Chủ tịch UBCKNN: “Nhà đầu tư đã phản ứng thái quá khi cố bán cổ phiếu bằng mọi giá”
Ông Trần Văn Dũng cho rằng nếu quan sát 2 phiên giao dịch gần đây có thể thấy ngày 2/7 khi thị trường giảm, NĐTNN vẫn mua ròng trên 310 tỷ đồng. Ngày 3/7 thị trường giảm sâu hơn, NĐTNN bán ròng 365,8 tỷ đồng, nhưng nếu ngoại trừ phần bán ròng của cổ phiểu VIC thì phần bán ròng ở các cổ phiếu khác ở mức khiêm tốn 142,3 tỷ đồng.
Sau quý 1 thăng hoa, TTCK Việt Nam đã có những diễn biến không mấy tích cực trong quý 2 khi VNIndex giảm gần 18% và trở thành chỉ số chứng khoán có diễn biến tệ nhất Thế giới.
Bước sang quý 3, diễn biến thị trường vẫn chưa xuất hiện nhiều tín hiệu tích cực khi các chỉ số chứng khoán tiếp tục giảm sâu, đặc biệt trong phiên 3/7 với mức giảm 4,34% của chỉ số VNIndex.
Trước những biến động mạnh của thị trường thời gian qua, chúng tôi đã có những trao đổi với ông Trần Văn Dũng – Chủ tịch Ủy Ban chứng khoán Nhà Nước (UBCKNN).
TTCK hai phiên đầu tuần đã giảm mạnh, nhất là ngày hôm nay, chỉ số VNIndex đã giảm giảm 41,14 điểm về mức 906,01 điểm. Xin ông cho biết đánh giá của UBCKNN về nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đợt giảm điểm này.
Từ cuối năm ngoái đến nay, chúng ta vẫn lo lắng về 2 nguy cơ có thể gây tác động kép ảnh hưởng đến TTCK Việt Nam là FED tăng lãi suất điều hành và căng thẳng thương mại quốc tế, nhất là căng thẳng thương mại Mỹ Trung.
Cả hai điều đó đều đã đến trong tháng 6 khi mà ngày 13/6 FED đã thông báo tăng lãi suất cơ bản ngắn hạn lên mức 1,75% – 2% và dự báo có thể tăng thêm 2 lần nữa trong năm nay. Sau đó mấy ngày, ngày 25/6, những căng thẳng thương mại giữa Mỹ và châu Âu, giữa Mỹ và Trung Quốc đã tác động đến thị trường chứng khoán gây hiện tượng sụt giảm.
Tác động kép của hai sự kiện này đã làm rung động cả thị trường tài chính thế giới. Chỉ số Dow Jones và Nasdaq của Mỹ đã giảm mạnh tương ứng khoảng 1,2% và 2,09% chỉ trong 01 ngày 25/6. Tuy nhiên, chúng ta thấy tác động của sự kiện kép này tới châu Á là lớn hơn rất nhiều. Chỉ số Composite của Shanghai (Thượng Hải) đã giảm 6,4% trong tháng 6 và giảm thêm 2,5 % trong 2 ngày 2/7 và 3/7.
Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc cũng giảm giá liên tục trong 14 ngày gần đây, với mức giảm trên 5%. Thị trường Hàn Quốc và các nước ASEAN cũng đồng loạt giảm.
Tôi cho rằng đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc các quỹ đầu tư nước ngoài gia tăng rút vốn khỏi một số thị trường Châu Á. Trong 6 tháng đầu năm các quỹ đã rút vốn khỏi 7 thị trường Châu Á (Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Singapore, Thailand, Indonesia, Philipine) 22,8 tỷ USD. Và tất nhiên, dù được đánh giá là đất nước có kinh tế vĩ mô ổn định, nhưng Việt Nam cũng không khỏi bị ảnh hưởng của tác động của kinh tế toàn cầu, và một số quỹ đã bán bớt cổ phiểu để chốt lời và chuyển bớt vốn về nước.
Điều đáng nói là động thái bán ròng của NĐTNN đã tác động mạnh đến tâm lý của các NĐT trong nước. Tôi có cảm giác nhiều NĐT đã phản ứng thái quá với những thông tin về tình hình quốc tế, NĐTNN đã rút vốn, biến động tỷ giá tiền đồng và những thông báo kỷ luật của Ban Kiểm tra Trung ương cuối tuần qua nên đã cố bán cổ phiểu bằng mọi giá. Trong khi nước ngoài bán khá nhiều và giảm giải ngân mới thì những phản ứng thái quá của NĐT trong nước cũng gây thêm bất cân đối cung cầu, làm thị trường chứng khoán giảm mạnh trong 2 phiên qua.
