Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh: Cần lành mạnh hóa thị trường bất động sản
Tại phiên thảo luận tổ về kinh tế – xã hội, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, nền kinh tế đang dần phục hồi sau đại dịch, tuy nhiên đà phục hồi chậm sau dịch, do tác động mới từ các tháng đầu năm khi siết tín dụng vào bất động sản.
Do đó, cần lành mạnh hóa thị trường này.
Đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi phát biểu ý kiến. Ảnh: Phạm Kiên/ TTXVN.
Tại phiên thảo luận tổ về kinh tế – xã hội sáng 25/5, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, nền kinh tế Thành phố đang dần phục hồi sau đại dịch. Cụ thể, sản xuất công nghiệp tăng 2,6%, Thành phố đã có 4 tháng tăng trưởng dương liên tục sau khoảng thời gian dài âm.
Cùng với đó, thương mại dịch vụ của TP Hồ Chí Minh đến tháng 5 đã dương được 0,6%, trong khi quý I/2022 âm 1,7% và trước đó âm tới 4,8%. Du lịch của Thành phố cũng phục hồi sau ngày 15/3, khi Việt Nam bắt đầu mở cửa hàng không. Ngành lưu trú tăng hơn 2%, lữ hành tăng trên 8%…. Chỉ ra những con số này để thấy, TP Hồ Chí Minh đang phục hồi rất tốt, nhờ vào các chính sách, giải pháp đồng bộ.
Tuy nhiên, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cũng chỉ ra một số tồn tại. Điển hình là khu vực bất động sản còn âm 12,6%. Ông lưu ý, có chuyện đà phục hồi chậm sau dịch do có tác động mới từ các tháng đầu năm khi siết tín dụng vào bất động sản. Theo đại diện UBND TP Hồ Chí Minh cần lành mạnh hóa thị trường bất động sản. Các giải pháp để lành mạnh hóa thị trường tài chính, bất động sản phải hết sức căn cơ, bài bản, nếu không sẽ gặp khó khăn trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đang có phục hồi nhưng chịu tác động lớn về thủ tục hành chính, giá cả đầu vào gia tăng. Do đó, Chính phủ cần tập trung tháo gỡ, hỗ trợ, triển khai chương trình phục hồi kinh tế, phải nhanh hơn để hỗ trợ này đến được với dn, đi vào cuộc sống.
Chủ tịch TP Hồ Chí Minh cũng đề nghị quan tâm tới đảm bảo an sinh xã hội. Từ quý II/2022, TP Hồ Chí Minh đã nhận diện ra vấn đề, khi tăng giá ảnh hưởng đến người dân, nhưng lần này, giá cả tăng sẽ tác động đến từng doanh nghiệp, từng người dân, từng gia đình nên cần phải hết sức quan tâm.
Video đang HOT
Phát biểu tại thảo luận tổ, Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn TP Hồ Chí Minh) cho rằng, những tháng cuối năm, bối cảnh tình hình kinh tế thế giới dự báo có nhiều thách thức, nhất là những nước nền kinh tế có độ mở lớn. Thời điểm đầu năm, do chính sách kích thích kinh tế của các nước, lạm phát có dấu hiệu gia tăng. Đây cũng là vấn đề đáng lưu ý tại Việt Nam.
Với tình hình giá xăng dầu hiện nay, theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, Chính phủ và Quốc hội cần có tiếng nói nhanh chóng kiểm soát ngay giá xăng dầu, không để giá xăng dầu tăng lên quá cao.
“Chúng ta chấp nhận theo cơ chế thị trường, nhưng chúng ta có những công cụ kiểm soát khi nguồn cung đang bị đứt gãy”, đại biểu Quốc hội nhấn mạnh. Ông đề nghị không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu. Bởi đây không phải mặt hàng đặc biệt nữa mà là mặt hàng rất cần thiết.
