Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đột qụy
Vào khoảng 19h ngày 7/11, tại nhà riêng ở xã Long Tân, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, ông Trần Minh Sanh bị đột quỵ khi đi vệ sinh.
Ông Trần Minh Sanh
Ngày 8/11, nhiều nguồn tin của chúng tôi xác nhận, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Trần Minh Sanh (sinh năm 1956) đã bị đột quỵ, hiện đang được cấp cứu và tiếp tục chữa trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM.
Trước đó, vào khoảng 19h ngày 7/11, tại nhà riêng ở xã Long Tân, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, ông Trần Minh Sanh bị đột quỵ khi đi vệ sinh. Ngay lập tức, ông được đến Bệnh viện Bà Rịa để mổ não. Một kíp bác sĨ từ Bệnh viện Chợ Rẫy cũng được điều về Bệnh viện để mổ cấp cứu cho ông Trần Minh Sanh vào rạng sáng 8-11.
Đến 6h ngày 8/11, ông tiếp tục được đưa lên Bệnh viện Chợ Rẫy.
Video đang HOT
Trước khi bị đột quỵ tại nhà riêng, vào buổi chiều cùng ngày và những ngày qua, ông Trần Minh Sanh đã có các buổi tiếp xúc cử tri để chuẩn bị cho kỳ họp HĐND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu vào tháng 12 tới.
Hiện chưa rõ tiến triển của bệnh ông Trần Minh Sanh.
"Bẫy chết người" từ việc dùng lại thùng hóa chất
Các chuyên gia cho rằng, cơ thể bị phơi nhiễm hóa chất từ việc dùng lại các thùng đựng hóa chất là điều khó tránh khỏi.
Bày bán đủ loại thùng chứa hóa chất
Qua khảo sát sơ bộ của phóng viên, gần 80% người dân thuộc xã Long Tân và Phú Thạnh thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai sử dụng lại những thùng đựng hóa chất để đựng nước sinh hoạt cho gia đình.
Tại nhà chị Trần Thị Tính, xã Phú Thạnh, chiếc thùng nhựa trắng đựng nước ăn được đặt trên giá sắt cao, nối với các thùng xanh chứa nước ăn dưới đất và chứa nước tắm. Chị Tính cho biết: "Tôi mua thùng này từ năm 2012 khoảng 200.000đ, về ngâm phèn chua lâu ngày rồi mới sử dụng, bình này đựng hóa chất ở một công ty kinh doanh hóa chất trên địa bàn. Về khử sạch hóa chất bằng phèn chua, xà bông ngâm vài tháng là dùng đựng nước ăn, đâu có sao!".
Chỉ về phía góc vườn trước sân nhà, ông Nguyễn Văn Bảy ở cùng ấp cho hay: "Gia đình cháu tôi dùng loại thùng 1.000 lít này đựng nước ăn cũng cả năm nay rồi đâu có sao. Ăn thua là mình rửa, tẩy sạch hóa chất thôi!".
Người dân lựa mua những loại thùng này về sử dụng.
Tại vựa ve chai của ông Phạm Đức Lợi, chiếc thùng trắng 1.000 lít được bày bán ngoài cổng. Quan sát bên trong thùng chứa một lớp chất keo màu đen mà ông Lợi cho biết đó là dầu nhớt, nhưng khi ông Lợi mở nắp thùng thì mùi hăng khó chịu như mùi thuốc trừ sâu xông lên gây choáng váng, nhức đầu.
Ông Lợi chào mời: "Có 3 cái đã bán 2 còn cái này. Nhiều người hỏi mua mà phải chờ có đợt thì công ty hóa chất mới chuyển ra. Đây là thùng đựng hóa chất nhưng nhựa tốt, về chỉ việc lấy xà bông ngâm rửa là dùng được, người ta thường dùng đựng nước ăn đâu có bệnh tật gì!".