Vậy trong bối cảnh như vậy, ông có lời khuyên gì cho NĐT?
Video đang HOT
Tôi rất mong NĐT trong và ngoài nước có cách nhìn khách quan vào tình hình để tìm kiếm cơ hội trong bối cảnh thị trường hiện nay. Không thể phủ nhận tác động của tình hình kinh tế, chính trị thế giới như đã nêu trên, nhưng cần nhìn nhận mắc độ tác động đến kinh tế Việt Nam và TTCK Việt Nam nói riêng. Ở kía cạnh tích cực trung và dài hạn, tôi tin TTCK Việt Nam còn đó nhiều yếu tố nền tảng cơ bản để phát triển:
Tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm tiếp tục phát triển theo hướng tích cực, có nhiều chuyển biến tốt, toàn diện trên các lĩnh vực, nổi bật là GDP tăng 7,08% trong 6 tháng. Ba khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đều tăng cao so với cùng kỳ. Chính phủ tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng quý III đạt 6,53%, quý IV 6,36%.
Hiện tại giá của các cổ phiếu trong rổ VN30 đã xuống thấp hơn nhiều so với thời điểm đầu năm 2018, nhiều cổ phiếu blue-chips giảm về mức đáy trong vòng hơn 1 năm qua. Nếu không tính cổ phiếu Vinhomes (VHM) mới niêm yết trong tháng 5, chỉ số P/E chung của thị trường chỉ có 16,1 lần, đây được cho là mức thấp so với nhiều thị trường chứng khoán các nước và là cơ hội hấp dẫn các nhà đầu tư.
Tình hình sản xuất kinh doanh, lợi nhuận của các doanh nghiệp vẫn ổn định. Tính đến ngày 8/5/2018 đã có 667 doanh nghiệp niêm yết công bố báo cáo tài chính quý 1/2018, trong đó hơn 86% doanh nghiệp kinh doanh có lãi.
Dòng vốn của NĐTNN có rút trong những ngày gần đây, nhưng nếu nhìn thừ đầu năm nhiều quỹ đầu tư nước ngoài vẫn đổ tiền vào Việt Nam để tìm kiếm cơ hội. Trong tháng 5, vốn FII vào đạt 700 triệu USD và trong tình hình phức tạp của tháng 6 vẫn có lượng vào ròng 34 triệu USD. Nếu tính từ đầu năm, dòng vốn vào ròng vẫn đạt 2,28 tỷ đô la là số rất đang kể so với mức 2,92 tỷ USD của cả năm 2017.
Về động thái giao dịch của NĐTNN, tôi cũng mong các NĐT bình tĩnh quan sát để tránh bị tác động thái quá về tâm lý và đánh giá quá mức tác động của thông tin bán ròng đến TTCK. Tôi tin rằng các NĐTNN vẫn đánh giá Việt Nam là thị trường tiềm năng, nên không thể có chuyện NĐTNN rút hết vốn; trong khi chỉ số tổng giá trị chứng khoán nắm giữ của khối ngoại trên dự trữ ngoại hối của Việt Nam đang ở mức khá an toán.
Ở khía cạnh khác, nếu quan sát 2 phiên giao dịch gần đây có thể thấy ngày 2/7 khi thị trường giảm, NĐTNN vẫn mua ròng trên 310 tỷ đồng. Ngày 3/7 thị trường giảm sâu hơn, NĐTNN bán ròng 365,8 tỷ đồng, nhưng nếu ngoại trừ phần bán ròng của cổ phiểu VIC thì phần bán ròng ở các cổ phiếu khác ở mức khiêm tốn 142,3 tỷ đồng.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
VnIndex tăng gần 4 điểm, VPI của ông Tô Như Toàn tăng nhẹ ngày chào sàn
Sau 3 phiên giảm điểm liên tiếp, VnIndex đã tăng 3,43 điểm (0,36%) lên 960,78 điểm trong phiên giao dịch ngày 29.6 nhờ những nỗ lực trong nửa cuối phiên của các "cổ phiếu họ Vin" và các cổ phiếu vốn hóa lớn VNM, GAS... Kết thúc phiên giao dịch hôm nay, cổ phiếu VPI của ông Tô Như Toàn cũng tăng nhẹ 0,23% trong ngày chào sàn HOSE.