“Không có lý do gì chúng ta đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu. Trong kỳ họp này, Quốc hội nên đưa vấn đề này vào để xét. Chúng tôi cho rằng, nếu không kiểm soát được giá xăng dầu sẽ dẫn tới hiệu ứng “domino”, tác động tới giá hàng hóa khác”, ông lo lắng.
Ông cũng đề nghị Chính phủ ưu tiên kiểm soát lạm phát bằng các biện pháp đồng bộ, trong đó có kéo giảm thuế, kiểm soát giá, thực hiện các quỹ bình ổn, kiểm soat đầu cơ. Đặc biệt, cần “uốn” dòng vốn tín dụng đi vào sản xuất kinh doanh; uốn nắn thị trường chứng khoán minh bạch, công khai, rõ ràng, đảm bảo công bằng cho các nhà đầu tư.
Nhiều giải pháp chống thất thu thuế chuyển nhượng bất động sản
Bộ Tài chính vừa có trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng gửi tới Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV về vấn đề chống thất thu thuế bất động sản.
Theo đó, đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng đã có nội dung chất vấn về việc thời gian qua, để tránh thất thu thuế, cơ quan thuế đã trả lại hồ sơ yêu cầu người dân kê khai lại giá chuyển nhượng bất động sản; tuy nhiên, hồ sơ kê khai cao hơn cũng không chắc chắn giả khai lại đúng với giao dịch thực tế.
Hơn nữa, pháp luật cũng chưa quy định việc trả lại hồ sơ, vô hình trung ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân, thậm chí này sinh tiêu cực, nhũng nhiễu từ cơ quan thuế. Vì vậy, cần có cơ sở pháp lý để áp dụng giả tính thuế chuyển nhượng bất động sản, tránh thất thu thuế, nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
Cùng với đó, căn cứ Luật Đất đai 2013 thì bảng giá đất được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi ban hành. Bảng giá đất được xây dựng định kỷ 5 năm một lần và công bố công khai vào ngày 1/1 của năm đầu kỳ.
Thực tế cho thấy, giá thị trường bất động sản biến động liên tục chỉ trong thời gian ngắn, việc ổn định Bảng giá đất trong 5 năm của các địa phương không sát với thị trường.
Mặt khác, hiện nay pháp luật cũng chưa quy định cơ quan nào xây dựng dữ liệu về giả giao dịch trên thị trường bất động sản nên hiện tượng thất thu thuế vẫn diễn ra trong thời gian qua. Khái niệm "định giả giao dịch bất động sản được tính theo giả thị trường" đã thể hiện sự bất cập trong quá trình quản lý.
Phản hồi về vấn đề này, Bộ Tài chính cho biết, căn cứ Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013; Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính, cơ sở tính thuế từ chuyển nhượng bất động sản được xác định như sau: Bảng giá đất do UBND cấp tỉnh quy định là căn cứ để tính thuế trong trường hợp trên hợp đồng chuyển nhượng bất động sản không ghi giá hoặc ghi giá chuyển nhượng thấp hơn giá đất do UBND cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng.
Căn cứ Luật Đất đai 2013 và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất thì thẩm quyền ban hành Bảng giá đất, hệ số điều chỉnh giá đất thuộc về UBND cấp tỉnh quy định.
Căn cứ Luật Quản lý thuế năm 2019 và Điều 13 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế thì trường hợp hồ sơ khai thuế cơ quan thuế tiếp nhận trực tiếp từ người nộp thuế hoặc qua cơ quan tiếp nhận theo cơ chế một cửa liên thông không hợp pháp, không đầy đủ cơ quan thuế có quyền yêu cầu người nộp thuế hoặc cơ quan tiếp nhận theo cơ chế một cửa liên thông điều chỉnh, bổ sung thông tin hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác minh thông tin làm căn cứ tính thuế và thông báo nộp thuế theo quy định.
