Chủ tịch TP.HCM: “Công viên gì mà toàn quán cà phê, ca nhạc”
“Công viên là không gian để người dân vui chơi, giải trí và nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt mỏi. Vậy mà tôi thấy hiện trạng của các công viên trong thành phố rất bát nháo, toàn quán cà phê, ca nhạc. Cần chấn chỉnh ngay, đây là việc không nhỏ đâu”, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết.
Sáng 3.7, tại cuộc họp sơ kết tình hình kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2018, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong đã rất bức xúc khi nói đến hiện trạng các công viên của thành phố đang bị chiếm dụng.
Chủ tịch Nguyễn Thành Phong chỉ đạo tại cuộc họp.
Qua cuộc họp, ông Phong chỉ đạo Sở GTVT cần sớm có báo cáo về hiện trạng của các công viên hiện nay trong tháng 7 và các giải pháp xử lý việc chiếm dụng công viên sai mục đích. “Công viên gì mà toàn thấy quán cà phê, quán nhạc… thì làm sao người dân vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi. Đây không phải là việc nhỏ, cần phải sớm xử lý”, ông Phong chỉ đạo.
Về vấn đề Khu đô thị mới Thủ Thiêm, ông Phong nhắc nhở Thanh tra Thành phố cần theo dõi, khi có kết luật của Thanh tra Chính phủ thì theo đó để xử lý đúng – sai.
Video đang HOT
Công viên Thống Nhất TP.HCM có thời điểm bị hàng rong, bãi giữ xe bao vây khiến lực lượng chức năng phải canh giữ.
Cũng theo ông Phong, thời gian nhiệm kỳ còn hơn 2 năm các sở, ngành, quận, huyện cần sơm triển khai các nhiệm vụ được giao, triển khai các giải pháp thực hiện các chương trình trọng điểm để hoàn thành nhiệm vụ, chỉ tiêu đề ra.
“Không hoàn thành nhiệm vụ thì đừng hy vọng vào việc tăng thêm thu nhập, vì việc tăng thêm thu nhập được đánh giá vào hiệu quả, năng lực làm việc. Tôi cũng đã có một báo cáo đánh giá về năng lực và hiệu quả của các lãnh đạo quận, huyện gửi đồng chí Bí thư Thành ủy rồi”, ông Phong cho biết.
Về giao nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và cả nhiệm vụ nữa nhiệm kỳ còn lại, Chủ tịch TP.HCM Nguyễn Thành Phong yêu cầu các quận, huyện, sở, ngành cần quyết liệt trong giải pháp, triển khai các chương trình để thành phố phát triển xứng với một đầu tàu.
Theo ông Phong, kiểm điểm lại trong 2/5 nhiệm kỳ thì vấn đề lớn nhất, khó giải quyết nhất của TP.HCM hiện nay là vấn đề quy hoạch. Quy hoạch hiện nay chưa đồng bộ, còn chồng chéo. Thoát nước thì triển khai theo thoát nước, chống ngập thì triển khai theo chống ngập… mạnh ai nấy làm. Ông Phong lấy ví dụ: “Thành phố địa hình khác nhau, cao độ không giống nhau ở các khu vực… vậy mà quy hoạch cốt nền giống nhau thì không khoa học”.
Đánh giá về năng lực một số lãnh đạo quận, huyện, ông Phong thất vọng khi cho rằng, nhiều chủ tịch quận/huyện không nắm được quy hoạch của địa phương mình, không thấy được định hướng phát triển.
“Có lần tôi hỏi một chủ tịch quận, sản xuất công nghiệp tăng là tăng cái gì cụ thể, có biết được vì sao tăng không, thì không trả lời được. Làm lãnh đạo mà không nắm bắt quy hoạch, không nắm được tình hình kinh tế của địa bàn mình, dẫn đến hiệu quả quản lý kém như vậy là lãnh đạo cái gì? Làm như vậy thì tự mình đẩy mình vào thế quản lý theo kiểu xử lý tình huống, thay vì phải quản lý theo dự báo”, ông Phong bức xúc phê bình.
Theo Danviet
TP.HCM còn khoảng 3.000 tuyến đường, hẻm chưa có cống thoát nước
Hệ thống thoát nước tại thành phố hiện chưa đáp ứng đủ nhu cầu để phục vụ công tác chống ngập, mà nhiều nơi còn bị tình trạng xâm hại chưa được khắc phục. Đặc biệt còn có khoảng 3.000 tuyến đường, trục và hẻm chưa có đường cống thoát nước.
