Chủ tịch TPHCM: “Có tiếp tục giãn cách xã hội nữa không?”
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều ổ dịch mới hình thành trên địa bàn, ông Nguyễn Thành Phong đã đặt câu hỏi với các quận, huyện về lựa chọn phương án giãn cách trong thời gian tới.
Tại cuộc họp giao ban trực tuyến về công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn sáng 11/6, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TPHCM, thông tin đến nay thành phố đang xuất hiện nhiều chuỗi lây nhiễm mới, nhiều ca bệnh phát sinh trong cộng đồng.
Đã có 30 bệnh viện phát hiện có ca bệnh dương tính với SARS-CoV-2. Ông Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh, trong bối cảnh hiện nay, bệnh viện chỉ cần lơ là, lập tức tạo ra chuỗi lây bệnh.
Một điểm bị phong tỏa vì dịch Covid-19 trên địa bàn quận 3, TPHCM (Ảnh: Phạm Nguyễn).
Thành phố đã giao cho các bệnh viện kiểm tra công tác phòng chống dịch, có những bệnh viện sàng lọc tốt từ đầu, không cho nguồn bệnh tiếp cận vào bên trong nhưng có những bệnh viện, cơ sở y tế lơ là, thiếu chặt chẽ khiến dịch bệnh xâm nhập.
Tiêu biểu nhất là Medic Hòa Hảo (quận 10) đã không sàng lọc tốt dẫn tới sự xâm nhập của dịch, do đó thành phố buộc lòng phải phong tỏa.
Theo ông Phong, từ các ca chỉ điểm tại bệnh viện, đang lộ ra các chuỗi lây nhiễm tại xưởng cơ khí ở huyện Hóc Môn; ổ dịch tại đường số 11 phường Hiệp Bình Phước, Thủ Đức; chuỗi Tân Thới 2, Tân Hiệp, Hóc Môn; chung cư Ehome3 tại quận Bình Tân…
Trong phần thảo luận với các quận huyện, những đơn vị liên quan Chủ tịch Nguyễn Thành Phong đặt vấn đề: “Có tiếp tục giãn cách nữa hay không?”.
Đại diện quận Gò Vấp cho biết, dịch bệnh trên địa bàn đang được kiểm soát, nếu hết thời gian 15 ngày phong tỏa, tình hình có thể đạt kết quả khả thi.
Video đang HOT
Tại quận 12 nơi có khu vực phường Thạnh Lộc đang bị phong tỏa, từ ngày 7/6 đến nay, các điểm nóng không xuất hiện thêm ca dương tính. Phường Thạnh Lộc đang giãn cách theo Chỉ thị 16, dịch bệnh đã được khống chế. Từ ngày 15/6, toàn quận sẽ thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 15.
Trước tình hình trên, Chủ tịch thành phố đề nghị các bên liên quan xem xét phương án tiếp tục giãn cách cục bộ tại một số địa điểm dịch bệnh đang diễn ra, gỡ bỏ phong tỏa toàn quận Gò Vấp.
Thành phố đang cân nhắc phương án quận 12 có thể thực hiện theo Chỉ thị 15 hay không.
Giám đốc Sở Y tế TPHCM: Dịch Covid-19 sẽ đạt đỉnh sau 2-3 tuần nữa
Giám đốc Sở Y tế TPHCM nhận định dù số ca nhiễm trong cộng đồng đã giảm, tuy nhiên, với việc dịch đã âm thầm lây lan, thành phố sẽ đạt đỉnh dịch sau 2-3 tuần tới.
Sáng 7/6, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong chủ trì buổi họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 thành phố. Buổi họp được tổ chức sau khi TPHCM hoàn thành một tuần giãn cách theo Chỉ thị 15 trên toàn địa bàn và Chỉ thị 16 tại một số khu vực.
"Khi quyết định giãn cách xã hội, chính quyền thành phố đã cân nhắc, suy nghĩ rất nhiều khi chấp nhận hy sinh lợi ích kinh tế trong ngắn hạn. Vấn đề đặt ra là với việc giãn cách, thành phố đã đạt hiệu quả ra sao trong phòng, chống dịch Covid-19", Chủ tịch UBND TPHCM mở đầu buổi họp.
Cần giải cứu doanh nghiệp, người lao động khó khăn
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong yêu cầu các thành viên dự họp báo cáo đánh giá tình hình từ khi áp dụng biện pháp giãn cách theo Chỉ thị 15 toàn thành phố và Chỉ thị 16 đối với một số khu vực. Thành phố cần tìm ra những vấn đề tồn đọng và những giải pháp phù hợp trong tuần giãn cách còn lại.
"Chúng ta cần làm rõ việc giãn cách mang lại hiệu quả gì cho công tác phòng, chống dịch Covid-19. Tính đến nay, chúng ta đã trải qua một tuần giãn cách xã hội, chỉ còn một tuần nữa áp dụng biện pháp này", Chủ tịch UBND TPHCM thông tin.
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong yêu cầu giải cứu, hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn do dịch Covid-19 (Ảnh: Quang Huy).
Ngoài ra, ông Nguyễn Thành Phong đề nghị Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan cần họp với tổ hỗ trợ các doanh nghiệp để tìm ra những giải pháp phù hợp cho đơn vị, người lao động khó khăn, chính sách an sinh xã hội trong đợt bùng phát dịch lần này.
"Khi giãn cách xã hội, Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 và lãnh đạo thành phố đã đặt vấn đề cần chủ động hỗ trợ, giải cứu những trường hợp gặp khó khăn do dịch bệnh. UBND TP đã thành lập tổ hỗ trợ giải cứu doanh nghiệp, triển khai chính sách an sinh xã hội vào cuối tuần vừa rồi", Chủ tịch UBND TPHCM cho hay.