Bị bán ròng, "cổ phiếu họ Vin" vẫn đứng vững
Sau 3 phiên giảm điểm liên tiếp, VnIndex lấy lại sắc xanh trong phiên giao dịch cuối tuần nhờ những nỗ lực trong nửa cuối phiên.
Phiên giao dịch ngày 29.6 trên TTCK Việt Nam khép lại với những diễn biến tái chiều của các chỉ số. Trong khi VnIndex tăng 3,43 điểm (0,36%) lên 960,78 điểm nhờ sự hỗ trợ của một số Bluechips như VHM, VRE, GAS, cũng như một vài cổ phiếu ngân hàng VCB, BID, HDB, TPB thì Hnx-Index lại giảm 0,52%.
Biến động chỉ số VnIndex trong quý II.2018 (Ảnh: I.T)
Nhóm ngân hàng có giao dịch phân hóa khá mạnh, ngoại trừ một vài cổ phiếu tăng điểm kể trên thì ACB, MBB, VPB, CTG...lại giảm điểm.
Thanh khoản thị trường vẫn khá thấp với giá trị giao dịch khoảng 4.600 tỷ đồng, trong đó giá trị khớp lệnh chỉ khoảng 4.000 tỷ đồng. Khối ngoại có phiên bán ròng khá mạnh với giá trị khoảng 270 tỷ đồng.
Các cổ phiếu bất động sản, xây dựng, chứng khoán về cuối phiên có diễn biến khả quan hơn đôi chút nhờ sự phục hồi của thị trường. Nhóm dầu khí PVD, PVC, PVB, GAS...đồng loạt tăng điểm trước sự phục hồi của giá dầu.
"Cặp đôi cổ phiếu bầu Đức" là HAG, HNG có phiên giao dịch đáng chú ý khi đồng loạt đóng cửa gần cao nhất phiên. Ngược lại, PNJ tiếp tục gây thất vọng khi giảm sâu xuống 87.000 đồng. YEG cũng không có nhiều cải thiện khi tiếp tục giảm sàn, rơi vào tình trạng trắng bên mua.
Trên HSX, khối ngoại có phiên bán ròng khá mạnh với 3,69 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 282,42 tỷ đồng. Trong đó, VIC đứng đầu danh sách bán ròng của khối ngoại với 272 tỷ đồng. Xếp tiếp theo trong top bán ròng lần lượt là HPG (33,15 tỷ đồng), MSN (18,61 tỷ đồng), VRE (13,21 tỷ đồng), CTG (12,95 tỷ đồng).
VIC, VRE góp mặt trong danh sách Top 5 cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng trên HOSE
Dù đóng góp tới 2 trong số 5 mã bị khối ngoại bán ròng trên HSX trong phiên giao dịch ngày 29.6, song các "cổ phiếu họ Vin" cuả tỷ phú Phạm Nhật Vượng là VIC, VHM, VRE vẫn có những sự đóng góp vào đà tăng nhẹ của chỉ số VnIndex, đặc biệt là VHM khi mã này đảo chiều tăng 2,18%, lên 112.400 đồng/cổ phiếu sau khi liên tục ở trong tình trạng "đỏ lửa" khiến thị trường thiếu đi động lực bứt phá trong phiên giao dịch sáng 29.6.
Còn cổ phiếu VIC sau khoảng thời gian dằng co giữa tăng và giảm giá trị giao dịch cũng đã ổn định ở mức giá tham chiếu ở thời điểm đóng cửa phiên. Trong khi cổ phiếu VRE tăng nhẹ 700 đồng/cổ phiếu (1,84%) sau 3 phiên giảm liên tiếp.
Những diễn biến kể trên đã giúp tài sản chứng khoán của tỷ phú Phạm Nhật Vượng giữ vững mốc 77.826,68 tỷ đồng sau khi giảm khoảng 12.800 tỷ đồng do rơi vào ngày ĐKCC trả cổ tức năm 2017 bằng cổ phiếu của Tập đoàn Vingroup (VIC) với tỷ lệ 100:21.
Theo đó, Vingroup dự kiến phát hành gần 554 triệu cổ phiếu chia cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ 21%. Tổng giá trị phát hành theo mệnh giá đạt hơn 5.500 tỷ đồng. Nguồn vốn phát hành lấy từ lợi nhuận sau thuế lũy kế năm 2017, Thời gian thực hiện trong quý II và III.2018.