Để khắc phục tình trạng gian lận, trốn thuế, Bộ Tài chính căn cứ vào quy định của pháp luật đã có công văn số 14257/BTC-VP ngày 15/12/2021, công văn số 438/BTC-VP ngày 12/01/2022 gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Bộ Công an; Bộ Tư pháp để phối hợp triển khai đồng bộ các giải pháp chống thất thu trong hoạt động chuyển nhượng bất động sản.
Thực tế 3 tháng đầu năm 2022, kết quả thu từ thuế thu nhập cá nhân của hoạt động chuyển nhượng bất động sản đạt 8.209 tỷ đồng, tăng gần 3.200 tỷ đồng (tăng 63% so với 3 tháng đầu năm 2021). Nhiều trường hợp người dân kê khai lại tăng giá trị chuyển nhượng đã tăng từ 2-5 lần so với ban đầu, cá biệt có hồ sơ tăng 20 lần, 40 lần.
Để hạn chế việc lợi dụng chủ trương, các giải pháp đúng quy định pháp luật về chống thất thu thuế, một số cán bộ thuế nhũng nhiễu, gây khó khăn cho người nộp thuế, ngày 28/4/2022, Bộ Tài chính đã có công văn số 3849/BTC-TCT gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Bảng giá đất, hệ số điều chỉnh giá đất làm căn cứ, cơ sở cho việc tính thuế, nộp thuế tránh thất thu thuế khi chuyển nhượng, giảm thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp.
Bộ Tài chính cũng đã có công văn số 3778/BTC-VP ngày 27/4/2022 chỉ đạo Tổng cục Thuế chỉ đạo cơ quan thuế không được gây khó khăn cho người nộp thuế. Tổng cục Thuế đã có công văn số 1381/TCT-DNNCN ngày 28/4/2022 chỉ đạo cơ quan thuế phải thực hiện nghiêm túc các quy định về trình tự, thủ tục xử lý hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính và quy trình làm việc trực tiếp với người nộp thuế theo quy định tại Quy chế tiếp công dân tại cơ quan Thuế các cấp và Quy trình tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính thuế của người nộp thuế theo cơ chế một cửa liên thông và có cơ chế giám sát, tránh hiện tượng nhũng nhiễu gây khó khăn trong quá trình cán bộ thuế thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn việc kê khai giá chuyển nhượng bất động sản cho người nộp thuế.
Bộ Tài chính khẳng định, các biện pháp mà cơ quan Thuế thực hiện thời gian qua như tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật, tăng cường kiểm soát dựa trên đánh giá rủi ro phát hiện dấu hiệu kê khai sai nhằm trục lợi nhằm nhắc nhở, yêu cầu kê khai lại cho phù hợp với quy định của pháp luật, mang lại hiệu quả tăng thu cho ngân sách nhà nước, tránh hậu quả xử phạt và xử lý pháp lý khi thanh tra phát hiện hành vi trốn thuế cho người nộp thuế.
Bộ Tài chính cũng đã chỉ đạo Tổng cục Thuế, Cục thuế các tỉnh tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng bảng giá đất, hệ số điều chỉnh, xây dựng dữ liệu giá giao dịch bất động sản để công khai tạo thuận lợi cho người nộp thuế (các tỉnh xây dựng hệ số điều chỉnh giá đất tính thuế chuyển nhượng bất động sản, phù hợp với pháp luật về thuế, pháp luật đất đai và phương pháp tính giá đất theo Nghị định số 44/2014/NĐ-CP của Chính phủ).
Ngoài các giải pháp nêu trên, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục tham mưu Chính phủ trong thời gian tới thực hiện một số giải pháp như: tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản để sửa đổi, bổ sung đảm bảo thống nhất, đồng bộ.
Bộ Tài chính cũng đã bổ sung quy định thanh toán qua ngân hàng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản tại Điều 16 Luật kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH13 ngày 25/11/2014.
Nợ xấu đang được xử lý hiệu quả hơn Trong báo cáo bổ sung tới các đại biểu tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV về việc tổng kết thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm, Ngân hàng Nhà nước...