Ghé vào vựa ve chai trên đường 25B (xã Long Tân), anh Trần Công Minh chủ tiệm mang ra những thùng nhựa xanh giới thiệu: "Thùng này dùng nhiều công dụng, đựng nước, gạo, đỗ đều được hết. 160.000đ/thùng về tự rửa, nếu lấy 10 thùng trở lên giảm 10.000đ/cái. Mấy loại thùng nhựa này đựng hóa chất dệt nhuộm, chất tẩy rửa... từ các công ty sản xuất, kinh doanh hóa chất nên về chỉ việc lấy nước rửa chén ngâm là sạch!".
Quan sát trên vỏ thùng chúng tôi thấy vẫn còn nguyên nhãn mác của công ty và thành phần hóa chất chỉ còn mờ mờ do bị tẩy xóa, cùng với dòng khuyến cáo "Đọc kỹ tài liệu trước khi sử dụng. Mang bảo hộ lao động trước khi dùng"...
Nguy hiểm cho sức khoẻ
GS.TSKH Lê Huy Bá, Viện trưởng Viện TN&MT, trường Đại học Nguyễn Tất Thành, TPHCM cho rằng, trong các chất tẩy rửa, dầu nhớt, hóa chất dệt nhuộm đều có các chất độc hại, khó xử lý bằng tẩy rửa, xà bông không thể tẩy sạch những hóa chất này, tồn dư của nó vẫn còn trong thùng. Thành phần trong hóa chất dệt nhuộm thường có các hợp chất hữu cơ nhuộm, hóa chất mang màu ngấm vào vải để giữ màu, toluen, benzen, nguy hiểm nhất là các kim loại nặng, chính vì thế nước thải của ngành dệt nhuộm rất khó xử lý.
Sử dụng những thùng chứa hóa chất này vào đựng nước, thực phẩm thì sẽ phơi nhiễm ngấm vào thực phẩm, dù không phát bệnh hay ngộ độc chết ngay nhưng sẽ tích lũy ngấm dần vào cơ thể, trong thời gian dài sẽ phơi nhiễm gây các bệnh về phổi, gan thận, đường tiết niệu... Chất tẩy rửa thường có chất đa vòng như benzen, sút ăn mòn kim loại, ăn mòn da. Hợp chất tẩy rửa có độ oxy hóa cao, tác hại ăn mòn da gây bệnh đường tiêu hóa.
Theo TS Hà Thúc Chí Nhân, Khoa Khoa học Vật liệu, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TPHCM, mục đích sản xuất những loại thùng này là dùng đựng hóa chất, dung môi nên hiếm có loại sản xuất bằng nhựa nguyên sinh, trong đó đa số là dùng nhựa tái chế hoặc trộn bột đá canxi cacbonat để giảm giá thành. Chính nhựa này làm cho hợp chất hữu cơ bên ngoài hấp thụ vào lớp vật liệu của thùng. Như vậy, cấu trúc bề mặt thùng sẽ không đồng nhất và sẽ bị rỗ, do đó canxi cacbonat dễ hấp thụ các chất hữu cơ vào cấu trúc thùng nhựa, nên dù có tẩy rửa thì chỉ là sạch bề mặt thùng.
Sau một thời gian sử dụng, các thành phần hóa chất độc hại sẽ thôi nhiễm ra ngoài, dễ dàng ngấm vào nước và thực phẩm gây độc. Sau khi nhiễm các thành phần độc hại, người sử dụng khó xác định được nguyên nhân gây nên bệnh ngoài da, tiêu hóa, viêm loét dạ dày...
Theo Kiến thức
Nỗi lòng người mẹ xin cho kẻ giết 2 con nhỏ Một năm sau thảm án "kẻ cuồng sát hút bồ đà dùng cuốc đoạt mạng cặp song sinh", những người thân trong gia đình hai bé chưa có lấy một phút nguôi ngoai. Chị Phạm Thị Thu Hà, mẹ của hai bé sơ sinh nhiều lúc như điên dại vì thương nhớ con. Kẻ sát nhân phải chịu án cao nhất của pháp...