Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thăm và làm việc tại Nhật Bản
Ngày 25/2, Đoàn công tác của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam do Chủ tịch Nguyễn Thị Xuân Thu làm Trưởng đoàn đã có chuyến công tác tới Nhật Bản theo lời mời của Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản và Công ty Phát triển đào tạo nhân lực Châu Á (AHTDO).
Chủ tịch Nguyễn Thị Xuân Thu hội đàm với bà Emiko Takagai, Thứ trưởng Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội.
Chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản lần này nhằm tăng cường học hỏi kinh nghiệm tổ chức một số mô hình hoạt động phúc lợi xã hội của Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản, những bài học thành công của Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản trong vận động nguồn lực, tạo nguồn thu, tự bảo đảm về tài chính duy trì các hoạt động của tổ chức Hội, đồng thời tìm kiếm khả năng tham gia hỗ trợ kỹ thuật cũng như hợp tác của Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản và các đối tác liên quan trong thúc đẩy một số định hướng ưu tiên của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong thời gian tới, trong đó có trọng tâm xây dựng hệ thống bảo trợ, chăm sóc người cao tuổi, phát triển các dịch vụ máu của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
Hội đàm với ông Tokihiro Nakamura, Tỉnh trưởng tỉnh Ehime, Nhật Bản
Nhật Bản là quốc gia có dân số già nhất thế giới. Với tỷ lệ dân số già 26,6%, hiện nay Nhật Bản phải đối mặt với nhiều sức ép lớn về kinh tế, xã hội. Những thay đổi trong lối sống của xã hội hiện đại, tình trạng người già không có con cái hoặc không được sống cùng và nhận sự chăm sóc của con cháu ngày càng tăng cao khiến gánh nặng cho ngành phúc lợi xã hội ngày một lớn, với sự thiếu hụt đặc biệt nghiêm trọng lực lượng nhân viên làm công việc chăm sóc.
Việt Nam hiện nay vừa mới bước vào giai đoạn dân số vàng đã đang phải đối mặt với nguy cơ già hóa dân số, trở thành một trong 10 quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới.
Thăm và làm việc tại Công ty CareCom, công ty đầu tiên phát triển các hệ công nghệ thông tin cho bệnh viện và cơ sở điều dưỡng.
Video đang HOT
Theo dự báo của Liên hiệp quốc, tới năm 2050 tỷ lệ dân số già của Việt Nam sẽ tương tự như Nhật Bản hiện nay. Nhằm chuẩn bị tốt cho việc tham gia đáp ứng những nhu cầu gia tăng nhanh chóng trong thời gian tới, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã tiên phong trong phát triển chương trình đào tạo nhân viên chăm sóc (Chương trình đào tạo Kaigo), trong đó có nghiệp vụ chăm sóc người cao tuổi. Chương trình Kaigo được xây dựng dựa trên nguyên mẫu của Nhật Bản, với sự hợp tác của AHTDO cùng các tổ chức thành viên. Chương trình hướng tới mục tiêu đào tạo được nguồn nhân lực nhân viên điều dưỡng đạt tiêu chuẩn Nhật Bản, không chỉ đáp ứng nhu cầu của Nhật Bản hiện tại mà còn hướng tới chuẩn bị nhân lực cho việc phát triển hệ thống phúc lợi và bảo trợ xã hội tại Việt Nam trong tương lai.
Đoàn thăm điểm hiến máu cố định Yuraku-cho.
Nhân chuyến thăm Nhật Bản lần này, ngoài việc trực tiếp thăm các Trung tâm bảo trợ xã hội, Bệnh viện, Trường đào tạo điều dưỡng viên của Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản nhằm tìm hiểu cách vận hành hệ thống điều trị và chăm sóc vốn được coi là hình mẫu của Nhật Bản, vận động Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản hợp tác trong tiếp nhận thực tập sinh Kaigo của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho chương trình đào tạo Kaigo của Hội, Đoàn công tác đã có các cuộc tiếp xúc quan trọng với các cơ quan chính phủ, như: với Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản để tìm kiếm khả năng hỗ trợ trong chứng nhận và đảm bảo chất lượng đào tạo Kaigo tại Việt Nam; với chính quyền tỉnh Ehime và thành phố Matsuyama để tìm hiểu về nhu cầu nhân viên điều dưỡng, tiềm năng tạo đầu ra cho chương trình đào tạo Kaigo tại Việt Nam trong ngắn hạn…
Thăm Trung tâm phúc lợi xã hội Hirro, Tokyo.
Giám đốc Trung tâm điều dưỡng Hiroo (bên phải) cùng Chủ tịch Nguyễn Thị Xuân Thu (bên trái) thăm phòng của 01 người cao tuổi tại Trung tâm
Với sự hưởng ứng và mong đợi từ các đối tác phía Nhật Bản, chuyến thăm góp phần khẳng định sự phù hợp của định hướng mới trong công tác của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, thể hiện vai trò chủ động của Hội trong việc đón đầu những thách thức và cả những cơ hội mới.
