạn xung yếu. "Vừa nâng quốc lộ 13 lên cao, vừa làm đê bao ngăn triều bờ tả sông Sài Gòn đoạn dọc tuyến đường này là lãng phí thấy rõ" - ThS Hồ Long Phi, chuyên gia về chống ngập, bình luận.
Theo ThS Hồ Long Phi, đối với dự án chống ngập cho khu vực rộng trên 50 ha thì phương án làm đê bao ngăn triều sẽ hợp lý hơn nâng đường. "Dự án làm đê bao ngăn triều cho những vùng có diện tích lớn sẽ có chi phí thấp hơn việc nâng đường nhưng hiệu quả chống ngập lại cao hơn. Đây là tính toán kỹ thuật đã được chứng minh trên thực tế, được nhiều nước công nhận, áp dụng. Do đó theo tôi, nếu đã có dự án đê bao bờ tả sông Sài Gòn thì phải xem xét lại việc nâng quốc lộ 13 lên thêm 2 m có cần thiết hay không" - ông Phi đề nghị.
Hố ga thoát nước ở đường Kinh Dương Vương (đoạn từ mũi tàu Phú Lâm đến vòng xoay An Lạc, quận Bình Tân, TP.HCM) nâng lên cao hơn mặt đường cũ cả mét. Ảnh: HOÀNG GIANG
Nên dừng nâng đường để tính lại
Kỹ sư Lê Thành Công, người có nhiều năm nghiên cứu về chống ngập ở TP.HCM, cũng cho rằng cách nâng đường chống ngập như hiện nay gây lãng phí là điều thấy rất rõ. Ông lập luận: "Nâng đường chỉ chống ngập được mặt đường nhưng sẽ gây ngập các tuyến hẻm, ngập các khu dân cư. Vì thế, sau khi nâng đường thì số tiền bỏ ra để nâng hẻm, nâng nhà dân rất lớn. Chống ngập như thế là lãng phí. Đó là chưa nói các dự án nâng đường và làm đê bao ngăn triều có thể trùng lắp nhau, lại gây lãng phí thêm".
Theo kỹ sư Công, hiện nay TP.HCM chưa có quy hoạch chi tiết về thoát nước nhưng chỉ căn cứ vào quy hoạch tổng thể về cốt nền xây dựng chung để nâng đường nên hiệu quả sẽ không cao. Bởi lẽ các dự án chống ngập không được tính theo lưu vực và liên lưu vực nên nâng đường thiếu tính toán có thể gây ra tình trạng chặn hướng thoát nước, gây ngập úng. "Không phải ở TP.HCM vùng nào có cốt nền thấp hơn mực nước triều cũng đều bị ngập. Nói thế để thấy rằng các vùng ngập ở TP có đặc điểm khác nhau, có nơi ngập do cống thoát nước chưa có hoặc chưa kết nối chứ không phải do thấp trũng. Do đó cần phải quy hoạch chi tiết thoát nước cho từng khu vực thì mới có giải pháp hợp lý được" - ông Công đề nghị.
Cùng quan điểm này, ThS Hồ Long Phi phân tích các tuyến đường sau khi nâng cao sẽ giống như các tuyến đê bên trong TP. Nếu không tính toán hợp lý, nó sẽ gây trở ngại hướng thoát nước nên nâng đường cao mà không đồng bộ với nâng hẻm, nâng nhà dân theo thì sẽ gây ra ngập úng. Khi đó, việc chống ngập sẽ càng phức tạp hơn. Ông Phi đề xuất: "Theo tôi, TP.HCM nên mạnh dạn dừng các dự án nâng đường chống ngập để tính toán phương án chống ngập cho thật hợp lý. Nếu chúng ta vừa dồn vốn thực hiện dự án ngăn triều mà căng sức để nâng đường chống ngập thì không những gặp khó khăn về nguồn vốn mà hiệu quả cũng sẽ không cao".
Đúng quy trình nhưng sai thực tế Các dự án nâng đường ở địa bàn TP.HCM trong thời gian qua mới nhìn thì thấy hợp lý vì đều đúng quy trình, đúng với quy hoạch. Tuy nhiên, về thực tế nó không đúng. Nếu thực hiện theo quy hoạch cốt nền xây dựng chung với lý do TP.HCM có nhiều nơi thấp hơn đỉnh triều nên phải nâng nền lên đạt hơn 2 m thì không lẽ Hà Lan có cốt nền thấp hơn mặt nước biển 5 m họ phải nâng đường lên đến 6 m? Hay như đồng bằng sông Cửu Long, cốt nền thấp hơn TP.HCM rất nhiều thì phải nâng hết cả vùng này lên để chống ngập? Đó là chưa nói đến hiện nay, TP.HCM đã thực hiện dự án ngăn triều với mức đầu tư đến 10.000 tỉ đồng. Nếu vừa làm đê bao mà vẫn ồ ạt nâng đường như thời gian qua sẽ gây lãng phí lớn. ThS HỒ LONG PHI _____________________________________ 100.000 tỉ đồng là kinh phí ước tính để TP.HCM thực hiện các dự án chống ngập giai đoạn 2016-2020. 10 năm qua, TP.HCM đầu tư khoảng 24.300 tỉ đồng cho các dự án chống ngập. Tính đến hết năm 2014, tổng dư nợ vay cho chống ngập của TP.HCM đã hơn 25.100 tỉ đồng. Dự kiến mỗi năm tới, TP.HCM phải trả 4.250 tỉ đồng gồm nợ gốc và lãi vay cho các dự án trên. Về việc nâng đường, hiện chưa có đơn vị nào thống kê đầy đủ các dự án đã, đang hoặc sắp làm.
Theo Trung Thanh - Khang Bách (Pháp luật TP.HCM)
Đường vào Tân Sơn Nhất: Chịu thua kẹt xe!? Kế hoạch "giải cứu" kẹt xe ở các cung đường ra vào cảng Cát Lái, sân bay Tân Sơn Nhất hiện chưa phát huy tác dụng. Tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất (TSN - TP HCM), liên tục trong nhiều ngày gần đây, dù không xảy ra sự cố và cũng chẳng phải giờ cao điểm nhưng vẫn xảy ra tình...