Sau phần thảo luận và đánh giá, UBND TPHCM sẽ họp nội bộ để bàn giải pháp mua vắc xin Covid-19. Sau khi thảo luận với các quận, huyện, UBND TPHCM, Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 sẽ xin ý kiến Thành ủy về vấn đề trên.
Các chuỗi lây nhiễm từng bước được khống chế
Báo cáo tại buổi họp, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TPHCM, cho biết, từ ngày 26/5 đến nay, 362 trường hợp dương tính SARS-CoV-2 liên quan chuỗi lây nhiễm điểm nhóm truyền giáo Phục Hưng đã được công bố. Chuỗi lây nhiễm lây lan nhanh ra thành nhiều chuỗi nhỏ khác.
"Chùm ca bệnh liên quan đến điểm truyền giáo bùng phát mạnh, lây lan nhanh trong cộng đồng do nhiều yếu tố đặc thù. Những yếu tố đó gồm chủng SARS-CoV-2 của Ấn Độ có tốc độ lây lan nhanh, nhiều ca bệnh tập trung trong môi trường kín, nhiều thành viên điểm truyền giáo khó tiếp xúc, khai báo chưa đầy đủ từ ban đầu", Giám đốc Sở Y tế nhận định.
Số ca mắc Covid-19 trong cộng đồng, liên quan đến điểm nhóm truyền giáo Phục Hưng đã giảm dần.
Khi mới phát hiện chuỗi lây nhiễm, có thời điểm TPHCM ghi nhận 70 ca/ngày liên quan đến ổ dịch tại điểm truyền giáo. Tuy nhiên, sau 6 ngày giãn cách xã hội, số ca nhiễm mỗi ngày từ 20-25 trường hợp trong cộng đồng, những bệnh nhân còn lại được phát hiện tại khu vực đã cách ly, phong tỏa.
"Điều này cho thấy dịch bệnh tại TPHCM đã từng bước được khống chế. Dù còn những ca bệnh chưa rõ nguồn gốc nhưng có nguy cơ tiếp xúc, lây lan thấp do TP đang giãn cách xã hội", ông Nguyễn Tấn Bỉnh đánh giá.
Lãnh đạo ngành y TPHCM đặt giả thiết số ca mắc Covid-19 chưa rõ nguồn gốc trong cộng đồng có thể do dịch bệnh đã âm thầm lây lan từ trước, cộng với sự tiếp xúc, đi lại của người dân trong dịp nghỉ lễ.
"Chúng ta còn 9 ngày giãn cách xã hội, đây là thời gian để truy vết tất cả các nhánh của dịch Covid-19 trên địa bàn. Sau đó, chúng ta sẽ có bức tranh tổng thể và đưa ra các biện pháp giảm giãn cách phù hợp với tình huống", Giám đốc Sở Y tế TPHCM chia sẻ.
2-3 tuần nữa dịch Covid-19 mới đạt đỉnh
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh so sánh, phân tích trong đợt bùng phát dịch đầu năm 2021, số ca mắc đạt đỉnh sau 21 ngày và giảm dần 2 tuần sau đó. Đối với đợt bùng phát dịch lần thứ 4, số lượng ca mắc mới chưa có dấu hiệu giảm đi sau 41 ngày.
"Qua đánh giá tổng quan, chúng tôi tiên lượng dịch sẽ đạt đỉnh sau 2-3 tuần nữa và sau đó mới giảm. Với mức độ giao thương lớn, tình hình dịch bệnh tại TPHCM và cả nước sẽ có điểm tương đồng. Chỉ cần dịch ở Hà Nội ra sao thì TPHCM vài ngày sau sẽ như vậy và ngược lại", ông Nguyễn Tấn Bỉnh nhận định.
Quận Gò Vấp là địa bàn thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 (Ảnh: Hải Long).
Từ những đánh giá trên, ông Nguyễn Tấn Bỉnh cho rằng dịch Covid-19 đang từng bước giảm, tuy nhiên vẫn âm thầm lây lan trong cộng đồng. Bối cảnh đó đòi hỏi thành phố cần tiếp tục những giải pháp quyết liệt thời gian tới.
Theo công bố của Bộ Y tế, tính từ ngày bắt đầu thực hiện giãn cách (31/5) đến nay, TPHCM có 219 ca mắc Covid-19 mới. Chuỗi lây nhiễm liên quan đến điểm truyền giáo Phục Hưng vẫn là điều đáng lo ngại đối với ngành y thành phố. Trong tuần qua, 206 trường hợp dương tính SARS-CoV-2 tại TPHCM có liên quan đến chuỗi này.
Sáng 7/6, TPHCM tiếp tục ghi nhận 12 bệnh nhân mắc Covid-19. Tất cả trường hợp mới đều liên quan đến điểm nhóm truyền giáo Phục Hưng.
Tính từ ngày 27/4 đến nay, TPHCM có 388 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng. Trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4, địa bàn thành phố xuất hiện 3 chuỗi lây nhiễm gồm nhóm truyền giáo Phục Hưng, công ty kiểm toán và quán bánh canh cùng ở quận 3.
TP HCM kỳ vọng khống chế dịch sau 15 ngày giãn cách Sau 7 ngày thực hiện giãn cách xã hội, TP HCM đánh giá "cơ bản kiểm soát được các ổ dịch" và kỳ vọng sẽ đẩy lùi Covid-19 sau 15 ngày dùng các biện pháp mạnh. Quyết định giãn cách xã toàn thành phố theo Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 tại quận Gò Vấp, phường Thạnh Lộc (quận 12) được chính...