Chủ tịch Trung Quốc ngầm cảnh báo Triều Tiên
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm qua nói rằng châu Á đang đối mặt với “những thách thức mới” về sự ổn định, và cảnh báo rằng không ai được phép đẩy khu vực vào hỗn loạn, giữa lúc căng thẳng đang tăng cao trên bán đảo Triều Tiên.
Ông Tập Cận Bình phát biểu tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao.
Ông Tập Cận Bình đưa ra các bình luận trên trong bài phát biểu tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao diễn ra tại Hải Nam, Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc không nhắc tới cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên hay các cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á, nhưng ông Tập tuyên bố rằng sẽ không dung thứ cho ai “gây ra hỗn loạn vì các lợi ích cá nhân”.
Giới phân tích cho rằng bình luận của ông Tập Cận Bình là lời cảnh báo gián tiếp gửi tới người láng giềng Triều Tiên.
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đã tăng cao trong những tuần gần đây, với việc Bình Nhưỡng đe dọa một cuộc chiến tranh hạt nhân sau khi Liên hợp quốc áp đặt các lệnh trừng phạt bổ sung vì vụ thử hạt nhân thứ 3 của Triều Tiên hồi tháng 2, và Mỹ-Hàn tiến hành cuộc tập trận quân sự chung.
Video đang HOT
“Chúng ta cần phối hợp các nỗ lực nhằm giải quyết các vấn đề lớn để đảm bảo sự ổn định ở châu Á”, ông Tập nói.
“Sự ổn định tại châu Á hiện nay đang đối mặt với các thách thức mới khi các vấn đề nóng liên tục nảy sinh, và các mối đe dọa an ninh truyền thống cũng như phi truyền thống đều tồn tại”, ông Tập Cận Bình nói thêm.
Trung Quốc vốn là đồng minh chính trị thân cận nhất của Triều Tiên kể từ cuộc chiến Triều Tiên 195-53 và cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Bình Nhưỡng.
Tuy nhiên, Trung Quốc giờ đây dường như đã chia sẻ những lo ngại của Mỹ về Triều Tiên, bằng việc ủng hộ các lệnh trừng phạt nghiêm khắc hơn của Liên hợp quốc và kêu gọi các cuộc đàm phán để giải quyết cuộc đối đầu.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao, được tổ chức thường niên từ năm 2001, là một diễn đàn kinh tế quốc tế dành cho các nhà lãnh đạo chính phủ, doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu của các nước châu Á và các châu lục khác, nhằm chia sẻ tầm nhìn về mọi vấn đề trong khu vực và trên thế giới.
Đây là lần đầu tiên ông Tập Cận Bình tham dự diễn đàn trên cương vị Chủ tịch Trung Quốc.
Trong số các nhân vật cấp cao tham dự diễn đàn kéo dài 3 ngày có Tổng thống Myanmar Thein Sein, Thủ tướng Australian Julia Gillard, Giám đốc IMF Christine Lagarde và cựu Thủ tướng Nhật Yasuo Fukuda.
Theo Dantri
Thủ tướng Australia công du Trung Quốc, xích lại gần châu Á
Thủ tướng Australia Julia Gillard sẽ dẫn đầu một phái đoàn hùng hậu tới Trung Quốc trong tuần này nhằm tăng cường các mối quan hệ và thương mại song phương, đồng thời thể hiện tham vọng nhằm chuyển trọng tâm sang châu Á.
Thủ tướng Australia Julia Gillard.
"Tôi sẽ dẫn đầu một phái đoàn cấp cao nhất của Australia từng tới thăm Trung Quốc", bà Gillard phát biểu trước báo giới trước thềm chuyến thăm. "Tôi sẽ là một trong số các lãnh đạo phương Tây đầu tiên gặp gỡ ban lãnh đạo mới của Trung Quốc".
Ngoại trưởng Bob Carr, Bộ trưởng thương mại Craig Emerson, Bộ trưởng dịch vụ tài chính Bill Shortenn sẽ nằm trong số các quan chức cấp cao có mặt trong chuyến thăm kéo dài từ 5-10/4.
"Tôi sẽ thúc đẩy các lợi ích kinh tế và thương mại, cũng như chia sẻ các viễn cảnh về những thách an ninh và kinh tế trong khu vực", bà Gilliard nói thêm.
Thủ tướng Astralia dự kiến sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao tổ chức ở đảo Hải Nam và cũng có cuộc hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc Lý Khắc Cường.
Hồi tháng 10 năm ngoái, Australia đã công bố sách trắng "Australia trong Thế kỷ châu Á", đặt ra các mục tiêu kinh tế và giáo dục để đưa nước này lọt vào top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới nhờ tranh thủ tận dụng sự phát triển của châu Á.
Bà Gillard nhấn mạnh rằng chuyến thăm thứ 2 của bà tới Trung Quốc diễn ra sau các chuyến công du đến Ấn Độ, Nhật Bản, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Việt Nam và Singapore trong bối cảnh Australia tìm cách thúc đẩy vị thế của nước này trong khu vực.
"Nhờ có các mối quan hệ và các khả năng mà chúng ta đã xây dựng được trong 4 thập niên qua, Australia đang đẩy mạnh một cánh cửa rộng mở khi chúng ta bước vào Thế kỷ châu Á", bà Gillard nói.
"Châu Á có của cải và các nhu cầu. Liệu chúng ta có đáp ứng được nhu cầu đó hay không thì hoàn toàn phụ thuộc vào chúng ta", bà Gillard cảnh báo, lưu ý rằng châu Âu và Mỹ cũng đang tìm kiếm cùng cơ hội.
Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Australia, với thương mại hai chiều trị giá 134 tỷ USD.
Trung Quốc cũng là nước có đông sinh viên du học tại Australia, vốn thu hút 150.000 sinh viên Trung Quốc vào năm 2012, và cũng là nước có số du khách tới Australia đông thứ 2 thế giới, với khoảng 626.000 người trong năm ngoái.
Theo Dantri
Triều Tiên tung video chiếm HQ, "xóa sổ" căn cứ Mỹ trong 3 ngày Trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên leo thang đỉnh điểm, Bình Nhưỡng vừa tung một video mới nhất mô tả kịch bản chiến tranh 3 ngày với Hàn Quốc nhằm thống nhất đất nước. Ảnh cắt từ video tuyên truyền Triều Tiên trong đó chỉ rõ, quân đội nước này nhảy dù tấn công Hàn Quốc. Nội dung của...