Sau 2 năm thực hiện Chương trình giảm ngập nước giai đoạn 2016 - 2020, các cơ quan chức năng đã duy tu nạo vét hơn 12km kênh rạch; nạo vét hơn 1.400km cống các loại để góp phần tiêu thoát nước, chống ngập; sửa chữa thay thế hàng chục ngàn hầm ga, miệng thu nước...
Tuy nhiên qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện còn nhiều công trình xây dựng lấn chiếm hệ thống kênh, rạch, miệng cửa xả, hố ga và tình trạng xả rác xuống kênh, rạch. Tình trạng này dẫn đến hệ thống thoát nước bị thu hẹp dòng chảy, gây ảnh hưởng lớn đến khả năng thoát nước, gây ngập cục bộ ở một số vị trí.
Các công nhân nạo vét cống thoát nước
Hiện cho đến nay vẫn còn hơn 60 điểm lấn chiếm chiếm sông, kênh, rạch nằm trên địa bàn các quận 7, 8, 9,12, Tân Bình, Bình Thạnh, Thủ Đức, Gò Vấp, Binh Tân và 2 huyện Bình Chánh, Nhà Bè. Tại khu vực trung tâm tình trạng lấn chiếm các tuyến cống hầu như xảy ra trên khắp các quận trong nội thành, kéo dài hơn 12km với 361 vị trí hầm ga chưa được khắc phục xong.
Chưa kể, thành phố còn hàng trăm cửa xả, hầm ga bị xâm hại chưa được xử lý dứt điểm khiến công tác chống ngập bị ảnh hưởng. Trong khi đó nhiều công trình trong lúc thi công cũng đã trực tiếp xâm hại đến hệ thống thoát nước. Từ năm 2016 đến nay còn đến khoảng 20 vị trí vẫn chưa được xử lý dứt điểm...
Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước TP.HCM (gọi tắt Trung tâm Chống ngập) xác định một trong những nguyên nhân gây ngập là do tình trạng xâm hại hệ thống thoát nước khiến nước thoát không kịp. Ông Đỗ Tấn Long, Trưởng phòng Quản lý hệ thống thoát nước của Trung tâm Chống ngập cho hay, trên địa bàn thành phố vẫn còn khoảng 3.000 tuyến đường, trục và hẻm chưa có đường cống thoát nước.
Đáng chú ý ở một số nơi dù có địa hình cao như Q.12, Gò Vấp nhưng do đường cống đã cũ hoặc không có cống nên thường xuyên bị ngập. Trên thực tế từ đầu mùa mưa 2018 đến nay tình trạng ngập úng cục bộ vẫn xảy ra ở hàng chục tuyến đường trong các quận nội thành.
Trong khi đó trong cuộc họp về công tác chống ngập mới đây, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong nhận định, dân số tăng nhanh gây áp lực lên hạ tầng cũng là một trong những nguyên nhân gây ngập. Ngoài ra còn có nguyên nhân do quy hoạch thủy lợi, cấp thoát nước chưa kết nối được với quy hoạch chung của thành phố dẫn tới tình trạng phối hợp không đồng bộ.
Chủ tịch UBND TP giao Sở GTVT TP.HCM hợp với Trung tâm Chống ngập thời thông tin chính xác về tình trạng ngập nước trên địa bàn TP, tránh gây dư luận không tốt. Đặc biệt ông chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiêm cấm việc san lấp các kênh, rạch trong các dự án xây dựng, làm thu hẹp dòng chảy.
Chủ tịch UBND các quận - huyện chịu trách nhiệm giải quyết dứt điểm triệt để các điểm lấn chiếm, xâm hại hệ thống kênh, rạch, cống thoát nước trong năm 2018 và không để phát sinh các trường hợp lấn chiếm mới.
Theo Danviet
Lún nền đất, TP.HCM đối mặt nguy cơ ngập nặng Các chuyên gia dự báo tình trạng ngập úng tại TP.HCM vẫn còn kéo dài bởi nhiều lý do như việc thực hiện quy hoạch chậm, thiếu vốn... Đáng chú ý, thành phố còn có nguy cơ ngập nặng hơn do tình trạng lún nền đất tại nhiều khu vực. Tại hội nghị chuyên đề Giải pháp quy hoạch cao độ nền và...