Chủ tịch Trung Quốc yêu cầu quân đội ngưng ‘nhảy múa kiếm cơm’
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã yêu cầu quân đội nước này ngưng các hoạt động nhằm mục đích kiếm tiền, thay vào đó tập trung vào an ninh quốc phòng.
Chủ tịch Trung Quốc lệnh cho quân đội ngưng hoạt động &’nhảy múa kiếm cơm’ – Ảnh minh họa: Reuters
South China Morning Post ngày 28.11 cho biết, trong một hội thảo kéo dài 3 ngày của quân đội, ông Tập Cận Bình kêu gọi quân đội chấm dứt các hoạt động phi quân sự vì mục đích lợi nhuận mà lâu nay các lực lượng vũ trang được phép làm.
Tờ báo trích nhận định của các chuyên gia về việc ông Tập ra lệnh chấm dứt các hoạt động phi quân sự là nhằm chống tham nhũng và nhắm vào những tướng lĩnh lớn tuổi, về hưu bị cho là lạm quyền, tham nhũng từ nhiều thập kỷ trước.
Từ hàng thập kỷ nay, quân đội Trung Quốc tham gia kinh doanh và thực hiện nhiều hoạt động thương mại nhằm tạo thu nhập cho các lực lượng vũ trang.
Quân đội được phép kiếm tiền bằng việc tiếp nhận bệnh nhân bên ngoài vào chữa trị trong các bệnh viện quân đội, cho thuê nhà kho, tham gia trình diễn văn hóa, văn nghệ trong các sự kiện của công chúng, tham gia công trình xây dựng và mở các học viện đào tạo cho dân thường.
“Việc chấm dứt hoàn toàn những hoạt động vì lợi nhuận cho bên ngoài sẽ làm trong sạch quân đội và gìn giữ màu sắc của quân đội nhân dân”, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Yang Yujun phát biểu trong cuộc họp báo ngày 27.11 để thông báo về kế hoạch cải tổ quân đội, theo South China Morning Post.
Video đang HOT
Quân đội Trung Quốc trong một buổi biểu diễn ở Hồng Kông – Ảnh: AFP
Trong kế hoạch cải cách quân đội của Chủ tịch Tập Cận Bình, cũng là chủ tịch Quân ủy Trung ương, quân đội Trung Quốc sẽ được thu gọn theo hướng tinh nhuệ và hiện đại. Các tổ chức, hoạt động phi quân sự như văn công, viện nghiên cứu sẽ bị cắt giảm hoặc chuyển cho dân sự. Bắc Kinh muốn quân đội Trung Quốc chỉ có một mục tiêu duy nhất là chiến đấu và bảo vệ an ninh quốc phòng.
Ý tưởng cho phép quân đội tham gia các hoạt động phi quân sự vì mục đích lợi nhuận xuất phát từ thời ông Đặng Tiểu Bình khi Trung Quốc bắt đầu cải cách và phát triển kinh tế. Theo đó, các tổ chức, đơn vị được phép làm ăn kinh doanh, kiếm thu nhập nhằm giảm gánh nặng cho ngân sách quốc gia.
Tuy nhiên, cho đến cuối thập niên 1990 của thế kỷ trước, các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhận ra rằng các hoạt động phi quân sự vì mục đích lợi nhuận đã đẩy nhiều tướng lĩnh quân đội vào con đường tha hóa như lợi dụng chức quyền và thế lực quân đội để thúc đẩy các hoạt động phục vụ lợi ích cá nhân.
Có những báo cáo cho thấy nhiều tướng hải quân sử dụng tàu chiến để buôn lậu hàng gia dụng và ô tô, theo South China Morning Post.
Chủ tịch Giang Trạch Dân khi lên nắm quyền có sửa sai bằng cách ra lệnh đóng cửa các cơ sở làm ăn của quân đội hoặc chuyển cho chính quyền địa phương quản lý. Quân đội thay vào đó chỉ tập trung chiến đấu. Tuy nhiên, quân đội chưa thoát ra được những hoạt động phi quân sự vì còn nhiều quyền lợi và lợi ích nhóm.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình muốn quân đội tập trung chiến đấu và bảo vệ an ninh quốc phòng – Ảnh: Reuters
Chuyên gia quân sự ở Hồng Kông, ông Liang Guoliang, nhận định quân đội kiếm khá nhiều tiền từ các hoạt động kinh doanh. Hoạt động kinh doanh của quân đội có tốc độ tăng trưởng 2 con số chỉ trong 1 thập niên. Điều này khiến Chủ tịch Giang lo ngại quân đội chỉ quan tâm đến chuyện kiếm tiền, xao nhãng nhiệm vụ chính vì vậy đã ra lệnh quân đội phải ngưng kinh doanh.
Tuy nhiên, điều này không dễ thực hiện. Một nhà khoa học chính trị ở Thượng Hải nói rằng tham nhũng trong quân đội chính là lý do khiến kế hoạch dẹp bỏ hoạt động phi quân sự trong quân đội không thành công. Quân đội nắm giữ nhiều tài sản, đất đai là những thứ rất dễ dẫn đến tham nhũng từ các tướng quân đội, theo chuyên gia này.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Vi phạm bán hàng đa cấp có thể phạt tới 100 triệu đồng
Chính phủ vừa ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Trong đó, Nghị định sửa đổi xử phạt hành vi vi phạm về hoạt động bán hàng đa cấp.
Cụ thể, thương nhân bán hàng đa cấp trả cho người tham gia bán hàng đa cấp tổng giá trị hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác trong một năm vượt quá 40% doanh thu bán hàng đa cấp trong năm đó của doanh nghiệp bán hàng đa cấp, thì sẽ bị phạt tiền từ 20-30 triệu đồng.
Phạt tiền từ 30 - 50 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh theo phương thức đa cấp mà không đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi nêu trên trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
Cung cấp thông tin hàng hóa không không chính xác bị phạt 1- 3 triệu đồng
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với người tham gia bán hàng đa cấp có một trong các hành vi vi phạm, như thực hiện hoạt động bán hàng đa cấp khi chưa được cấp thẻ thành viên theo quy định; không xuất trình thẻ thành viên khi giới thiệu hàng hoá hoặc tiếp thị bán hàng; không cung cấp đầy đủ những thông tin về doanh nghiệp và hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp của doanh nghiệp theo quy định khi bảo trợ một người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp.
Người tham gia bán hàng đa cấp cung cấp thông tin không trung thực hoặc không chính xác về hàng hóa được chào bán sẽ bị phạt tiền từ 1- 3 triệu đồng.
Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp nộp tiền đặt cọc bị phạt 3-5 triệu đồng
Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với người tham gia bán hàng đa cấp có hành vi yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp trả một khoản tiền nhất định, nộp tiền đặt cọc hoặc phải mua một lượng hàng nhất định dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.
Người tham gia bán hàng đa cấp lợi dụng chức vụ, quyền hạn, địa vị xã hội để yêu cầu người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp hoặc mua hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp thì sẽ bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng.
Mức phạt này cũng áp dụng đối với thương nhân bán hàng đa cấp có hành vi không đáp ứng đầy đủ các điều kiện đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động bán hàng đa cấp.
Quang Hưng
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
TPP nâng cánh xuất khẩu phần mềm Cơ hội đang mở ra cho ngành công nghệ thông tin và thương mại điện tử khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết. Tham gia TPP, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội, thông qua các thỏa thuận về mở rộng mạng lưới viễn thông, Internet, các hoạt động thương mại điện tử... và...