Lan Anh
Theo NĐ&ĐS
Niềm vui vỡ òa đón bé gái thụ tinh nhân tạo thứ 100 ở Hạ Long
Em bé thứ 100 ra đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh nặng 3,2kg và hoàn toàn khỏe mạnh.
Bé gái thứ 100 ra đời bằng phương pháp thụ tinh qua ống nghiệm (IVF) được thực hiện khi hai vợ chồng trẻ thế hệ 9x anh B.T và chị N.H.P (ở thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh) đã 8 năm không có con.
Hai vợ chồng anh chị không thể có con vì chồng bị không tinh trùng, còn vợ bị giảm lưu trữ buồng trứng khi AMH của chị P = 0,01, trong khi phụ nữ bình thường có AMH từ 1-6,8 và tỷ lệ có thai IVF
Thứ trưởng Bộ Y tế và lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh chúc mừng lãnh đạo Bệnh viên Sản nhi Quảng Ninh.
Biết được thành công của thụ tinh ống nghiệm tại Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh qua chương trình truyền hình, vợ chồng chị P đã đến để tìm vận may và phép màu đã đến. Chị P đã mang thai ngày 7.4 và thành quả là một bé gái chào đời khỏe mạnh vào tháng 12 này.
Vợ chồng chị Bùi thị Hằng (trú tại TX.Quảng Yên, Quảng Ninh) cũng là một trong những gia đình tới thực hiện hỗ trợ sinh sản bằng IVF tại bệnh viện, cho biết: "Tôi tới bệnh viện thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm từ đầu năm 2017. Khi tới đây, tôi được các bác sĩ hướng dẫn tận tình và dẫn đi làm các thủ tục, xét nghiệm, làm thủ thuật một cách tỉ mỉ, thuận lợi. Đầu tháng 1.2018 vừa qua, nhờ vào phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, gia đình tôi đã chào đón bé trai đầu lòng khỏe mạnh. Tôi cảm thấy rất vui và yên tâm khi các y, bác sĩ tại tỉnh nhà đã thực hiện được những kỹ thuật khó này để đem lại niềm vui cho những người hiếm muộn. Chúng tôi không còn phải đi xa nữa và tiết kiệm được chi phí, thời gian đi lại. Bản thân tôi thấy rất yên tâm khi tới làm thủ thuật này tại bệnh viện".
Thời điểm hiện tại đã có 559 trẻ chào đời khoẻ mạnh tại Khoa Hỗ trợ sinh sản (Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh), trong đó có 102 trẻ ra đời từ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
Tại lễ kỷ niệm Chào đón 100 em bé Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) ra đời tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh ngày 17.12, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến đã biểu dương những nỗ lực của Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh khi cố gắng đưa những kỹ thuật cao về gần người dân hơn. Sự ra đời của các bé là một khởi đầu tốt đẹp. Với sự nuôi dạy của các gia đình, Thứ tưởng hi vọng các cháu sẽ trở thành những công dân có ích.
Thứ trưởng cũng yêu cầu bệnh viện tiếp tục nghiên cứu, học hỏi thêm các kỹ thuật mới, giúp nâng cao chất lượng điều trị cho người bệnh.
Khoa Hỗ trợ sinh sản đã thực hiện khám và tư vấn cho 24.000 lượt, phẫu thuật 700 ca. Tỉ lệ có thai sau chuyển phôi đạt gần 50%.
Ông Nguyễn Quốc Hùng - Giám đốc Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh cho biết, 100 em bé IVF ra đời là cột mốc đáng nhớ, tự hào của Bệnh viện, Khoa Hỗ trợ sinh sản. Để có được những thành tựu như vậy là nhờ có sự đóng góp đáng trân trọng của quý vị đại biểu, quý đối tác, sự tin tưởng và đồng lòng của các khách hàng.
"Việc triển khai thành công kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh đã khẳng định sự hoàn thiện kỹ thuật điều trị cho bệnh nhân vô sinh ngay tại địa phương", ông Hùng nói.
Thời điểm hiện tại đã có 559 trẻ chào đời khoẻ mạnh tại Khoa Hỗ trợ sinh sản (Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh), trong đó có 102 trẻ ra đời từ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
Khoa Hỗ trợ sinh sản đã thực hiện khám và tư vấn cho 24.000 lượt; phẫu thuật 700 ca. Tỉ lệ có thai sau chuyển phôi đạt gần 50%, trong đó tỉ lệ có thai khi chuyển phôi ngày 5 là 81% cao tương đương các trung tâm hỗ trợ sinh sản nhiều kinh nghiệm.
Ngoài ra, Khoa cũng đã triển khai nhiều kỹ thuật cao như đánh giá động học phát triển phôi (Timelapse), trữ lạnh trứng, sàng lọc bệnh lý di truyền.
Theo Danviet
Thứ trưởng Bộ Y tế giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Sáng 30/10, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ. Ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí...