Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề xuất Sáng kiến An ninh Toàn cầu tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao
Ngày 21/4, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tham dự và có bài phát biểu trực tuyến tại phiên khai mạc Diễn đàn châu Á Bác Ngao năm 2022.
Trung tâm Hội nghị Quốc tế ở Bác Ngao, tỉnh Hải Nam, địa điểm đăng cai tổ chức Diễn đàn châu Á Bác Ngao. Ảnh: CFP
Trong phát biểu khai mạc, Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi đưa châu Á trở thành điểm tựa cho hòa bình thế giới, động lực của tăng trưởng toàn cầu và là một mô hình mới cho hợp tác quốc tế. Ông lưu ý các nước, kể cả trong hay ngoài khu vực, cần theo đuổi con đường hòa bình và phát triển, tìm kiếm hợp tác cùng thắng và đóng góp xây dựng một châu Á đoàn kết, cùng nhau tiến bộ.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc khẳng định không một khó khăn nào đủ sức ngăn chặn bánh xe lịch sử. Để vượt qua khó khăn và vươn tới một tương lai tươi sáng, sức mạnh lớn nhất nằm ở hợp tác và cách thức hiệu quả nhất là thông qua đoàn kết.
Đáng chú ý, Chủ tịch Tập Cận Bình thông qua bài phát biểu năm nay đã đưa ra đề xuất về Sáng kiến An ninh Toàn cầu để thúc đẩy an ninh trên toàn thế giới.
Video đang HOT
Diễn đàn thường niên châu Á Bác Ngao 2022 diễn ra trong 3 ngày (20-22/4), tại tỉnh Hải Nam của Trung Quốc, với chủ đề “Dịch bệnh và thế giới: Chung tay thúc đẩy phát triển toàn cầu, xây dựng tương lai chung”. Với hơn 30 diễn đàn phụ và các hoạt động, diễn đàn thảo luận các vấn đề đang được cộng đồng quốc tế quan tâm nhất hiện nay là phục hồi kinh tế thế giới và phát triển bền vững sau đại dịch.
Tham dự Diễn đàn lần này có hơn 300 khách mời là lãnh đạo nhiều quốc gia trong khu vực, chính khách, người đứng đầu các tổ chức quốc tế, các chuyên gia học giả, lãnh đạo các doanh nghiệp theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao tổ chức hội nghị thường niên định kỳ tại Hải Nam. Diễn đàn này do 25 nước châu Á và Australia thành lập năm 2001 nhằm tạo môi trường đối thoại cấp cao cho chính phủ, doanh nghiệp và các chuyên gia, học giả về các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường… nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của kinh tế khu vực châu Á.
'Cộng đồng phú dụ' của Trung Quốc có dấu hiệu chững lại
Hãng Fox News (Mỹ) đánh giá Trung Quốc dường như đang thoái lui khỏi một trong những sáng kiến chính sách quan trọng nhất là "cộng đồng phú dụ".
Một góc trung tâm tài chính Thượng Hải. Ảnh: Reuters
Điều này phản ánh khó khăn trong cải tiến kinh tế và giảm mất cân bằng kinh tế Trung Quốc sau gần một thập niên. Vào năm 2021, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã giới thiệu chương trình có tên "cộng đồng phú dụ" hướng đến tái phân phối hầu hết tài sản tại nước này, trong bối cảnh xuất hiện nhiều lo ngại rằng giới tinh hoa đã được hưởng lợi không cân đối từ phát triển kinh tế quốc gia.
Trong tháng 1, Chủ tịch Tập Cận Bình nêu rõ: "Đầu tiên chúng tôi sẽ khiến miếng bánh to hơn và chia đều nó qua các sắp xếp thể chế hợp lý. Nó tương tự như sóng biển nâng mọi con tàu, tất cả mọi người đều được cổ phần công bằng từ phát triển, và thành tựu phát triển sẽ tạo lợi ích cho tất cả mọi người theo cách bền vững, công bằng hơn". Bắc Kinh đã khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân có thu nhập cao đóng góp nhiều hơn cho xã hội qua cái gọi là "phân phối thứ ba"-từ thiện và quyên góp.
"Cộng đồng phú dụ" phản ánh xu hướng chính sách của ông Tập Cận Bình, bao gồm xử lý những công ty công nghệ được coi là lợi dụng sức mạnh thị trường để tăng lợi nhuận.
Tuy nhiên, khi mảng xử lý các doanh nghiệp công nghệ vẫn tiếp diễn thì những góc khác của chương trình "cộng đồng phú dụ" lại chững lại do Trung Quốc chuyển đổi các ưu tiên trong bối cảnh tăng trưởng bị ảnh hưởng do tác động của dịch COVID-19.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Fox News
Năm 2021, cụm từ "cộng đồng phú dụ" xuất hiện ở khắp nơi, từ truyền thông đến trường học và các bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình. Trong một nghị quyết được thông qua tại cuộc họp của đảng Cộng sản Trung Quốc vào mùa Thu năm 2021, cụm từ "cộng đồng phú dụ" được sử dụng đến 8 lần. Nhưng năm nay, cụm từ này chỉ xuất hiện đúng một lần trong báo cáo về kinh tế dài 17.000 từ của Thủ tướng Lý Khắc Cường vào tháng 3.
Báo cáo ngân sách mới nhất của Bộ Tài chính Trung Quốc không đề ra mục tiêu cụ thể để chính phủ trung ương định hướng các nguồn lực dành cho chương trình "cộng đồng phú dụ". Tại tỉnh Chiết Giang, vốn là nơi được thí điểm chính của chương trình, các kế hoạch kinh tế mới ít nhắc đến chính sách có thể giúp chuyển của cải đến những hộ gia đình không mấy giàu có.
Bắc Kinh cũng giảm bớt một số biện pháp liên quan đến chiến dịch này. Chính phủ Trung Quốc vào tháng 3 đã hoãn lại kế hoạch mở rộng thuế tài sản mới có thể giúp tăng vốn cho các chương trình phúc lợi xã hội. Thử nghiệm về thuế tài sản mới này mới chỉ được áp dụng tại Thượng Hải và Trùng Khánh.
Các nhà phân tích đánh giá rằng mục tiêu thịnh vượng chung có thể giúp đẩy nhanh tốc độ tái cân bằng kinh tế Trung Quốc hướng đến tăng trưởng từ tiêu dùng để giảm phụ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư. Tuy nhiên, chính sách này có thể gây ảnh hưởng đến tăng trưởng từ các lĩnh vực tư.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ đánh giá hội đàm trực tuyến thẳng thắn và mang tính xây dựng Theo Tân Hoa xã, hai nhà lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ đã có cuộc trao đổi thẳng thắn và sâu sắc trong về quan hệ Trung Quốc - Mỹ, tình hình tại Ukraine và các vấn đề cùng quan tâm. Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (ảnh trên màn hình), ngày 15/11/2021....