Vingroup vẫn giữ nguyên tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2017 là 21% nhưng đã thay đổi về cách thức thực hiện. Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ năm 2018 công bố cuối tháng 5 vừa qua, các cổ đông của Tập đoàn đã thông qua phương án phân phối lợi nhuận năm 2017, trong đó chia cổ tức bằng cổ phiếu từ lợi nhuận sau thuế lũy kế tới năm 2017 với tỷ lệ 10%, tương ứng tổng giá trị cổ tức là 2,637 tỷ đồng. Phần còn lại sẽ được chi trả bằng tiền mặt lấy từ nguồn lợi nhuận sau thuế lũy kế đến hết quý I.2018 với tỷ lệ 11%. Song sau đó, Vingroup đã quyết định chi trả cổ tức năm 2017 hoàn toàn bằng cổ phiếu.
Cổ phiếu VPI của ông Tô Như Toàn tăng nhẹ ngày chào sàn
Phiên giao dịch ngày 29.6, TTCK Việt Nam cũng chứng kiến 160 triệu cổ phiếu VPI của CTCP Đầu tư Văn Phú Invest do ông Tô Như Toàn làm Chủ tịch HĐQT chính thức giao dịch trên HOSE với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 43.500 đồng/cổ phiếu.
Với biên độ dao động giá trong ngày đầu "chuyển nhà", cổ phiếu VPI có thể tăng trần lên mức 52.200 đồng/cổ phiếu, song trong ngày đầu giao dịch trên HOSE, cổ phiếu VPI có lúc chỉ được giao dịch ở mức giá 42.700 đồng/cổ phiếu, giảm 1,84% so với mức giá chào sàn. Kết thúc phiên giao dịch, cổ phiếu VPI chỉ tăng nhẹ 100 đồng/cổ phiếu (0,23%).
160 triệu cổ phiếu VPI của CTCP Đầu tư Văn Phú Invest do ông Tô Như Toàn làm Chủ tịch HĐQT chính thức giao dịch trên HOSE hôm nay
Văn Phú Invest được thành lập từ năm 2003 với địa hạt kinh doanh chính là đầu tư bất động sản, đặc biệt là dấu ấn dự án khu đô thị Văn Phú vào năm 2009. Sau đó, VPI dần ghi điểm với hàng loạt dự án như tòa nhà The Văn Phú Victoria, Tổ hợp chung cư cao tầng Home City, trường Đại học Y Tế Công Cộng, dự án BOT cao tốc Hà Nội - Bắc Giang, trường Đại học Kỹ thuật Hậu cần Công an Nhân dân...
Hiện nay, Văn Phú đang triển khai xây dựng nhiều dự án lớn như The Terra - Hào Nam, Grandeur Palace - Giảng Võ, Grandeur Palace - Phạm Hùng...
Trong giai đoạn chuyển sàn từ HNX sang HoSE, Văn Phú Invest dồn dập đón nhiều thông tin tích cực liên quan đến tình hình kinh doanh.
Quý I.2018, Văn Phú Invest đạt doanh thu thuần hơn 14,6 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số hơn 813 triệu vào quý I.2017. Lãi sau thuế đạt gần 5,6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ hơn 10 tỷ đồng.
Năm 2018, Văn Phú Invest đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất hơn 2.334 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 604 tỷ đồng, tăng lần lượt 160% và 44,5% so với thực hiện năm trước. Tỷ lệ cổ tức dự kiến ở mức 16%.
Mới đây nhất, VPI cũng là 1 trong số ít các doanh nghiệp được Hà Nội trao giấy chứng nhận đầu tư dự án nghìn tỷ, đó là dự án Tổ hợp thương mại, dịch vụ, căn hộ cao cấp và nhà ở thấp tầng (tại khu đô thị An Hưng) với tổng mức đầu tư gần 4.000 tỷ đồng.
Theo Danviet
VnIndex tăng gần 16 điểm, tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng lên gần 90.000 tỷ đồng Cổ phiếu VIC của tập đoàn Vingroup đứng đầu danh sách bán ròng của khối ngoại với 39,95 tỷ đồng. Tuy vậy, VIC vẫn có phiên giao dịch khá tốt khi tăng 3.500 đồng (2,9%) lên 124.000 đồng/cổ phiếu giúp tài sản chứng khoán của tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng tăng hơn 2.500 tỷ đồng, tiệm cận ngưỡng 90.000 tỷ đồng. Sắc...